Tại trường Đại học Thương mại Hà Nội, Hội Nữ trí thức Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Vai trò của dinh dưỡng trong phòng chống ung thư và tăng cường sức khỏe cho phụ nữ hậu Covid-19”. Hội thảo cung cấp những nội dung bổ ích, thiết thực góp phần mang lại niềm vui, lạc quan mỗi ngày cho mọi người trong chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật
Suốt 11 năm qua, trong căn nhà nhỏ ở địa chỉ 30D đường HT23 (khu phố 2, phường Hiệp Thành, quận 12, TPHCM) có một lớp học tình thương đặc biệt. Không tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp, chỉ có tiếng ê a của những học trò nghèo. Đây là lớp học xóa mù chữ miễn phí cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
Lớp học tình thương đặc biệt này do anh Huỳnh Quang Khải (30 tuổi, ngụ phường Hiệp Thành) đứng ra tổ chức. Vốn là hướng dẫn viên du lịch, anh Khải nhận thấy khu phố mình ở có nhiều em nhỏ hoàn cảnh khó khăn, ở quê lên TPHCM mưu sinh kiếm sống, lang thang cơ nhỡ, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Một số em dù đã mười mấy tuổi vẫn chưa biết mặt chữ. Sau thời gian ấp ủ ý tưởng, anh đã đứng ra mở lớp học này vào năm 2009, đặt tên là Lớp học tình thương Ngọc Việt.
Ở TPHCM, có một đội cứu hỏa mà ít người biết đến, đó là Đội chữa cháy khẩn nguy tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Với nhiệm vụ đặc thù, môi trường tác chiến khắc nghiệt đã tạo cho những cán bộ chiến sỹ nơi đây sự bản lĩnh, chuyên nghiệp trong ứng biến với mọi tình huống của sự cố hàng không. Mời quý vị nghe trải lòng của những người lính cứu hoả này, qua phóng sự của Vinh Quang – Phóng viên thường trú tại TPHCM:
Việc đạp xe đến từng ngõ ngách để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt “Quy tắc ứng xử nơi công cộng” tưởng là xưa rồi, nhưng lại có một người cựu chiến binh vẫn kiên trì, bền bỉ thực hiện. Đó là ông là Lưu Minh Bàn, ở Tổ dân phố 21, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Khi người Hà Nội đang từng bước xây dựng những chuẩn mực văn hóa thì “chiếc loa lưu động” của ông Lưu Minh Bàn đã lan tỏa những giá trị tốt đẹp, góp phần tạo nên một thủ đô thanh lịch, văn minh và hiện đại. Chúng ta cùng nghe câu chuyện “Chiếc loa lưu động và người tuyên truyền không biết mệt”, để từ đó cảm nhận được niềm vui rất giản dị, đời thường khi được cống hiến cho xã hội:
Với nhiều người lao động nghèo, những bệnh nhân tại bệnh viện K, không ai là không biết bà “Thũng nước vối”. Từ 7 năm nay, bất kể mưa hay nắng, ở góc phố Quán Sứ và Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, có một người phụ nữ dù đã ngoài 70 tuổi, ngày ngày vẫn tự mình chở cả trăm lít nước vối phát miễn phí cho bệnh nhân và những cảnh nghèo mưu sinh ngoài đường phố. Bà làm công việc ấy với sự hào hứng “khó tin” ở một người “chẳng chịu an phận tuổi già” bởi bà mang trong mình một tình yêu lớn cho những phận người kém may mắn ở chốn Hà Thành.