- Công tác xây dựng Pháp luật năm 2022- Những đổi mới mang tính đột phá
- Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân và doanh nghiệp- những vấn đề cần quan tâm
- Xuân mới yên vui ở biên giới IaO huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Mỗi dịp Tết đến, đặc biệt trong những ngày đầu xuân năm mới, nạn cờ bạc lại diễn biến phức tạp dưới nhiều hình thức khác nhau, kéo theo đó là sự gia tăng của nhiều loại tội phạm, gây bất ổn về an ninh trật tự trong xã hội. Đáng chú ý, tại nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn đều tổ chức nhiều hoạt động vui chơi có thưởng, cá cược ăn tiền. Bản thân người tổ chức và người chơi đều không hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự về hành vi tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc. Vậy tổ chức vui chơi có thưởng như thế nào để đảm bảo vui vẻ, may mắn trong ngày xuân mà không sa vào cờ bạc đỏ đen….Chương trình pháp luật và đời sống hôm nay với chủ đề: “Vui chơi có thưởng- Nghĩ đúng làm đúng” sẽ giúp quý vị và các bạn có cái nhìn đúng hơn về những trò vui chơi có thưởng, để không vi phạm pháp luật với sự tham gia bàn luận của Luật sư Phạm Thị Thu- Giám đốc Công ty Luật số 1 Hà Nội.
Biếu, tặng quà Tết vốn là một nét đẹp truyền thống, thể hiện tình cảm, sự kính trọng, sự biết ơn của người tặng với người nhận. Tuy nhiên, điều đáng nói là hành động này lại đang bị biến tướng, bị xã hội lên án bởi nhiều người lợi dụng dịp Tết để biếu tặng những món quà có giá trị lớn những mong đạt được mục đích của bản thân.
- Công an Nam Định trấn áp tội phạm bảo đảm an ninh trật tự dịp cuối năm.
- Công an Quảng Ninh giữ bình yên cho người dân đón Tết.
- An Giang đấu tranh với tội phạm khai thác cát trái phép.
Trong năm 2022, Tòa án nhân dân đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các Nghị quyết của Quốc hội về công tác của Tòa án. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Tòa án đã có những chuyển biến tích cực góp phần đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, các tổ chức xã hội và quyền cơ bản của công dân.
- Chống buôn lậu xăng dầu trên vùng biển Đông Bắc
- Hải Phòng tăng cường bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán.
- Phú Yên phòng cháy chữa cháy nhà xe, bến xe dịp cao điểm.
- Công an thành phố Hải Phòng trấn áp tội phạm bảo vệ Tết bình yên.
- Cao Bằng: Hạn chế tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
- Quảng Trị kiểm soát giao thông và chống buôn lậu cuối năm.
- Thi hành dân sự năm 2022 đạt kết quả cao nhất trong 5 năm gần đây.
- Hà Tĩnh quyết liệt trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Ngày 22/7/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 25 quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Theo quyết định này, một trong các các tiêu chí để xác định xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là về công tác trợ giúp pháp lý. Vậy thực tế qua hơn 1 năm thực hiện Quy định 25, hoạt động trợ giúp pháp lý đã được tăng cường đẩy mạnh ra sao để góp phần thiết thực trong việc thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật tại cơ sở.
- Bắc Giang: vi phạm về pháo nổ diễn biến phức tạp.
Nhức nhối nạn tảo hôn tại huyện nghèo Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Nhức nhối tình trạng vi phạm, tội phạm ma túy liên quan đến ma túy ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hướng Hóa-Quảng Trị
- Nỗ lực phòng chống các vi phạm, tội phạm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai
- Hải Dương tăng cường bảo đảm an toàn giao thông dịp cuối năm.
- Khánh Hòa: Đường chưa hết thời gian bảo hành đã xuống cấp.
Môi trường mạng internet mang đến nhiều điều bổ ích cho trẻ em, song cũng là "cái bẫy" gây ra những hậu quả khôn lường. Thực tế, đã có không ít trẻ em ở lứa tuổi 10 đến 18 đã bị dụ dỗ chụp ảnh nhạy cảm, dọa tung lên mạng; thậm chí bị xâm hại tình dục...
- Hiệu quả từ mô hình “Phòng điều tra thân thiện” trong các vụ án liên quan đến trẻ em.
- Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số: Những điều cần biết.
Vùng dân tộc miền núi vẫn luôn đi liền 5 cái nhất, đó là: Điều kiện khó khăn nhất; chất lượng nguồn nhân lực thấp nhất; kinh tế - xã hội phát triển chậm nhất; tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản thấp nhất; và tỷ lệ nghèo cao nhất. Để giúp những khó khăn, vướng mắc nhất trong đời sống của bà con vùng dân tộc thiểu số được khắc phục, kinh tế xã hội phát triển đi lên, việc nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ và hiểu biết pháp luật của bà con nơi đây có ý nghĩa cần thiết. Mặc dù thực tế trong thời gian qua, công tác này được quan tâm nhưng để đạt hiệu quả cao, thực chất, việc tiến hành các giải pháp cần được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay đề cập nội dung này:
Những diễn biến mới của tình hình môi trường như tình trạng ngập lụt, lũ quét, ô nhiễm môi trường đã tồn tại lâu nay phản ánh điều gì từ câu chuyện tầm nhìn chiến lược, công tác lập quy hoạch và triển khai các giải pháp để chủ động ứng phó? Đây là nội dung được bàn luận trong Chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay với sự hỗ trợ của Trung tâm Tài nguyên môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Khách mời của chương trình là TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Thanh Hóa tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng.
- Nam Định: Tuyên truyền pháp luật có trọng tâm, sát nhu cầu thực tế.
- Vì sao quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa được bảo vệ có hiệu quả?
- Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho người dân và doanh nghiệp- Những kết quả và thách thức.
- Kiên Giang xử lý nhiều nhà xây dựng không phép trên đảo Phú Quốc.
- Công an thành phố Thanh Hóa đấu tranh có hiệu quả với tội phạm cướp giật tài sản.
- Bất cập pháp luật khiến người nuôi yến sào ở thành phố Hồ Chí Minh gặp khó.
Luật hòa giải ở cơ sở được Quốc hội khóa 13 thông qua ngày 20/6/2013, có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2014. Qua hơn 8 năm thi hành đạo luật này, hoạt động hòa giải ở cơ sở đã đi vào nề nếp, thống nhất hiệu quả và tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy một số mâu thuẫn tranh chấp trong cộng đồng dân cư không được hòa giải kịp thời có thể gây ra nhiều hệ lụy.
Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung tiêu chí tiếp cận pháp luật vào Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao và nội dung “huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật” trong tiêu chí Hệ thống chính trị - An ninh trật tự - Hành chính công thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Vậy việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và huyện đạt chuẩn nông thôn mới đang đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. Nội dung này sẽ được bàn luận trong chương trình hôm nay với sự tham gia của bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.
Ngày 11/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 977 phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”. Đề án được triển khai thực hiện trong phạm vi cả nước từ năm 2023 - 2030, được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Trong Chương trình pháp luật và đời sống hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về mục tiêu cụ thể của Đề án cũng như công tác triển khai thực hiện đề án này với sự tham gia của ông Lê Vệ Quốc- Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp.
- Hưng Yên kiên quyết không để tội phạm “tín dụng đen” lộng hành.
- Để ngày Pháp luật Việt Nam ngày càng thực chất, hiệu quả.
- Thực hiện bình đẳng giới trong vùng dân tộc thiểu số.
- Phòng chống vi phạm, tội phạm ma tuý trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An
- Điểm sáng mô hình dòng họ tự quản ở xã Tà Tổng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
- Lạng Sơn: Cảnh báo tội phạm cố ý gây thương tích do sử dụng rượu bia.
Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người hay còn gọi là Công ước chống Tra tấn được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Đây là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người của Liên hợp quốc, thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình trên thế giới, mong muốn sớm loại bỏ hành vi đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội. Với mong muốn bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người và quyền công dân, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước này vào năm 2014 và nội luật hoá trong các đạo luật cơ bản liên quan. Trong chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này với sự tham gia của khách mời là Tiến sỹ Nguyễn Toàn Thắng, Viện trưởng Viện Luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Việt Nam có hơn 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm gần 15% dân số cả nước. Đa số người dân tộc thiểu số sống ở vùng Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, một số phong tục, tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ...nhất là tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật. Chính vì vậy, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.