logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch (18/1/2025)

Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng là một bộ phận quan trọng, là động lực của sự phát triển. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Trong đó, Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 những năm qua, đang tạo ra động lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng lan tỏa và đi vào thực chất.
Tuy vậy, để tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch bền vững, để văn hóa truyền thống không chỉ là “giá trị phi vật thể” mà còn là “vàng ròng” giúp nâng cao thu nhập cho người dân, vẫn còn cần các giải pháp khơi thông các điểm nghẽn để phát huy các giá trị của nguồn lực vốn có này. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là phó giáo sư tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp, cần giám sát như thế nào? (11/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về việc: “Thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, trong đó có Hà Nội. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội đã có giải pháp, nhưng vấn đề là cần được giám sát như thế nào.

Trầm cảm ở học sinh: Nhà trường và các bậc cha mẹ đóng vai trò quan trọng (4/1/2025)

Theo Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 14 triệu người rối loạn tâm thần. Năm 2023, ước tính có khoảng 3,2 triệu người Việt Nam mắc bệnh trầm cảm. Ở lứa tuổi vị thành niên, con số này 5-8%. Một khảo sát khác tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM cho thấy, có tới 8-20% trẻ em và vị thành niên Việt Nam gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần chung. Trầm cảm và học sinh hay trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì là một vấn đề sức khỏe tinh thần nghiêm trọng và ngày càng nguy hiểm khi mà hậu quả của nó gây ra ảnh hưởng rất lớn về mặt thể chất cũng như tinh thần.
Điều đáng lo ngại, sự gia tăng đáng kể là lứa tuổi học sinh bệnh trầm cảm đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc và làm cho các em dần mất niềm tin vào cuộc sống đều muốn tự giải thoát bản thân. Đây thực sự là vấn đề nóng đáng báo động cho trẻ em trong lứa tuổi học sinh. Vậy cần phát huy vai trò của nhà trường và các bậc phụ huynh như thế nào để có thể khắc phục tình trạng trầm cảm trong lứa tuổi học sính? Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của bà Dương Thị Kim Tuyến, Giám đốc Trung tâm đào tạo tư vấn và phát triển ABA.

Ký sự đặc biệt “Chỉ một con đường” giải mã những chiến công huyền thoại của lực lượng tình báo Quốc phòng Việt Nam (21/12/2024)

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, chiến trường không chỉ diễn ra ngoài mặt trận mà còn diễn ra ngay trong lòng địch - nơi những chiến sĩ tình báo xuất sắc nhất của quân đội ta lặng lẽ lập những chiến công. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam ta đã tạo ra “những chiến công lịch sử mà như huyền thoại”. Hoạt động tình báo quốc phòng góp phần quan trọng và mang tính quyết định trong nhiều chiến dịch quân sự, tạo nên chiến thắng mang tính chiến lược. Ngành tình báo Quân đội đã có những đóng góp cực kỳ xuất sắc vào chiến công chung của Quân đội ta trong suốt 8 thập kỷ qua. Kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12), mời quý vị và các bạn nghe ký sự đặc biệt mang tên “Chỉ một con đường” để phần nào giải mã những chiến công huyền thoại của lực lượng tình báo Quốc phòng Việt Nam.

Chăm lo đoàn viên người lao động trong khối doanh nghiệp Nhà nước (07/12/2024)

Chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Để đảm bảo phúc lợi cho người lao động, theo chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các cấp Công đoàn chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động nhằm chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, mang lại nhiều nhất phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Các cấp Công đoàn đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động, đẩy mạnh triển khai Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”. Công đoàn Điện lực Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 711 về việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, gửi các Công đoàn trực thuộc triển khai thực hiện. Đó là những hoạt động cụ thể gì? Và với những cán bộ công nhân viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ như thế nào?

Phát triển hạ tầng thương mại biên giới trong tiêu thụ hàng hoá (23/11/2024)

Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền gắn với ba nước Trung Quốc- Lào- Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại và hàng loạt các Hiệp định thỏa thuận quan trọng về chất lượng hàng hóa và thanh toán với các quốc gia này nhằm phát huy lợi thế. Trong những năm qua, các địa phương có chung đường biên giới đã chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại biên giới phát huy tối đa lợi thế mà kinh tế cửa khẩu đem lại, như đầu tư cửa khẩu số, xây dựng nhiều kho bãi và dịch vụ logistics để tăng lượng hàng hoá thông thương và khả năng cạnh tranh của hàng hoá Việt nam ở thị trường nước ngoài. BTV Xuân Lan sẽ cùng bàn luận với khách mời của Câu chuyện Ngày thứ bẩy hôm nay là bà Trịnh Thị Thanh Thuỷ- Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương:

Cách phát huy giá trị để bảo tàng không bị lãng quên (16/11/2024)

Khoảng 40.000 khách tham quan trong 1 ngày - gần bằng những ngày đông khách nhất tại Bảo tàng Louvre của Pháp năm 2019, với 45.000 lượt người. Đó là con số ấn tượng của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – cũng là lượng khách cao kỷ lục mà một bảo tàng có thể thu hút được. Nhìn theo hướng tích cực, lượng khách đến bảo tàng “đông như trẩy hội” là điều đáng mừng trong việc thúc đẩy người dân tìm hiểu lịch sử. Cũng là tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh nhiều bảo tàng đang “chết yểu” hiện nay khi không thu hút được khách tham quan. Từ câu chuyện thu hút khách tham quan của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, TS Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Thanh niên, Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Cần làm gì để phát huy hiệu quả danh hiệu "Giải thưởng Ẩm thực thế giới" một cách thực chất và bền vững? (26/10/2024)

Thủ đô Hà Nội vừa xuất sắc vượt qua hàng loạt đối thủ nặng ký như Auckland (New Zealand), Cape Town (Nam Phi), Lima (Peru), Los Angeles (Mỹ), Bangkok (Thái Lan), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản)... để được bình chọn ở 2 hạng mục là “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới năm 2024”. Đây là giải thưởng được vinh danh tại Lễ trao Giải Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 vừa diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
“Giải thưởng Ẩm thực thế giới” là sáng kiến toàn cầu nhằm ghi nhận và tôn vinh sự xuất sắc của ngành ẩm thực trên khắp thế giới. Vì thế, đây tiếp tục là sự công nhận và đánh giá cao của quốc tế với ẩm thực Hà Nội - vốn luôn được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Nhưng cần làm gì để phát huy hiệu quả những danh hiệu này một cách thực chất và bền vững? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Công Hoan - Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội du lịch Việt Nam.

Cần làm gì để kích cầu tiêu dùng hiệu quả (12/10/2024)

Trụ cột tăng trưởng tiêu dùng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng cho sự phục hồi của nền kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày càng nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng và đã chủ động tiếp cận - sử dụng. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế có những biến động khó lường như hiện nay, người tiêu dùng đã cắt giảm mức chi tiêu không cần thiết, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID đâu là những thách thức cần vượt qua? (05/10/2024)

400 tỉ đồng sẽ được tiết kiệm mỗi năm khi người dân thực hiện đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID. 1.150 tỷ đồng được tiết kiệm mỗi năm khi sổ sức khỏe điện tử được tích hợp trên VneID. Triển khai Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID thể hiện “3 phù hợp" và mang lại 3 lợi ích lớn. Đó là phù hợp chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể; phù hợp lợi ích, nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp; phù hợp với điều kiện thực tiễn. 3 lợi ích lớn là cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chí phí, thời gian tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đây là khẳng định tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc từ Trung ương tới cấp xã, phường để triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu ý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì mới đây. Theo đó, việc thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID sẽ được thực hiện trên toàn quốc. Đến đầu năm 2025, 100% cơ sở y tế và 40 triệu người dân sử dụng sổ sức khỏe điện tử, 100% người dân có nhu cầu được cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID. Cần chuẩn bị những điều kiện nào để thực hiện được yêu cầu này? Khó khăn, thách thức nào đặt ra?

Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới (14/9/2024)

Nhằm tiếp tục nâng cao hoạt động hiệu quả và mở rộng các chương trình an sinh, phúc lợi xã hội cho đoàn viên công đoàn, mới đây Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”.
Đâu là những nội dung, mục tiêu trọng tâm của Nghị quyết và giải pháp nào thực hiện những tham vọng mà Ban chấp hành Tổng Liên đoàn đưa ra tại Nghị quyết này? Những bài học kinh nghiệm quý nào trong các chương trình an sinh hiện hành, những mô hình giúp đỡ đoàn viên nào mới sẽ được bổ sung, phát triển trong thời gian tới?Cùng bàn luận nội ung này với vị khách mời là ông Nguyễn Vinh Quang, Phó Trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Quy định mới về dạy thêm, học thêm: Nên “cấm”, hay “quản”? (07/09/2024)

Thông tư 17 ngày 16/5/2012 ban hành Quy định về dạy thêm, học thêm mà Bộ GD&ĐT ban hành hơn 10 năm trước đã tồn tại nhiều bất cập. Tình trạng dạy thêm, học thêm cho học sinh phổ thông trong những năm vừa qua diễn ra khá phức tạp. Cho dù là chương trình 2006 hoặc bây giờ là chương trình 2018 thì dạy thêm, học thêm vẫn phức tạp, khó quản lý.

Nhìn lại các dấu ấn lớn của ngày hội dành cho những người làm phát thanh cả nước (13/7/2024)

Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XVI – năm 2024 với chủ đề “Phát thanh Việt Nam - đa dạng trong chuyển đổi số” do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Thanh Hóa tổ chức đã hoàn thành phần lớn nội dung đề ra. Tối nay, Lễ bế mạc sự kiện này sẽ diễn ra tại nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa.

Livestream bán hàng tiền tỷ - Làm gì để quản lý hiệu quả? (15/6/2024)

Mạng xã hội gần đây xôn xao những phiên livestream bán hàng trên các ứng dụng với doanh thu lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng một phiên. Đây cũng là 1 trong những nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại đợt họp thứ nhất của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15.
Thực hư về những phiên livestream bán hàng thu tiền tỷ một phiên như thế nào? Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, cần phải làm thế nào để quản lý được chất lượng các sản phẩm theo hình thức kinh doanh này? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là doanh nhân Tuấn Hà, Tổng giám đốc Công ty Vinalink, chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử

Lớp học kỹ năng sống dịp hè “thượng vàng, hạ cám”: Cẩn trọng khi lựa chọn (01/06/2024)

Mới đây một phụ nữ ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) vào fanpage: “Học kỳ trong quân đội 2024” khảo sát để đăng ký khóa học trại hè cho con và đã bị lừa mất gần 1 tỷ đồng thông qua việc chuyển khoản trực tuyến. Tương tự, nhiều vụ phụ huynh khác cũng bị lừa mất tiền khi đăng ký trại hè cho con và nộp tiền trực tuyến.

Nghi ngại về chất lượng đầu vào trong đào tạo đại học hiện nay (25/05/2024)

Tính đến nay, đã có nhiều trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm theo phương thức xét học bạ THPT, trong đó nhiều ngành/chương trình đào tạo của trường tốp thấp thì thí sinh có học bạ trung bình đạt 5 đến dưới 6 điểm/môn, chưa bao gồm điểm ưu tiên là có thể trúng tuyển đại học. Theo dõi điểm trúng tuyển theo phương thức xét học bạ của nhiều trường đại học trong vài năm trở lại đây cho thấy điểm trúng tuyển bằng chính điểm sàn xét tuyển và năm nào cũng chỉ ở mức 15 - 17 điểm/3 môn. Đây thực sự là nỗi lo về chất lượng đầu vào cho quá trình đào tạo ở bậc đại học.

Tìm giải pháp thu hút khách du lịch nội địa khi giá vé máy bay tăng (04/05/2024)

Giá vé máy bay cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng như thế nào đến ngành du lịch khi mùa cao điểm hè đang đến gần? Các địa phương cần linh hoạt thu hút khách du lịch nội địa ra sao khi giá vé máy bay tăng?

Sửa đổi Luật Công đoàn để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới (27/04/2024)

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự thảo luật Công đoàn sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 trong tháng 5 tới và thông qua tại kỳ họp thứ 8. Việc dự án luật sớm được ban hành là nhằm kịp thời thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết số 02- của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới và bảo đảm triển khai đồng bộ với các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.

Xây dựng nông thôn mới cần tăng tốc như thế nào để đạt mục tiêu đã đề ra? (30/03/2024)

Để thực hiện được mục tiêu đề ra trong Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, với 80% số xã và 50% đơn vị cấp huyện trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, 40% số xã đạt nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, năm 2024 sẽ là năm phải tăng tốc mạnh mẽ. Thời gian trước đây, các địa phương đã hoàn thành những tiêu chí dễ làm, thuận lợi; còn những công việc khó, những tiêu chí đòi hỏi chất lượng cao hơn đang đặt ra những nhiệm vụ nặng nề. Theo thống kê, hiện cả nước vẫn còn 16 huyện nghèo thuộc 12 tỉnh “trắng xã nông thôn mới”.

Làm thế nào để ngành du lịch và các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại mỗi đợt giá vé máy bay tăng đột biến (23/03/2024)

Giá vé máy bay nội địa tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp du lịch phải cơ cấu lại tour, trong khi không ít người dân quyết định không đi du lịch hoặc thay đổi hình thức di chuyển. Giải pháp nào để người dân và cả nền kinh tế xã hội, không chịu tác động tiêu cực từ việc giá vé máy bay tăng quá cao? Làm thế nào để ngành du lịch và các doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hại mỗi đợt giá vé máy bay tăng đột biến?

Cần điều chỉnh gì sau khi học sinh lớp 11 Hà Nội 'thi thử' tốt nghiệp THPT 2025 theo cách ra đề mới? (16/03/2024)

Không chỉ riêng Hà Nội, Nam Định, việc nghiên cứu và thử nghiệm ra đề thi theo định dạng đề thi Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được nhiều địa phương triển khai khi đây là năm đầu tiên học sinh dự thi Tốt nghiệp THPT theo định dạng đề thi mới, với nội dung mới – chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cần những điều chỉnh gì sau khi học sinh lớp 11 Hà Nội 'thi thử' tốt nghiệp THPT 2025 theo cách ra đề mới? Chuyên gia giáo dục Trần Mạnh Tùng cùng bàn luận câu chuyện này.

Từ rạp chiếu phim đến gia đình: Làm gì để kiểm soát con cái xem phim 18+ một cách hiệu quả? (9/3/2024)

Mới đây, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc một số cụm rạp đã bất ngờ bị kiểm tra và bị phạt từ 60-80 triệu đồng do để lọt khán giả nhỏ tuổi vào xem bộ phim “Mai” của đạo diễn Trấn Thành vốn được dán nhãn “phim 18+”. Dư luận nhất là các bậc phụ huynh đều đồng tình với động thái này của các nhà quản lý văn hoá. Thế nhưng bên cạnh đó, nhiều vấn đề cũng được đặt ra. Các rạp chiếu phim đã bị phạt hành chính, nhưng liệu tình trạng này có tái diễn sau đợt kiểm tra vốn chỉ được tiến hành do có phản ánh từ báo chí. Nhất là khi công tác quản lý độ tuổi khán giả tại các rạp chiếu phim trước nay vẫn bị đánh giá là vô cùng lỏng lẻo. Hay kể cả có cấm, hạn chế ở rạp thì trẻ vẫn có thể tiếp cận thoải mái các bộ phim, nội dung 18+ ở bất cứ nền tảng mạng xã hội, ứng dụng xem phim trực tuyến nào. Vậy thì vấn đề kiểm soát, quản lý trẻ tiếp cận, xem “phim người lớn” cần nhìn nhận và xử lý ra sao? Nhà báo Hoàng Anh Tú - chuyên gia tâm lý, người rất gần gũi với giới trẻ và có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn, xử lý các vấn đề tâm lý thanh thiếu niên cùng bàn luận câu chuyện này.

Cần đẩy đẩy mạnh hỡn nữa những tiến bộ trong đảm bảo quyền của lao động nữ (02/3/2024)

Pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ lao động nữ với tư cách là bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực lao động. Điều này không chỉ nhằm bảo vệ sức lao động, quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của lao động nữ mà còn trên nhiều phương diện, như: việc làm, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, nhu cầu nghỉ ngơi,... Tuy nhiên, trong quá trình hỗ trợ lao động nữ thực hiện các quyền lợi của họ khi tham gia vào quan hệ lao động, bên cạnh nhiều thuận lợi, tổ chức công đoàn cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như việc bảo đảm cho lao động nữ thực hiện mục tiêu kép là lao động sản xuất và chăm lo cuộc sống gia đình; hỗ trợ lao động nữ thực hiện tốt các chức năng mang thai, sinh con, nuôi con; bảo vệ lao động nữ trong việc thực hiện các mục tiêu về bình đẳng giới và phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Những tiến bộ nào trong đảm bảo quyền của lao động nữ thời gian qua? Rào cản nào cần tiếp tục phải quan tâm, tháo gỡ? Nhân dịp hướng tới Ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3, chúng tôi bàn luận nội dung này, bà Trần Thu Phương, Phó Trưởng Ban Nữ công, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là khách mời của chương trình.

Đặt mục tiêu 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế - Ngành du lịch cần làm gì? (20/1/2024)

Năm 2023 vừa qua được đánh giá là một năm thành công của du lịch Việt Nam với những con số và thành tích ấn tượng. Trong đó, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,6 triệu lượt - gấp 3,4 lần so với năm 2022 và vượt xa so với mục tiêu 8 triệu lượt khách đã đặt ra. Một số dấu ấn khác có thể kể đến như: lượng kìm kiếm của du khách quốc tế về du lịch Việt Nam năm 2023 trên Google đạt mức tăng trưởng trên 75% - vươn lên xếp thứ 6 toàn cầu; hay tháng 12 vừa qua, Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Euromonitor International công bố danh sách 100 thành phố điểm đến hàng đầu thế giới 2023 có 2 đại diện của Việt Nam là TP.Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội.
Từ những bước đà năm 2023, năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho ngành du lịch phấn đấu đón và phục vụ 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế. Vậy ngành du lịch cần làm gì để đạt và thậm chí vượt mục tiêu này? Ông Nguyễn Công Hoan - Trưởng Ban Truyền thông Hiệp hội du lịch Việt Nam, Phó TGĐ Flamingo Holding Group - cùng bàn luận câu chuyện này.

Vấn đề Thưởng Tết 2024: thấu hiểu – sẻ chia (06/01/2024)

Chăm lo thưởng Tết cho người lao động năm nay như thế nào? “Vấn đề Thưởng Tết 2024: thấu hiểu – sẻ chia” với vị khách mời của chương trình là ông Nguyễn Vinh Quang, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Vì sao một chính sách nhân văn, nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm khi triển khai vẫn còn đang “tắc” ở nhiều nơi (30/12/2023)

Nghị định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm của Chính phủ đã được triển khai đến năm thứ ba. Tuy nhiên, tình trạng hàng nghìn sinh viên bị nợ tiền hỗ trợ xảy ra đồng loạt ở nhiều trường, nhiều địa phương. Vì sao một chính sách nhân văn, nhằm thu hút sinh viên giỏi vào ngành sư phạm khi triển khai vẫn còn đang “tắc” ở nhiều nơi? Với sự tham gia của chuyên gia giáo dục – TS Vũ Thu Hương, Nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Chính thức bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp: Giảm áp lực, tiết kiệm chi phí (24/12/2023)

Chính phủ chính thức bãi bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ lại xét thăng hạng. Theo Nghị định số 85 sửa đổi một số điều về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức vừa được ban hành cuối tuần trước, viên chức sẽ không còn phải thi mà được đăng ký xét thăng hạng nếu đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ. Quyết định bỏ thi thăng hạng viên chức ngay lập tức nhận được sự phản hồi tích cực của đội ngũ cán bộ công chức viên chức và các cơ quan quản lý. Nhiều ý kiến cho rằng, bỏ thi thăng hạng viên chức không chỉ giảm gánh nặng thi cử, tốn kém mà điều quan trọng hơn cả là còn tạo động lực cho cả hệ thống hành chính. Vấn đề còn lại là các Bộ chủ quản xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng ra sao để tránh tiêu cực, khó kiểm soát? Làm thế nào để cán bộ công chức viên chức có động lực cống hiến?

Các chính sách đồng hành, tiếp sức cho lao động nữ di cư (23/12/2023)

Kết quả khảo sát mới đây của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam do Ban Nữ công thực hiện, với gần 1000 lao động nữ di cư cho thấy: có 53,7% lao động nữ di cư phải thuê nhà trọ để ở, chỉ có 19 % có nhà riêng trong khi số lao động được doanh nghiệp bố trí nhà, ký túc xá tập thể rất thấp – chỉ chiếm 0,3%. Cũng vì nơi ở chật hẹp, thiếu tiện ích nên hầu hết lao động nữ di cư phải gửi con về quê. Khó khăn gấp lên nhiều lần khi hơn 1 năm nay, nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng, cắt giảm lao động khiến 57,1% lao động nữ thu nhập bị sụt giảm và gần 18% không có việc làm thường xuyên. Bà Trần Thu Phương, Phó Trưởng Ban Nữ Công, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Chính sách an sinh xã hội đối với lao động di cư (16/12/2023)

Lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, thành thị đến thành thị, thành thị về nông thôn và các khu công nghiệp là một xu hướng tất yếu, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mặc dù lao động di cư tham gia vào cả lực lượng lao động chính thức lẫn phi chính thức, có những đóng góp không nhỏ đối với kinh tế - xã hội thế nhưng nhiều lao động di cư không được hưởng những quyền lợi từ các chính sách an sinh xã hội. Đây cũng là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất và khó tiếp cận với các chính sách về an sinh xã hội, cần được sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp, ngành liên quan.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: