Khát vọng hòa bình, độc lập thống nhất của dân tộc Việt Nam được tiếp nối từ truyền thống lich sử dựng nước và giữ nước, thể hiện qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của cha ông trước giặc ngoại xâm. Khát vọng ấy tiếp tục rực sáng trong cuộc trường kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Khát vọng ấy trở thành động lực thôi thúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta quyết tâm giành bằng được chiến thắng trên chiến trường Điện Biên Phủ - nơi mà cả đế quốc Mỹ và thực dân Pháp lúc bấy giờ đều coi là pháo đài bất khả xâm phạm.
Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt mang tên “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”.
Trong chiến dịch Điện Biên phủ, đồng bào các dân tộc vùng Việt Bắc đã góp sức người sức của và cả những hy sinh xương máu trong 56 ngày đêm :"khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt". Trong lớp lớp người tiến ra mặt trận năm đó, ngoài những thanh niên tham gia lực lượng bộ đội chủ lực còn có hàng ngàn dân công hỏa tuyến vận lương, tải đạn, phục vụ cho tiền tuyến…. 70 năm đã đi qua, nhưng với những người con quê hương Việt Bắc, chiến dịch Điện Biên năm ấy vẫn vẹn nguyên trong ký ức.
Sau 20 năm kể từ khi đăng cai Năm Du lịch Quốc gia lần thứ nhất, 2024 là năm Điện Biên vinh dự cầm cờ đăng cai lần thứ 2 với điểm nhấn lớn nhất là kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Đây chính là cơ hội vàng để Điện Biên phát huy những tiềm năng lợi thế sẵn có của mình cũng như nhìn nhận, hoạch định lại chiến lược phát triển để bứt phá.
Để làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Các nhà báo chiến sỹ lúc bấy giờ đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, vượt qua mưa bom bão đạn để có những dòng tin tức nóng hổi từ mặt trận. Những thông tin kịp thời đó là nguồn cổ vũ, động viên vô cùng to lớn để các cán bộ, chiến sĩ và nhân dân vượt qua mọi khó khăn để lao động hăng say, chiến đấu quên mình, vì độc lập tự do của dân tộc.
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954-07/05/2024), phóng viên Đài TNVN thường trú tại Campuchia đã có dịp trò truyện, lắng nghe Giáo sư Tiến sỹ Vong So Theara Trưởng khoa Lịch sử Campuchia và Đông Nam Á trường Đại học Hoàng gia Campuchia chia sẻ, đánh giá về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động Địa cầu này.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, do khó khăn về tiếp tế đạn pháo, Tư lệnh chiến dịch đã phát động phong trào “Đoạt dù lấy đạn” “Lấy vũ khí của địch để đánh địch”. Phong trào này đã trở thành một trong những phương châm hành động của bộ đội ta trong chiến đấu, nhờ vậy đã khắc phục được tình trạng thiếu đạn, vũ khí chiến đấu và góp phần quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 70 năm trước. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN từ nhân chứng lịch sử, những chiến sĩ Điện Biên từng trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ
Ngày đại lễ cận kề, thành phố Điện Biên Phủ rực rỡ và rộn ràng hơn bao giờ hết. Dù là về đêm, những ánh đèn, ánh nến lung linh cùng những bản hùng ca vang vọng càng tô điểm cho lung linh hơn bức tranh miền đất hoa lửa anh hùng.
Thành phố Đà Nẵng hiện có nhiều cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ. 70 năm trôi qua, những ký ức về một thời hoa lửa vẫn luôn in đậm, niềm tự hào không thể mờ phai.
Sáng 25/4, UBND tỉnh Điện Biên cùng Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức khánh thành công trình sửa chữa, nâng cấp Trường Tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ. Đây là một trong nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Điện Biên được khánh thành chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; đồng thời, là điểm nhấn ghi đậm tình cảm giữa thủ đô Hà Nội với tỉnh miền núi ở cực Tây Bắc của Tổ quốc.
70 năm đã trôi qua kể từ ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, những người lính bộ đội Cụ Hồ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa luôn tự hào về những năm tháng gian khổ, nhưng cũng đầy oanh liệt ấy.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), với khẩu hiệu "Lấy Tây Bắc làm quê hương” nhiều cán bộ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến khi đó cũng đã đồng lòng về quê đưa vợ, con lên chung sức cùng đồng bào các dân tộc Điện Biên xây dựng lại mảnh đất mà họ từng chiến đấu không tiếc máu xương. Sự đồng lòng, quyết tâm đó đã đưa Điện Biên hôm nay trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh trong số 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Cơ sở hạ tầng không ngừng phát triển, đời sống người dân không ngừng nâng lên, mạng lưới giao thông thuận tiện kết nối nhiều vùng miền trọng điểm giúp Điện Biên hôm nay tự tin vững bước trên đường lớn thênh thang, cùng cả nước bước vào hội nhập.
Bên cạnh kỷ niệm hào hùng về những ngày “rực trời đất Điện Biên toàn thắng” 70 năm trước, mỗi người lính trở về từ mặt trận lại có những câu chuyện đời thường riêng, giản dị mà thấm đẫm tinh thần lạc quan, lòng yêu chuộng hoà bình.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc thế kỷ 20. Để làm “nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” đó, cả nước đã đoàn kết, kiên cường chiến đấu và phục vụ chiến đấu, đóng góp sức người, sức của trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung và 56 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng. Là địa phương được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cờ “Quân dân một lòng tiêu diệt quân địch” trong kháng chiến chống thực dân Pháp, tỉnh Thái Bình đã và đang triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tri ân các chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ đó “định vị” trách nhiệm của các thế hệ hiện tại, viết tiếp những“thiên sử vàng” của dân tộc. Ghi nhận của Văn Hải- phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
70 năm sau Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng những ký ức hào hùng về những tháng ngày vô cùng khó khăn vất vả để làm nên chiến thắng chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu vẫn in đậm trong tâm trí những người lính năm xưa trên quê hương đất Tổ. Sau chiến thắng lịch sử đó, có người tiếp tục vững tay súng để tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, người về quê hương làm kinh tế, nhưng ở vị trí nào những người lính năm xưa vẫn luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Phóng sự của Minh Long ghi nhận về những chiến sĩ Điện Biên năm xưa nêu gương trong thời bình.
Tây Bắc là nơi sinh sống của hơn 30 dân tộc anh em. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp quan trọng, góp phần vào chiến công chung của cả dân tộc ngay trên mảnh đất quê hương.
Nghẹn ngào, xúc động, tự hào và hạnh phúc là những cảm xúc đặc biệt trong cuộc hội ngộ của những chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong ngày trở lại mảnh đất hoa lửa Điện Biên Phủ.
Với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", trên 26 vạn dân công trong cả nước đã thầm lặng vận chuyển số lượng lớn vũ khí, lương thực và các vật chất khác cho chiến trường. Trong kháng chiến, các tuyến đường ở Tây Bắc đã trở thành huyết mạch giao thông nối đồng bằng Bắc Bộ, chiến khu Việt Bắc, Liên khu III, IV với chiến trường Điện Biên Phủ và trở thành một mặt trận thực sự quyết liệt. Thế nhưng, với sự đoàn kết, đồng lòng của quân và dân ta, các “mạch máu” giao thông hướng về tiền tuyến luôn được đảm bảo, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
70 trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng về một thời hoa lửa luôn vẹn nguyên trong ký ức của những cựu chiến sĩ Điện Biên. Đối với họ, để có được mảnh đất Điện Biên Phủ như ngày hôm nay, từng tấc đất đều được hình thành nên từ máu, mồ hôi và nước mắt. Và những ký ức luôn đọng mãi với thời gian ấy sẽ nhắc nhở bất cứ ai khi đến với Điện Biên Phủ hôm nay đều thấu hiểu những công lao của các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống để dựng xây nền hòa bình cho dân tộc, cho đất nước.
70 năm trước quân và dân ta đã tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, là ngọn cờ cổ vũ các dân tộc thuộc địa trên thế giới đấu tranh giành độc lập, tự do. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam đã phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng về phát huy giá trị, bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Sáng ngày 6-4 hàng trăm chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đã hội tụ về mảnh đất Thanh Hoá Anh hùng. 70 năm đã qua đi, những chàng trai, cô gái ngày nào, giờ đã ở tuổi 90, tay bắt mặt mừng, rưng rưng trong niềm xúc động, khi nhớ về những ngày tháng 4 lịch sử năm 1954 trên chiến trường Điện Biên phủ.
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng nay (6/4), tại thành phố Thanh Hoá, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình "Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ". Phát biểu tại buổi gặp mặt, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: “ông cha ta đã lấy xương làm gạch, lấy máu làm hồ, xây dựng nên thành đồng tổ quốc Việt Nam. Các thế hệ người Việt Nam chúng ta không một phút giây nào được quên điều đó, phải đoàn kết, trung thành, bảo vệ non sông tổ quốc mãi trường tồn”.
Ngày 5/4, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức giới thiệu gần 200 tài liệu lưu trữ gốc trong khoảng hàng nghìn tài liệu lưu trữ để công chúng có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ . Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 – 21/7/2024).
Mỗi khi đặt chân đến Điện Biên, người dân cả nước đều có chung cảm xúc bồi hồi, xúc động khi nhớ về các anh hùng liệt sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Chiến tranh qua đi, nhiều người con ưu tú đã vĩnh viễn nằm lại nơi đất mẹ Điện Biên. Và hôm nay, tại các nghĩa trang liệt sĩ nơi đây vẫn có những người luôn lặng thầm hàng ngày chăm chút cho từng phần mộ, để các anh hùng liệt sỹ luôn được ấm lòng và thân nhân của họ khi dến thăm cũng vơi nhẹ nỗi đau mất mát.
"Nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ - Bài học thực tiễn trong huấn luyện chiến đấu hiện nay" là chủ đề của Tọa đàm do Bộ Tư lệnh Quân đoàn 12 phối hợp với Báo quân đội nhân dân tổ chức sáng nay, tại Ninh Bình. Tọa đàm nhằm khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của Chiến thắng Điện Biên Phủ; đi sâu làm rõ nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Điện Biên Phủ; đồng thời khẳng định sự đúng đắn và tất thắng của đường lối chiến tranh nhân dân, thế trận quốc phòng toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng dân công hỏa tuyến các tỉnh liên khu 4 trở ra đã tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ với tinh thần "quyết chiến, quyết thắng". Bằng ý chí sắt đá, sự kiên cường và sức sáng tạo, dân công hoả tuyến đã lập nên những kì tích anh hùng, biến những phương tiện thô sơ thành những phương tiện vận tải tối ưu để cung cấp kịp thời vũ khí, lương thực phục vụ chiến đấu, góp phần viết nên trang sử vàng Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 không những đi vào lịch sử Việt Nam như một mốc son chói lọi mà còn đi vào lịch sử thế giới là một sự kiện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" khi một nước thuộc địa đánh bại một nước thực dân hùng mạnh hàng đầu.
Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 do nhiều nhân tố tạo thành, trong đó nhân tố trước tiên, xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định, đó là sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Trung ương Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.