logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đề cương về Văn hóa Việt Nam: Con người phải là trung tâm và mục tiêu của văn hóa (28/2/2023)

Từ ngày 25 đến 28-2-1943, tại Võng La, một địa điểm An toàn khu của Trung ương (nay là xã Võng La, huyện Đông Anh, TP Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp để quyết định những vấn đề liên quan đến sự nghiệp kháng chiến, giải phóng dân tộc. Tại hội nghị lịch sử này, Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo đã được Ban Thường vụ Trung ương Đảng thông qua. Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời được xem như là cương lĩnh đầu tiên về văn hóa của Đảng. Chỉ có 1500 chữ ngắn gọn, xúc tích, đề cương về văn hóa Việt Nam đưa ra đường lối khai mở nền văn hóa độc lập- tiến bộ, đập tan đường lối văn hóa nô dịch. Sau 80 năm, có những nội dung và khái niệm đã thay đổi nhưng giá trị cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Thời chiến tranh, văn hóa thành vũ khí đấu tranh giành độc lập thì nay văn hóa trở thành nguồn lực, tài sản, đóng góp vào sự phát triển bền vững chung của đất nước. Phát huy vai trò sức mạnh của văn hóa không chỉ là trách nhiệm của quá khứ mà còn là trách nhiệm với tương lai, bởi “văn hóa còn thì dân tộc còn”.

Chương trình đặc biệt "Niềm tin vững bước" - phần 1 (27/2/2023)

Trong 68 năm qua, Ngành Y tế đất nước ta đã có bước phát triển toàn diện, mạnh mẽ. Mạng lưới y tế dự phòng, cơ sở khám chữa bệnh, sản xuất và cung ứng dược phẩm; trình độ khoa học của đội ngũ y bác sĩ, cán bộ nghiên cứu về sức khỏe… đều có bước phát triển vững mạnh. Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, lực lượng y tế đã được ví như những người lính cảm tử nơi tuyến đầu, không quản ngại vất vả, khó khăn, nguy hiểm, hy sinh để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân.Sau đại dịch, ngành y tế nói chung và đội ngũ thầy thuốc nói riêng còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực thay đổi và “niềm tin” đối với nghề nhằm hoàn thành tốt sứ mệnh cao cả của mình. Mời quý vị nghe Phần 1 Chương trình đặc biệt với chủ đề: “Niềm tin vững bước”, nhân kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2).

Quy định mới trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, làm sao để tháo gỡ được khó khăn cho người kinh doanh? (24/2/2023)

Công an TP Hà Nội vừa có chỉ đạo triển khai biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập liên quan các cơ sở kinh doanh karaoke trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên địa bàn. Trước đó, nhiều đơn vị kinh doanh loại hình này ở Quảng Ninh, TPHCM và nhiều tỉnh thành khác cũng đã kiến nghị tháo gỡ khó khăn liên quan đến việc thực hiện các quy định PCCC. Quy định chặt chẽ nhằm ngăn ngừa hỏa hoạn là trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước nhưng việc này cũng khiến nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh gặp khó, đứng trước nguy cơ phá sản. Làm sao để hài hòa được vấn đề này, vừa đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân nhưng cũng không quá siết chặt làm khó doanh nghiệp?

Nhìn lại một năm xung đột Nga - Ukraine : Chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm (23/2/2023)

Ngày 24/02/2023 là tròn một năm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Cho đến thời điểm này, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa ngừng tăng nhiệt và trở thành chủ đề bao trùm trong hầu hết các diễn đàn, cũng như đời sống chính trị quốc tế. Một năm qua, xung đột Nga- Ukraine đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng không chỉ với các bên trực tiếp đối đầu, mà còn làm xáo trộn trật tự thế giới, dẫn tới những hệ lụy khôn lường. Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao cùng bàn luận câu chuyện này.

Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn. (22/2/2023)

Vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm 10 người thiệt mạng tại huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam chưa kịp lắng xuống thì cũng tại địa phương này hôm qua 21/02 lại xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nữa làm 3 người tử vong, 17 người bị thương. Trên phạm vi cả nước, diễn biến trật tự an toàn giao thông cũng bắt đầu nóng lên khi liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn, hầu hết là do người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm luật, dẫn tới các tai nạn thảm khốc.
“Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn” là chủ đề của Năm an toàn giao thông quốc gia 2023. Cùng bàn luận nội dung này với vị khách mời tham gia chương trình là ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

Khai thác dòng khách Trung Quốc khi thị trường tỷ dân mở cửa (20/2/2023)

Lần đầu tiên trong lịch sử ngành du lịch, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch nước ta có công hàm gửi trực tiếp đến nước khác để mời khách tới Việt Nam. Cụ thể mới đây, Bộ VH-TT-DL vừa gửi thư tới Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đề nghị phía bạn sớm đưa Việt Nam vào danh sách thí điểm đón khách đoàn. Công văn được đưa ra sau khi mới đây Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc công bố danh sách 20 quốc gia thí điểm tổ chức du lịch theo đoàn gồm 7 nước ASEAN và một số quốc gia nhưng không có Việt Nam. Thị trường khách lớn nhất thế giới là Trung Quốc đã mở cửa, tiếp tục thổi bùng lên cuộc đua cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia du lịch. Việt Nam không thể đứng ngoài. PGS.TS Phạm Trung Lương, chuyên gia nhiều năm về lĩnh vực du lịch cùng bàn luận câu chuyện này.

Giải pháp nào để thị trường bất động sản phục hồi, phát triển bền vững, phù hợp với thực tế? (17/2/2023)

Thị trường bất động sản đang rất khó khăn, nhất là về thanh khoản. Sự mất cân đối giữa các phân khúc, trong khi bất động sản cao cấp dư cung, thì bất động sản giá bình dân, dành cho người có như cầu thực lại thiếu trầm trọng. Một số tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh như dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án, dừng triển khai các dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn. Điều này sẽ tác động đến sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên tục có những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ cũng đã được thành lập để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.

Hạn mặn ở ĐBSCL - Đâu là giải pháp cho vùng trọng điểm phát triển? (16/2/2023)

Mùa khô năm nay, ĐBSCL lại đối diện hạn mặn gay gắt. Việc thủy điện ở thượng nguồn giảm xả nước sẽ làm mặn gia tăng xâm nhập từ hôm nay(16/2) đến nửa đầu tháng 3/2023. Nhiều sông rạch, đồng ruộng, vườn cây ... bước vào thời kỳ khô hạn… ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sản xuất của người dân ở vùng đất vốn được xem là rất trù phú và thuận lợi này. Nguyên nhân từ đâu? Liệu có chăng, khu vực này sẽ càng ngày càng khan hiếm nước, đặc biệt là trong mùa khô? giải pháp nào để ứng phó? Về lâu dài, nên chọn lối đi nào cho một vùng đất mệnh danh là miền sông nước trù phú này để phát triển nông nghiệp được thuận lợi? Cần một chiến lược ứng phó thích hợp để đảm bảo vùng nông nghiệp trọng điểm quốc gia phát triển bền vững. Giáo sư – tiến sỹ Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thuỷ lợi Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân: Mức giảm trừ gia cảnh, bậc thuế như thế nào là phù hợp (14/2/2023)

Theo đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh năm 2023 mới được Bộ Tư pháp công bố, luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được đề cập với những nghiên cứu khảo sát, đề xuất sửa đổi. Theo đề xuất, dự án sửa đổi luật Thuế TNCN sẽ được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10.2025) và thông qua dự án luật Thuế TNCN tại kỳ họp tháng 5.2026. Nhìn vào lộ trình này, nhiều người nộp thuế cho rằng là quá chậm, Luật không theo kịp thực tiễn, trong đó nhóm vấn đề mà người nộp thuế quan tâm, là mức giảm trừ gia cảnh, thu nhập chịu thuế. Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh sẽ cùng bàn luận về chủ đề này.

Phát thanh lan tỏa khát vọng hòa bình (13/2/2023)

Chủ đề năm nay nêu bật sức mạnh của phát thanh giúp cung cấp thông tin, khuyến khích đưa ra các sáng kiến về hòa bình, kêu gọi sự chung tay, nỗ lực giải quyết mâu thuẫn, xung đột thông qua các giải pháp hòa bình. Phát thanh tạo ra không gian cho các cuộc đối thoại, trao đổi, cho phép mọi người thể hiện, bày tỏ quan điểm về những vấn đề họ quan tâm. Phát thanh chính là đại diện cho tiếng nói của những cộng đồng, những nhóm người yếu thế trong xã hội, góp phần làm giảm căng thẳng, ngăn chặn xung đột trước khi mâu thuẫn bùng phát thành bạo lực, nâng cao nhận thức, hoặc đưa ra các cảnh báo kịp thời về các yếu tố có thể gây ra mâu thuẫn, căng thẳng ở một số khu vực nhất định, xóa bỏ những hiểu lầm, xây dựng lại niềm tin thông qua các chương trình phát thanh cụ thể. Ông Phạm Phú Phúc, chuyên gia bình luận quốc tế, nguyên Phó trưởng Ban biên tập tin Thế giới- Thông tấn xã Việt Nam và PGS.TS. Phạm Thị Thanh Tịnh – giảng viên khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền- Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận về câu chuyện này.

Trách nhiệm với lá phiếu tín nhiệm để đánh giá đúng cán bộ (10/2/2023)

Đánh giá cán bộ là tiền đề của công tác cán bộ. Trong đó, lấy phiếu tín nhiệm là một trong những khâu quan trọng, góp phần đánh giá đúng cán bộ, tạo động lực thôi thúc cán bộ tự soi, tự sửa, hoàn thiện bản thân. Đồng thời, kết quả phiếu tín nhiệm cũng chính là cơ sở cho việc quy hoạch, điều động, bổ nhiệm cán bộ. Mới đây, nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, thay thế cho Quy định 262, ban hành năm 2014 cũng về nội dung này. Quy định mới này có nhiều điểm mới, với các quy định mạnh hơn cũng như đặt ra yêu cầu cao hơn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vậy đâu là những điểm mới trong Quy định 96 về lấy phiếu tín nhiệm? Quy định mới góp phần khắc phục những kẽ hở nào trong công tác quản lý cán bộ hiện nay?

Cấp tập gỡ khó – kỳ vọng nào cho thị trường bất động sản (9/2/2023)

Bên cạnh vấn đề rất quan trọng là tín dụng, thị trường bất động sản còn đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, lớn nhất là vướng mắc về pháp lý, đòi hỏi phải thực hiện những giải pháp đồng bộ để có thể phát triển thị trường một cách an toàn, lành mạnh và bền vững. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương hồi tháng 1, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã yêu cầu tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, xác định đây là nút thắt cần giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực liên quan như nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp. Vậy liệu có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường bất động sản với các động thái gỡ khó ngay từ đầu năm? Ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản cùng bàn luận câu chuyện này.

Sửa đổi luật đất đai 2023: hoàn thiện cơ chế đảm bảo quản lý, sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả (8/2/2023)

Sau hơn một tháng lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) từ ngày 3/1 đến nay, đã có rất nhiều ý kiến tham gia đóng góp để hoàn chỉnh dự thảo. Các nội dung về thu hồi đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quản lý, sử dụng đất nông nghiệp; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; cơ chế, chính sách tài chính, giá đất được góp ý kiến nhiều nhất.
Có thể thấy, các quy định liên quan quản lý, sử dụng đất nông nghiệp là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của người dân. Sự quan tâm này hoàn toàn dễ hiểu bởi thời gian qua, những vi phạm trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương. Trong khi đó, ở một số nơi, người dân bỏ đất nông nghiệp lên thành phố lao động vẫn diễn ra và những nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vẫn gặp khó trong quá trình tiếp cận đất đai… Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội.

Tuyển sinh đại học 2023: Nhiều kỳ thi riêng, cần cân bằng giữa chất lượng và quyền lợi (07/2/2023)

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học trên cả nước đã công bố đề án tuyển sinh dự kiến năm 2023 với các thông tin về phương thức xét tuyển và tổng chỉ tiêu tuyển sinh. So với năm 2022, phương án tuyển sinh của các trường không có nhiều thay đổi, chỉ có một vài điều chỉnh về tỷ lệ chỉ tiêu tuyển sinh giữa các phương thức xét tuyển. Một trong những điểm thay đổi rõ nét trong tuyển sinh năm nay là số lượng trường đại học, đại học sử dụng kết quả từ kỳ thi riêng như: kỳ thi đánh giá năng lực, kỳ thi đánh giá tư duy… để xét tuyển tăng lên. Cùng với đó, vẫn có nhiều phương thức xét tuyển, trong đó có xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Việc nở rộ các phương thức xét tuyển, các kỳ thi đánh giá tư duy, đánh giá năng lực khiến thí sinh và phụ huynh lo lắng. Hiện nhiều thí sinh đang loay hoay trong việc lựa chọn các kỳ thi. Vậy làm sao để cân bằng giữa chất lượng đào tạo và quyền lợi của thí sinh? Chúng tôi bàn nội dung này cùng sự tham gia của chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền - Hệ thống giáo dục Học mãi.

Thấy gì từ việc Facebook, Google, Apple... kê khai, nộp thuế gần 1.800 tỷ đồng ngay trong ngày làm việc đầu Xuân mới? (6/2/2023)

Theo thông tin từ Tổng Cục thuế công bố cách đây ít ngày, ngay trong ngày làm việc đầu Xuân mới Quý Mão, 3 “người khổng lồ” công nghệ là Meta (công ty mẹ của Facebook), Google và Apple đã nộp gần 1.800 tỷ đồng qua Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài tại Việt Nam.
Số thuế cả “nghìn tỷ” này nói lên điều gì? Ông Nguyễn Văn Phụng, Chuyên gia cao cấp về Thuế và Quản trị doanh nghiệp - Nguyên Cục trưởng cục thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục thuế, Bộ Tài chính cùng bàn luận câu chuyện này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: