logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Liên minh mới ở khu vực Trung Đông (29/6/2021)

Hội nghị thượng đỉnh hợp tác 3 bên giữa Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi và Quốc vương Jordan Abdullah II vừa diễn ra tại thủ đô Baghdah của Iraq. Hội nghị đã bàn thảo nhiều vấn đề từ thương mại tới các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, cho thấy tham vọng rất lớn của ba nước Iraq – Ai Cập – Jordan nhằm xây dựng một liên minh chiến lược mới ở Vùng Vịnh.

Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Iran dưới thời Tổng thống mới! (22/06/2021)

Sau cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua, Bộ trưởng Tư pháp Iran Ebrahim Raisi theo đường lối bảo thủ đã chính thức trở thành người kế nhiệm Tổng thống Hassan Rouhani. Đảm nhận trọng trách lèo lái đất nước trong bối cảnh nền kinh tế Iran vẫn đang rơi vào suy thoái nghiêm trọng do chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, dư luận đang đặc biệt tò mò về tương lai thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dưới thời chính quyền mới của Tehran!

Sáng kiến B3W của G7: Để tuyên bố trở thành hành động! (15/6/2021)

Diễn ra trong bối cảnh thế giới đã bước sang năm thứ hai của đại dịch Covid-19, đồng thời hàng loạt các vấn đề lớn trong quan hệ quốc tế nổi lên, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra tại Anh vừa qua đã thảo luận nhiều chủ đề quan trọng. Trong đó, kết quả đáng chú ý là lãnh đạo các nước G7 đã thông qua kế hoạch “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (gọi tắt là B3W). Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước thu nhập thấp và trung bình trên phạm vi toàn cầu, B3W được đánh giá là kế hoạch đầy tham vọng nhằm tạo ra sự đối trọng với sáng kiến “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc. Chương trình hôm nay sẽ làm rõ hơn sáng kiến Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn và những kỳ vọng được các nước G7 hướng đến.

Bước tiến đột phá trong quản lý thuế doanh nghiệp toàn cầu (8/6/2021)

Sau nhiều năm thảo luận, Bộ trưởng Tài chính Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cuối cùng đã đạt được một thỏa thuận lịch sử hướng tới cải cách hệ thống thuế toàn cầu phù hợp với kỷ nguyên kỹ thuật số. Theo đó, G7 đã nhất trí mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu ít nhất 15% được áp dụng tùy theo từng nước. Thỏa thuận ngay lập tức đã nhận được nhiều ủng hộ của dư luận, dù vậy để thực sự đi vào thực tế vẫn còn cần thời gian và quyết tâm giải quyết những tồn tại hiện nay.

Vấn đề Trung Quốc thách thức quan hệ Australia - New Zealand (01/06/2021)

Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa công du New Zealand để cuộc hội đàm thường niên với người đồng cấp Jacinda Ardern. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh đang xuất hiện những mâu thuẫn giữa hai nước láng giềng liên quan vấn đề Trung Quốc. Bởi vậy, chuyến thăm được đánh giá là “phép thử” cho quan hệ đồng minh Australia - New Zealand trước những khác biệt và bất đồng hiện nay.

Những chuyển động địa chính trị làm Bắc Cực nóng lên (25/5/2021)

Bắc Cực đang nóng dần lên theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Dễ dàng nhận thấy bên cạnh hoạt động nghiên cứu, khảo sát, thăm dò tài nguyên, các nước trong khu vực cũng từng bước tăng cường hiện diện quân sự nhằm khẳng định chủ quyền và bảo đảm những lợi ích riêng tại khu vực Bắc Cực. Tại hội nghị cấp ngoại trưởng ở Ai-xơ-len tuần trước, các nước đã lần đầu thống nhất được một tuyên bố chung quan trọng với 7 mục tiêu nhằm đẩy mạnh hơn nữa tăng trưởng bền vững ở Bắc Cực. Song những mục tiêu này liệu đã quản lý được cuộc đua đang tăng tốc của các nước tới khu vực này?

Thế giới chờ đợi Mỹ thể hiện vai trò trong xung đột Israel - Palestine (18/5/2021)

Cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã bước sang tuần thứ hai với mức độ ngày càng khốc liệt. Trong khi Israel huy động lực lượng lớn máy bay chiến đấu liên tục không kích các mục tiêu ở dải Gaza thì lực lượng Hamas của Palestine cũng sẵn sàng đáp trả bằng lượng lớn rocket nhằm thẳng vào các thành phố của Israel. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo xung đột Israel – Palestine có thể biến thành “cuộc xung đột không thể kiềm chế”, và việc tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng này đang phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực hòa giải của cộng đồng quốc tế, nhất là của Mỹ.

Thách thức xử lý rác thải vũ trụ nhìn từ vụ rơi tên lửa Trung Quốc (11/05/2021)

Những ngày vừa qua, dư luận thế giới đặc biệt quan tâm theo dõi vụ tên lửa đẩy Trường Chinh 5B của Trung Quốc sau khi được phóng vào quỹ đạo đã mất kiểm soát và có nguy cơ rơi tự do xuống bề mặt Trái Đất. Rất may phần lớn các mảnh vỡ của tên lửa đã bốc cháy sau khi đi vào bầu khí quyển, trong khi một số mảnh rơi xuống Ấn Độ Dương. Dù vậy, vụ việc một lần nữa đặt ra câu hỏi về những rủi ro của ngành công nghiệp vũ trụ trong việc xử lý khối rác thải không gian khổng lồ, đặc biệt khi cuộc đua vũ trụ giữa các nước lớn đang ngày càng nóng bỏng.

Ngoại giao “không mặc cả”: Đối sách mới của Mỹ với Triều Tiên (4/5/2021)

Chính sách và quan điểm của chính quyền Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên luôn là một câu hỏi đáng quan tâm kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức. Sau đợt đánh giá chính sách kéo dài 3 tháng, chính quyền của Tổng thống Biden đã công bố cách tiếp cận mới đối với Triều Tiên, đó là chính sách ngoại giao “không mặc cả”, gây sức ép buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Cách tiếp cận này dự báo điều gì về quan hệ Mỹ - Triều trong thời gian tới? Đối sách mới có gì giống và khác so với 12 đời tổng thống tiền nhiệm của ông Biden?

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu và sự trở lại của nước Mỹ! (20/04/2021)

Trong tuần, một sự kiện được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm là Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu diễn ra trong 2 ngày - 22 và 23/4 theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Sự kiện này đánh dấu cam kết mạnh mẽ cũng là tham vọng lớn của nhà lãnh đạo Mỹ nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu vốn được ông Biden chú trọng trong quá trình tranh cử Tổng thống.

Vì sao miền Đông Ukraine "nóng" trở lại? (13/4/2021)

Những căng thẳng, bất ổn tại miền Đông Ukraine được ví như “thùng thuốc súng” của khu vực những năm qua, nay lại có nguy cơ "phát nổ" do xung đột giữa lực lượng ly khai được Nga ủng hộ và binh lính Ukraine, trong khi các bên liên quan cũng đang rục rịch “động binh” tăng cường lực lượng tại đây. Giới quan sát đã nhắc đến kịch bản một cuộc chiến tranh “nóng”có thể xảy ra nếu bất cứ bên nào có những bước đi vượt tầm kiểm soát. Vì sao miền Đông Ukraine căng thẳng trở lại sau hàng loạt lệnh ngừng bắn? Tình hình hiện nay phản ánh điều gì về tính toán của các bên và hệ lụy ra sao nếu căng thẳng không được hạ nhiệt?

Cơ hội khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran (06/04/2021)

Sau cuộc họp trực tuyến của Iran với các nước Anh, Đức, Pháp, Nga và Trung Quốc tuần trước, hôm nay (06/04), đại diện Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) sẽ tiếp tục gặp trực tiếp tại thủ đô Vienna của Áo. Đây là những nỗ lực ngoại giao đa phương mới nhất nhằm cứu vãn “thỏa thuận hạt nhân lịch sử” sau gần 3 năm cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận. Mặc dù cuộc gặp này được nhận định sẽ không dễ dàng xuất phát từ lập trường cứng rắn của Mỹ và Iran, nhưng giới phân tích cho rằng, nếu các bên biết nắm bắt cơ hội, thỏa thuận hạt nhân Iran hoàn toàn có thể “hồi sinh”.

Vụ mắc kẹt Suez và bài toán đa dạng hóa các tuyến hàng hải chiến lược (30/03/2021)

Một sự việc khá hy hữu đã gây chấn động dòng chảy thương mại toàn thế giới - mà nguyên nhân xuất phát chỉ từ một con tàu. “Vụ mắc kẹt lịch sử, sự cố hàng hải nghiêm trọng hay vụ tắc nghẽn tốn kém nhất”... là những gì mà dư luận mô tả vụ siêu tàu Ever Given bất ngờ mắc kẹt tại kênh đào Suez.
Đơn giản chỉ là hình ảnh một chiếc tàu xoay ngang, nhưng chỉ trong 1 tuần “nằm yên bất động”, sự cố đã gây ra những thiệt hại vô cùng lớn cho kinh tế - thương mại toàn cầu. Chưa hết, sự việc cũng đặt ra hàng loạt vấn đề như an ninh hàng hải hay bài toán đa dạng hóa các các tuyến đường biển huyết mạch trên thế giới.

Chiến lược“Nước Anh toàn cầu trong kỷ nguyên cạnh tranh” (23/3/2021)

Chính phủ Anh mới đây công bố bản Đánh giá Tích hợp về chính sách quốc phòng, an ninh, phát triển và ngoại giao của Vương quốc Anh, trong tài liệu có tựa đề “Nước Anh toàn cầu trong kỷ nguyên cạnh tranh”. Nếu như coi đây là định hướng chính sách mới về đối ngoại và an ninh thì cũng không sai, bởi kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, đến nay ở Anh chưa có lần nào điều chỉnh chính sách đối ngoại và an ninh cơ bản và sâu rộng như lần này. Tất nhiên điều này cũng dễ hiểu bởi cuộc “ly hôn” lịch sử giữa Anh với Liên minh châu Âu, kèm theo nhưng thay đổi của chính trị thế giới buộc “xứ sở sương mù” phải đi tìm lời giải cho câu hỏi “Nước Anh bây giờ sẽ đóng vai trò gì trên thế giới”?

10 năm nội chiến: Syria chìm trong cơn "ác mộng giữa đời thường" (16/3/2020)

Một thập niên trước, vào tháng 3 năm 2011, một làn sóng nổi dậy ủng hộ dân chủ đã lan rộng khắp thế giới, đặc biệt là tại Trung Đông. Các nhà lãnh đạo bị lật đổ, các cuộc bầu cử được tổ chức, nhưng "giấc mơ dân chủ"chưa bao giờ được thực hiện đầy đủ. Tại Syria, làn sóng biểu tình 10 năm trước đã kéo theo một cuộc nội chiến đẫm máu và dai dẳng, đến tận bây giờ, với gần 400 người đã thiệt mạng, hàng triệu người di tản chưa thể trở về quê hương. Ngày 15/3 - được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria và cũng là thời điểm mà có lẽ nhiều người dân ở quốc gia Trung Đông này không bao giờ muốn nhớ lại.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: