Tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao sự đóng góp và vai trò của các doanh nghiệp số Việt Nam trong việc tạo ra những sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất đến dịch vụ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng tăng trưởng và cải thiện đời sống người dân thời gian qua. Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng chỉ ra thực trạng đáng suy nghĩ, khi con số tăng trưởng, các thứ hạng có thể đạt được ở mức cao về “lượng”, nhưng về “chất” thì còn nhiều điều phải bàn, không chỉ ở lĩnh vực công nghệ số, mà ở nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam. TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Cách đây ít giờ đồng hồ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên thệ nhậm chức tại Điện Capitol ở Thủ đô Washington, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ. Lễ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế, bởi lần quay trở lại Nhà Trắng này của ông được đánh giá là một trong những sự trở lại chính trường bất ngờ nhất, với chiến thắng “vang dội”. Ông Donald Trump từng gây bất ngờ với nhiều chính sách trong nhiệm kỳ đầu tiên với khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”, và dự kiến điều đó sẽ lặp lại trong nhiệm kỳ hai khi ông tuyên bố “sẽ giải quyết mọi cuộc khủng hoảng mà đất nước chúng ta đang phải đối mặt” với số lượng sắc lệnh kỷ lục sẽ được ông ký ngay trong ngày hôm nay.
Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ 6 mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao sự đóng góp và vai trò của các doanh nghiệp số Việt Nam trong việc tạo ra những sản phẩm, giải pháp đổi mới sáng tạo, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất đến dịch vụ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng tăng trưởng và cải thiện đời sống người dân thời gian qua.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư cũng chỉ ra thực trạng đáng suy nghĩ, khi con số tăng trưởng, các thứ hạng có thể đạt được ở mức cao về “lượng”, nhưng về “chất” thì còn nhiều điều phải bàn, không chỉ ở lĩnh vực công nghệ số, mà ở nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế Việt Nam. Cùng bàn luận nội dung này với với khách mời là TS Lê Duy Bình- Giám đốc điều hành Economica Việt Nam.
Đã thành truyền thống mỗi dịp tết đến xuân về, những ngày này tại nhiều địa phương diễn ra các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Sự kiện do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện. Chủ đề chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 năm nay là Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng; với phương châm tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết. Hoạt động này khẳng định vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong chăm lo cho đoàn viên, người lao động vào dịp Tết; Tạo động lực, cổ vũ
đoàn viên, người lao động làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đoàn kết xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngày càng phát triển. Ông Nguyễn Vinh Quang, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Nghị định 168/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1-1-2025 quy định về mức phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ và trừ điểm Giấy phép lái xe đi vào cuộc sống đã làm thay đổi thấy rõ ý thức chấp hành quy định pháp luật về giao thông của người dân. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và thực hiện nghiêm túc Nghị định 168 nói riêng được kỳ vọng sẽ mang lại những thay đổi tích cực trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới. Cùng bàn nội dung này với vị khách mời là tiến sỹ Phan Lê Bình, chuyên gia giao thông, Trưởng Đại diện văn phòng tư vấn OCG Nhật Bản
Ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới- kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Nghị quyết đã khẳng định nhà khoa học là nhân tố then chốt, dành nhiều cơ chế đãi ngộ, trao thêm quyền tự chủ để các nhà khoa học thỏa sức sáng tạo, thỏa sức thử nghiệm nghiên cứu khoa học và làm chủ công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa. Nghị quyết được coi là “cởi trói” cho nhiều hoạt động khoa học. TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.
Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt hơn 8%; tăng trưởng 2 con số vào giai đoạn tiếp theo- đó là mục tiêu, cũng là quyết tâm của Chính phủ trong điều hành kinh tế. Điều này một lần nữa được khẳng định tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức mới đây. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, về nội dung phát triển kinh tế, Tổng bí thư Tô Lâm gợi ý giải pháp để đạt được mức tăng trưởng cao, đó là thực hiện chính sách “khoán tăng trưởng” cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm tạo sự năng động, sáng tạo để các địa phương tự tìm cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm đạt mức tăng trưởng hai con số, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế cả nước. TS Nguyễn Minh Phong sẽ cùng bàn luận về nội dung này.
Trong các giai đoạn Cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của trí thức, coi trí thức mạch nguồn cho sự trường tồn của đất nước. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách huy động sự vào cuộc tích cực, đồng hành của trí thức với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Tuy nhiên, việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi cả hệ thống chính trị đang vào cuộc để thực hiện Nghị quyết 18 của Trung ương về tinh gọn bộ máy. Song song với tinh gọn, mới đây, trong ngày cuối cùng của năm 2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 179 quy định chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Vậy làm thế nào để lựa chọn được người tài, người tâm huyến với công việc? Và những chính sách này có là chìa khoá để thu hút và trọng dụng người tài hay không?
Năm 2024 được đánh giá là một năm vượt khó thành công của công tác hội nhập kinh tế quốc tế. Dấu ấn nổi bật là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (gọi tắt là Hiệp định CEPA) trong thời gian đàm phán ngắn kỷ lục - chỉ trong vòng 16 tháng, khai mở thành công thị trường tiềm năng lớn ở Trung Đông, Châu Phi và thúc đẩy tiến trình hội nhập thương mại toàn cầu của Việt Nam. Năm 2025 được dự báo là năm đặc biệt khó khăn với công tác hội nhập kinh tế quốc tế, tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường, tác động không thuận tới hoạt động thương mại xuất nhập khẩu của nước ta. Làm gì để công tác hội nhập kinh tế quốc tế đi vào chiều sâu và mang lại những kết quả tích cực, tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP - với mục tiêu tăng từ 8% trở lên trong năm 2025? Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cùng bàn về câu chuyện này.
Hơn 31 tỷ đô la Mỹ là tổng số vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trong 11 tháng của năm 2024 và dự kiến đạt 39-40 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, là một trong những điểm sáng của nền kinh tế của nước ta. Đáng chú ý hơn cả là năm 2024 ghi dấu ấn lớn của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư công nghệ cao, chuyển mình từ một quốc gia gia công sang trung tâm thiết kế, nghiên cứu và phát triển (R&D) của các tập đoàn lớn như Apple, Nvidia và Samsung.v.v.. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. Điều gì giúp Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư công nghệ toàn cầu? Và đâu là giải pháp để tiếp tục xu hướng tích cực này trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nước ngày càng lớn? Tiến sỹ khoa học Nghiêm Vũ Khải, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Đại biểu Quốc hội khóa 11, 12, 14 cùng bàn luận câu chuyện này.
Sau 4 ngày diễn ra (19/12-22/12) Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 - điểm nhấn trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, đã thành công tốt đẹp. Triển lãm thể hiện sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung và công nghiệp Quốc phòng Việt Nam nói riêng. Là sự kiện quốc tế nổi bật với thông điệp "Hòa bình - Hợp tác – Cùng phát triển", Triển lãm góp phần thúc đẩy đối ngoại và hợp tác quốc phòng trên tất cả các lĩnh vực; vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới; để lại dấu ấn trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, tham khảo cho các bên tham gia.
Đây cũng là nội dung được bàn luận trong Câu chuyện Thời sự hôm nay với sự tham gia của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thủy, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam, Trưởng Tiểu ban tuyên truyền Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt nam 2024.

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57 NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, với 7 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, để hướng tới các mục tiêu có thể đạt được trong năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Việt Nam sẽ là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới, thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số vào năm 2045. Với tầm nhìn chiến lược đến năm 2045 là khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ phát triển vững chắc, đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, có tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển và có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến. Thu hút thêm ít nhất 5 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam. Ngay từ bây giờ cần làm gì để các mục tiêu cụ thể trong Nghị quyết số 57 NQ/TW của Bộ Chính trị có thể trở thành hiện thực, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi số quốc gia?
Du lịch Việt Nam đang bước vào giai đoạn khởi sắc, ghi nhận những con số ấn tượng trong năm 2024. Vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới tiếp tục được khẳng định qua loạt giải thưởng danh giá, cho thấy sự khai thác hiệu quả tài nguyên văn hóa, cảnh quan thiên nhiên và các di sản văn hóa được UNESCO công nhận. Bên cạnh đó, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ghi nhận sự cải thiện vượt bậc của nhiều chỉ số du lịch Việt Nam. Sự phục hồi của du lịch Việt Nam và hoạt động du lịch trở lại quỹ đạo thực chất, cùng với nỗ lực chủ động nắm bắt xu thế trong năm qua là bước tạo đà cho sự bứt phá của ngành trong thời gian tới. Ông Nguyễn Quý Phương, trưởng phòng Quản lý xúc tiến du lịch, Cục du lịch quốc gia Việt Nam.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 14 triệu người rối loạn tâm thần. Năm 2023, ước tính có khoảng 3,2 triệu người Việt Nam mắc bệnh trầm cảm. Ở lứa tuổi vị thành niên, con số này 5-8%. Một khảo sát khác tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM cho thấy, có tới 8-20% trẻ em và vị thành niên Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần chung. Trầm cảm và học sinh hay trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì là một vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng và ngày càng nguy hiểm khi mà hậu quả của nó gây ra ảnh hưởng rất lớn về mặt thể chất cũng như tinh thần. Điều đáng lo ngại, sự gia tăng đáng kể là lứa tuổi học sinh bệnh trầm cảm đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc và làm cho các em dần mất niềm tin vào cuộc sống đều muốn tự giải thoát bản thân. Đây thực sự là vấn đề nóng đáng báo động cho trẻ em trong lứa tuổi học sinh. Việc này cho thấy vai trò của nhà trường và các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian quan tâm, đầu tư khi con trẻ còn đang ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là các em ở lứa tuổi dậy thì.
Ngày càng có nhiều đối tượng sử dụng các thủ đoạn tinh vi để mời gọi và môi giới đầu tư vào các sàn chứng khoán quốc tế, sàn giao dịch tiền ảo, và giao dịch ngoại hối. Nhiều đường dây bị bóc gỡ, trong đó có vụ lừa đảo lên tới 5.200 tỷ đồng do đối tượng Phó Đức Nam Mr.Pips cầm đầu. Vì sao hoạt động tội phạm này ngày càng gia tăng cả về quy mô số người tham gia và số tiền bị chiếm đoạt? Liệu rằng chỉ do lòng tham của nhà đầu tư khiến họ dễ dàng bị sập bẫy lừa đảo hay còn những nguyên nhân nào khác? Quy định pháp luật của Việt Nam về các giao dịch trực tuyến này ra sao, cơ chế nào bảo vệ nhà đầu tư, ngăn chặn những sàn giao dịch ảo để móc tiền thật?
Mười năm qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ và đổi mới mô hình kinh doanh. Năm 2024, chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu của Việt Nam tăng lên vị trí 56, xếp thứ 5 tại Đông Nam Á và thứ 12 tại châu Á - Thái Bình Dương; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu cũng tăng 4 bậc, đứng thứ 44/133 quốc gia và nền kinh tế. Đây là minh chứng cho sự năng động và vị thế ngày càng được khẳng định của Việt Nam trong khu vực và thế giới.
Sáng nay, tại Sân bay Gia Lâm, Hà Nội bắt đầu diễn ra Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Đây là điểm nhấn trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân, là sự kiện đối ngoại quốc phòng tầm cỡ với sự tham gia của nhiều cường quốc. Triển lãm cũng thể hiện sự trưởng thành của ngành công nghiệp quốc phòng nhằm xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại theo văn kiện đại hội 13 của Đảng. Thiếu tướng Nguyễn Xuân Thuỷ, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Trưởng Tiểu ban tuyên truyền Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt nam 2024 cùng bàn luận câu chuyện này.
Theo thống kê, đến tháng 8/2024, cả nước có hơn 227.000 người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và người đang bị quản lý sau cai nghiện có hồ sơ quản lý. Trong đó đáng chú ý, có khoảng 60% người sử dụng ma túy lần đầu trong độ tuổi từ 15 - 25, thậm chí có nhiều em ở độ tuổi 13 - 15 tuổi. Trong tổng số 95% người sử dụng ma túy túy tổng hợp thì có tới 70 - 75% người trong độ tuổi 17 - 35 tuổi, chiếm tỷ lệ lớn là thanh niên, học sinh, sinh viên. Đây là những con số đáng lo ngại và càng đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc cần những giải pháp mạnh và hiệu quả để ngăn chặn hiệu quả tình trạng sử dụng trái phép chất ma tuý, nhất là trong các lứa tuổi học sinh, sinh viên.

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 và 11 tháng của năm 2024, Thủ tướng nêu rõ: phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm 2024 đạt trên 7%; giữ đà, giữ nhịp để tăng tốc, bứt phá, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực, tạo thế cho giai đoạn 2026-2030 tăng trưởng 2 con số.
Nhìn lại Xuất khẩu - một trong ba chân kiềng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 11 tháng năm 2024, cho thấy: Xuất khẩu tiếp tục tăng cao, xuất siêu lớn. Xuất khẩu 11 tháng đạt kim ngạch gần 370 tỷ USD, tăng 14,4% (khu vực trong nước tăng 20%, khu vực FDI tăng 12,4%); nhập khẩu tăng 16,4%; đưa tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tính chung đạt trên 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD. Đây là những con số ấn tượng trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam gần 1 năm qua, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những thách thức từ tăng trưởng yếu và rủi ro lạm phát vẫn tăng cao, tiếp tục tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô và triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế có độ mở lớn của nước ta. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Lê Duy Bình - Giám đốc điều hành Economica Việt Nam.

“Hiện nay là thời điểm, thời cơ; là sự cấp thiết, là đòi hỏi tất yếu khách quan cho cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa? Câu trả lời là: Không thể chậm trễ hơn được nữa”. Phát biểu khẳng định của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đánh dấu cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy không chỉ là việc sắp xếp, làm gọn, tinh về tổ chức các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương, từ khối Đảng, Quốc hội, Chính phủ đến toàn bộ hệ thống các cơ quan khác trong hệ thống chính trị mà còn là việc tinh gọn cán bộ, công chức, viên chức, loại bỏ tình trạng cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”, hay nói cách khác là cuộc cách mạng về biên chế. Mới đây, trong buổi tiếp xúc cử tri tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ ra thực trạng bất hợp lý của bộ máy nhà nước, đó là không ít người yếu kém lựa chọn cơ quan nhà nước làm việc để mong muốn biến đây thành "vùng trú an toàn", từ đó làm bộ máy yếu kém, nảy sinh tiêu cực. Làm thế nào để đánh giá cán bộ, công chức, viên chức một cách thực chất, không hình thức để bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS.TS Ngô Thành Can, nguyên Phó trưởng Khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Giảng viên cao cấp, Học viện Hành chính Quốc gia.
Những tháng cuối năm, nhiều ngành, lĩnh vực đang tăng tốc để thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó ngành gỗ đang thể hiện có nhiều triển vọng vượt mục tiêu xuất khẩu trong năm nay. Theo Cục Lâm nghiệp, kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt hơn 15,6 tỷ USD. Mức tăng này mang đến kỳ vọng doanh thu xuất khẩu cả năm sẽ đạt khoảng 17 tỷ USD, tương đương với giá trị xuất khẩu đã đạt được năm 2022. Kết quả đáng mừng này cũng cho thấy chế biến và xuất khẩu gỗ đang trở thành một thế mạnh của nước ta và cần có những giải pháp để ngành tiếp tục bứt phá với mục tiêu cao hơn. Ngành gỗ Việt Nam cần làm gì để thích ứng với những thách thức và tiếp tục phát triển, đạt mục tiêu xuất khẩu 20 tỷ USD vào năm 2025 như trong mục tiêu của Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững hiệu quả giai đoạn 2021-2030? Ông Triệu Văn Lực, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Thực thi Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) có ý nghĩa quyết định để tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu đối với nghề cá ở Việt Nam; thể hiện cam kết chung với cộng đồng quốc tế trong phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), góp phần phát triển nghề cá toàn cầu một cách bền vững và có trách nhiệm. Việc thực thi Hiệp định cũng góp phần tăng cường vị trí, vai trò của ngành thủy sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng, phát triển thương hiệu thủy sản.
Sau 4 năm thực hiện, dù đạt một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn đó những khó khăn, trở ngại cần phải tháo gỡ. Cùng bàn luận nội dung nà với khách mời là bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Trung ương xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Tinh thần là các cơ quan phải hoàn thành phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong quý 1/2025! Lần cải cách này có điểm gì khác biệt, đột phá so với những lần trước đây? Thời gian rất gấp, khối lượng công việc đặc biệt lớn, vậy biện pháp nào để các bộ ngành địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả, kịp tiến độ và chất lượng? Tiến sỹ Đinh Duy Hòa, chuyên gia hành chính công, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ cùng bàn luận câu chyện này.
Theo Kế hoạch của Bộ Công Thương, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đã được khởi động từ hôm qua(25/11). Đây là chương trình mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam với các hoạt động trải nghiệm thương mại điện tử và công nghệ số, kích cầu tiêu dùng trong nước, tăng cường nhận thức của người dân với thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển các hạ tầng và giải pháp công nghệ số; đồng thời định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xây dựng thị trường thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam. Mục Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi bàn về chủ đề: "Phát triển bền vững thương mại điện tử để thúc đẩy kinh tế số. Khách mời là PGS.TS Phan Chí Anh-Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quản trị kinh doanh-ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia Hà Nội.

Sáng ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo- chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo Đảng công cuộc đổi mới của đất nước tiếp tục diễn ra với những chuyển động mạnh mẽ. Trong đó, cải cách thể chế và tinh gọn bộ máy được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Gần đây, hai bài viết cùng nhiều phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội đi kèm những kỳ vọng về các hành động quyết liệt hơn nữa để tạo ra sự chuyển biến tích cực, triệt để trong thời gian tới. Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước. Vậy bộ máy cần tinh gọn như thế nào?
Kết quả khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam EuroCham vừa công bố cho thấy, trong quý 3, chỉ số niềm tin kinh doanh của khối doanh nghiệp này tăng lên đáng kể, từ 45,1 trong quý 3 năm ngoái lên 52 điểm phần trăm vào quý 3 năm nay. Tuy vậy chỉ số này vẫn chưa thực sự quay trở lại kỳ vọng như trước thời điểm đại dịch Covid 19. Cần làm gì để đẩy nhanh tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh, để là điểm tựa niềm tin vững chắc cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút dòng vốn lớn, chất lượng cao?
Dưới sự lãnh đạo Đảng công cuộc đổi mới của đất nước tiếp tục diễn ra với những chuyển động mạnh mẽ. Trong đó, cải cách thể chế và tinh gọn bộ máy được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Gần đây, hai bài viết cùng nhiều phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội đi kèm những kỳ vọng về các hành động quyết liệt hơn nữa để tạo ra sự chuyển biến tích cực, triệt để trong thời gian tới. Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước. Vậy bộ máy cần tinh gọn như thế nào?
“Nợ xấu đang có xu hướng tăng”- Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thông tin tới các đại biểu quốc hội
trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa qua.
Vậy thực trạng nợ xấu ngân hàng hiện nay ra sao? Nợ xấu tăng có những
tác động gì tới điều hành chính sách, hệ thống ngân hàng nói riêng, nền kinh tế
nói chung? Giải pháp gì để nợ xấu bớt “xấu”? Những nội dung này được bàn
luận trong câu chuyện Thời sự cùng chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng
Thịnh.
Bắt đầu từ hôm nay, Quốc hội sẽ dành gần 2 ngày để tiến hành phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, các Bộ trưởng, trưởng ngành. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ chất vấn 3 lĩnh vực: y tế, ngân hàng và thông tin truyền thông, trong đó trách nhiệm trả lời chất vấn chính là Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội là một trong những nội dung quan trọng, thể hiện vai trò giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan nhà nước nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao của cử tri và nhân dân cả nước. Vấn đề đặt ra là làm sao để những phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội ngày càng hiệu quả, thực chất và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, sự mong đợi của cử tri cả nước. Cùng bàn luận nội dung này vớ khách mời là đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai