logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Vì sao xung đột ở Syria tái bùng phát? (3/12/2024)

Syria một lần nữa rơi vào vòng xoáy bất ổn khi một liên minh nổi dậy mới phát động cuộc tấn công bất ngờ vào thành phố Aleppo lớn thứ 2 của đất nước. Cuộc tấn công đánh dấu lần đầu tiên lực lượng đối lập chiếm được lãnh thổ ở Aleppo kể từ năm 2016, phá vỡ “sự ổn định tương đối” của cuộc nội chiến chưa chính thức kết thúc. Thực tế này báo hiệu một tương lai đầy bất trắc cho Syria và mảnh đất Trung Đông.

Đạt thỏa thuận, COP29 vẫn gây tranh cãi về tài chính khí hậu (Ngày 27/11/2024)

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở thủ đô Baku, Azerbaijan đã diễn ra vô cùng căng thẳng khi tập trung thảo luận một trong những vấn đề gai góc nhất của bất cứ kỳ hội nghị nào: Tài chính khí hậu. Mặc dù các bên đã đạt được thỏa thuận cuối cùng với mức đóng góp của các nước giàu để hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu tăng lên 300 tỷ USD, song con số này vẫn gây tranh cãi khi không làm hài lòng tất cả các bên.

Thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững (19/11/2024)

Trong 2 ngày 18-19/11, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2024 diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil) với chủ đề “Xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh bền vững” với sự chủ trì của Tổng thống Brazil Lula da Silva - Chủ tịch G20 năm 2024. Diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, khó lường, tác động sâu sắc đến đến môi trường an ninh và phát triển của thế giới; 3 trọng tâm của hội nghị lần này đó là thúc đẩy xã hội phát triển bao trùm và chống nghèo đói; phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng; và cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và tài chính khí hậu: Tâm điểm của COP 29 (12/11/2024)

Một trong những chủ đề “nóng” nhất của COP29 chính là vấn đề tài chính khí hậu, nơi các quốc gia thảo luận để tìm ra con số tài chính thích hợp nhằm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, sự kiện này đang bị phủ bóng bởi những tuyên bố gây lo ngại từ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 năm tới với lời đe dọa rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris về khí hậu, một thỏa thuận toàn cầu đã được ký kết với mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Hành trình trắc trở “Giấc mơ châu Âu” của Gruzia (29/10/2024)

Theo kết quả cuộc tổng tuyển cử diễn ra mới đây, Đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia có khuynh hướng xích lại gần Nga được tuyên bố giành chiến thắng. Đây là cuộc bầu cử có ý nghĩa vô cùng quan trọng, mang tính lịch sử để quyết định tương lai hội nhập châu Âu của nước này, khi lần này chứng kiến cuộc đối đầu giữa đảng cầm quyền Giấc mơ Gruzia và liên minh đối lập thân phương Tây - một liên minh chưa từng có trong lịch sử. Thế nhưng, những cáo buộc gian lận phiếu bầu và sự phản đối công nhận của phe đối lập đang khiến chính trường Gruzia trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS 16: Bước ngoặt để mở rộng quy mô và vị thế (22/10/2024)

Tuần này một trong những sự kiện đa phương đáng chú ý là Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) lần thứ 16 diễn ra tại Kazan, Liên bang Nga. Hội nghị đánh dấu ý nghĩa quan trọng vì đây sẽ là lần đầu tiên Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tham gia với tư cách là thành viên chính thức. Sự kiện này cũng diễn ra khi BRICS đang vươn lên tầm vóc toàn cầu, định vị mình là một trụ cột quan trọng của trật tự thế giới mới đang hình thành, trong đó đề cao chủ nghĩa đa phương. Những chủ đề chính của chương trình nghị sự do Nga (nước Chủ tịch luân phiên của BRICS) đề xuất sẽ phác họa mục tiêu của khối này.

Hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ tăng tốc vận động tại các bang chiến địa (Ngày 15/10/2024)

Khi ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11 đến gần, hai ứng cử viên là bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang đổ tiền, thời gian và năng lượng vào các bang chiến địa với lịch trình dày đặc kéo dài từ cuối tuần trước đến tuần này. Cả hai đều đang muốn tăng tốc trong những ngày vận động cuối cùng để giành lấy sự ủng hộ, và đích đến là giành lấy phiếu đại cử tri tại các bang này – nơi có ý nghĩa quyết định tới kết quả cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng.

Căng thẳng EU-Trung Quốc tăng nhiệt nguy cơ châm ngòi cuộc chiến thương mại (08/10/2024)

Mới đây, Liên minh châu Âu (EU) bỏ phiếu thông qua quyết định áp thuế bổ sung đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 45% từ ngày 31/10 tới. Động thái này được đánh giá có thể làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán giữa giới chức châu Âu và Bắc Kinh vốn vẫn đang diễn ra để tìm giải pháp hòa giải cho tranh chấp thương mại trước thời hạn cuối tháng 10. Mặt khác, kết quả cũng cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa các thành viên EU liên quan đến chính sách với Trung Quốc.

Trung Đông “nóng rực” sau 1 năm xung đột (01/10/2024)

Ở thời điểm chỉ còn ít ngày nữa, cuộc xung đột tại Dải Gaza giữa Israel và lực lượng Hamas sẽ tròn một năm, những diễn biến trên thực địa đang chứng minh cho những dự đoán trước đó rằng, cuộc xung đột bắt đầu ngày 7/10/2023 không dừng lại ở Gaza mà lan rộng trên nhiều mặt trận. “Điểm nóng” thu hút sự chú ý lúc này là Lebanon khi Israel chuyển từ không kích dữ dội nhằm phá hoại cơ sở hạ tầng quân sự của phong trào Hezbollah ở đây sang một cuộc tấn công trên bộ vào Lebanon. Cùng với loạt vụ ám sát thủ lĩnh cấp cao của Hezbollah và Hamas, liệu Israel có thực sự làm “thay đổi cán cân quyền lực” ở khu vực?

Tương lai nhóm Bộ tứ Kim cương sau nhiệm kỳ Joe Biden (Ngày 24/9/2024)

Tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ Kim cương (còn gọi là QUAD) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia vừa diễn ra tại bang Delaware, Mỹ, 4 nhà lãnh đạo đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh hàng hải và nâng cao khả năng tương tác giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của mỗi nước thành viên. Nhưng điều mà dư luận quan tâm đằng sau những thỏa thuận hợp tác này là thông điệp của Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden về tương lai của Bộ tứ Kim cương khi ông hết nhiệm kỳ và Nhà Trắng có chủ nhân mới.

Vũ khí tầm xa cho Ukraine: “lằn ranh đỏ” mới giữa Phương Tây và Nga (17/9/2024)

Từ khi xung đột nổ ra, Ukraine bị giới hạn về việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga, chủ yếu vì lo ngại về khả năng leo thang căng thẳng giữa các cường quốc. Gần đây, Ukraine liên tục hối thúc Mỹ và phương Tây cho phép sử dụng các mẫu tên lửa tầm xa trong cuộc xung đột. Với Nga, động thái như vậy được coi là vượt “lằn ranh đỏ”, dẫn đến những đáp trả khó lường. Mặc dù đến nay, Mỹ, Anh và một số quốc gia viện trợ cho Ukraine vẫn thận trọng trong việc nới lỏng hạn chế tấn công tầm xa cho Ukraine, nhưng kịch bản này không phải không thể xảy ra.

Văn hoá tranh luận - Đặc trưng bầu cử Tổng thống Mỹ (10/09/2024)

Tranh luận trực tiếp trên truyền hình là một điểm đặc trưng, thậm chí đã trở thành văn hoá tranh luận không thể thiếu trong các kỳ bầu cử Tổng thống tại Mỹ. Các cuộc tranh luận tuy không quyết định trực tiếp vào kết quả bầu cử nhưng lại có sức ảnh hưởng rất lớn khi là “sàn diễn” để các ứng cử viên Tổng thống chứng tỏ tài năng và tầm nhìn của một nhà lãnh đạo, thuyết phục các cử tri - đặc biệt những người còn đang dao động. Hồ sơ sự kiện sẽ giúp quí vị tìm hiểu rõ hơn về truyền thống tranh luận trực tiếp trong các kỳ bầu cử Tổng thống tại Mỹ, điểm lại những khoảnh khắc tranh luận đáng nhớ của các kỳ bầu cử trong lịch sử, và cùng nhận định cho cuộc đua năm 2024 đang vô cùng nóng bỏng.

Sức ép biểu tình tại Israel có tạo bước ngoặt cho đàm phán ngừng bắn ở Gaza? (Ngày 3/9/2024)

Ngay sau khi quân đội Israel tìm thấy và đưa về nước thi thể 6 con tin từ dải Gaza, làn sóng biểu tình phản đối cách xử lý của Chính phủ nước này trong tiến trình đàm phán ngừng bắn và trao đổi con tin, đã nổ ra rầm rộ tại hàng loạt đô thị lớn với hàng trăm nghìn người đổ xuống đây. Đây được ghi nhận là đợt biểu tình lớn nhất tại Israel kể từ khi cuộc xung đột với lực lượng Hamas bùng phát hồi tháng 10 năm ngoái với sức ép ngày càng gia tăng đối với Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Giới phân tích cho rằng sức ép này có thể tạo bước ngoặt cho đàm phán ngừng bắn ở Gaza.

Chiến lược kinh tế - yếu tố quyết định cán cân bầu cử Mỹ (20/08/2024)

Các thành tựu và chính sách về kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử Tổng thống tại Mỹ, cũng là một trong những lĩnh vực được các ứng cử viên tập trung tìm kiếm lợi thế. Cuộc bầu cử năm nay cũng vậy, nắm bắt tâm lý cử tri, nhằm tăng tốc cho cuộc đua gay cấn vào Nhà Trắng, mới đây, hai ứng cử viên của Đảng Dân chủ và Cộng hoà là Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đã cùng công bố các sách lược kinh tế trọng tâm nếu đắc cử. Được đánh giá đều có chung mục tiêu là giúp người dân Mỹ sớm thoát khỏi tình trạng lạm phát hay giảm thuế; nhưng cách tiếp cận cũng như hướng triển khai dự kiến của mỗi ứng cử viên lại có những điểm khác biệt - tạo nên những dấu ấn cạnh tranh riêng!

EU "kiên nhẫn" với Hungary đến bao giờ? (6/8/2024)

Trong một động thái cứng rắn mới đây, giới chức Liên minh châu Âu (EU) đã yêu cầu Hungary giải đáp những lo ngại của khối này về việc nới lỏng các quy định về thị thực đối với công dân của 8 nước mà Budapest mới ban hành, trong đó có Nga và Belarus - những nước đang chịu các biện pháp trừng phạt của EU liên quan cuộc xung đột tại Ukraine. Điều đáng nói, đây chỉ là một trong nhiều động thái liên quan đến căng thẳng giữa EU và quốc gia thành viên Hungary - hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU. Câu hỏi đặt ra là liệu EU sẽ kiên nhẫn đến đâu trong tình huống này?

Mỹ nỗ lực củng cố liên minh châu Á - Thái Bình Dương (30/07/2024)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiếp tục chuyến công du châu Á dài ngày với lịch trình dày đặc tại các điểm đến quan trọng là Nhật Bản và Philippines; tiếp đó là Singapore và Mông Cổ. Chuyến công du diễn ra vào thời điểm được đánh giá là quan trọng đối với nền chính trị Mỹ, sau khi Tổng thống Joe Biden vừa quyết định dừng cuộc đua tái tranh cử. Vì thế, chuyến thăm thứ 18 đến khu vực châu Á kể từ khi nhậm chức của Ngoại trưởng Blinken muốn gửi đi thông điệp trấn an các đồng minh thân cận; đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington với khu vực, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về khả năng “sao đổi ngôi” tại Mỹ.

Đảng Dân chủ khởi động cuộc đua mới (Ngày 23/7/2024)

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố dừng tranh cử, đảng Dân chủ đang phải gấp rút để lựa chọn ứng cử viên thay thế. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đề cử của một chính đảng bỏ cuộc vào phút chót, đặt đảng Dân chủ vào một tình thế hết sức khó khăn. Dù ai là người được lựa chọn cuối cùng thì thời gian chuẩn bị còn lại cũng quá ngắn, và việc có thể đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump thực sự là “một canh bạc”.

"Bóng đen" bạo lực chính trị và sự chia rẽ trong xã hội Mỹ (16/7//2024)

Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa diễn ra từ ngày 15-18/7 trong bối cảnh ứng cử viên Donald Trump vừa bị ám sát hụt. Sự cố này được nhận định sẽ củng cố hình ảnh của ông trong đảng của mình. Giới quan sát nhận định, vụ ám sát hụt cựu lãnh đạo Nhà Trắng và cũng là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa vào thời điểm này chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm một năm bầu cử vốn đã căng thẳng, trong đó các ứng cử viên phải đối mặt với nỗi lo bạo lực và các mối đe dọa ngày càng tăng.

Thượng đỉnh NATO: Thách thức đoàn kết, phòng thủ trong bối cảnh mới (09/07/2024)

Từ ngày 9/7-11/7, mọi ánh mắt đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra trong 3 ngày tại Washington (Mỹ). Sự kiện diễn ra dịp kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh quân sự cũng như hướng tới sứ mệnh thể hiện sự đoàn kết của khối, trong bối cảnh NATO đang đối diện những khó khăn và thách thức lớn chưa từng có từ trước đến nay. Hồ sơ sự kiện hôm nay sẽ giúp quí vị nhìn lại chặng đường 75 năm hình thành và phát triển, cũng như những thách thức hiện nay của liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.

"Bóng ma cực hữu" hiện diện ngày càng rõ nét tại châu Âu (Ngày 2/7/2024)

Sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu với sự trỗi dậy mạnh mẽ của lực lượng cực hữu, châu Âu giờ đây lại càng thêm lo lắng khi cuộc bầu cử Quốc hội tại Pháp – một động thái nhằm “sửa sai” của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mang lại kết quả như mong muốn. Không những vậy, việc Hungary – quốc gia thường đi ngược lại nhiều chính sách chung của Liên minh châu Âu (EU) – đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên EU trong nửa cuối của năm 2024 càng khiến châu Âu thêm lo ngại về “bóng ma cực hữu”, đe dọa làm chệch hướng những mục tiêu mà châu Âu theo đuổi.

Xung đột toàn diện Israel – Hezbollah: “Cơn ác mộng” trở lại? (25/6/2024)

Các cuộc xung đột ở Trung Đông tiếp tục là tin tức nóng bỏng của thời sự quốc tế những ngày qua. Trong bối cảnh chiến sự tại dải Gaza chưa có hồi kết, quân đội Israel cho biết đã phê duyệt kế hoạch tấn công lực lượng Hezbollah ở miền nam Lebanon. Nếu kế hoạch này được tiến hành, Israel sẽ mở ra mặt trận thứ hai đồng thời với cuộc chiến tại Dải Gaza, biến những cuộc đụng độ quy mô nhỏ với Hezbollah thành một cuộc chiến tổng lực. Trong khi đó, Hezbollah cũng đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh “không giới hạn” nếu Israel thực hiện kế hoạch đó. Những diễn biến này làm dấy lên nguy cơ “cuộc chiến Lebanon 2006” đang trở lại với những hệ quả khó lường.

Những chuyển động trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Đại Dương (18/6/2024)

Trong bối cảnh những thách thức về kinh tế và an ninh không ngừng gia tăng, giới quan sát đánh giá, chuyến công du kéo dài gần 1 tuần của Thủ tướng Lý Cường đến các nước New Zealand, Australia và Malaysia là động thái ngoại giao quan trọng thể hiện nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt thông qua hoạt động ngoại giao này, dư luận có thể thấy những chuyển động đáng chú ý trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ở châu Đại Dương, trong khi New Zealand đang dần thay đổi cách tiếp cận theo hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc thì quan hệ giữa Australia với Trung Quốc đang từng bước “hồi sinh” sau thời kỳ băng giá.

Phe cánh hữu trỗi dậy sau bầu cử Nghị viện: Thách thức nào đặt ra cho châu Âu? (11/06/2024)

Châu Âu đang phải đối diện những cú sốc lớn sau khi kết quả cuộc bầu cử Nghị viện công bố với sự trỗi dậy mạnh mẽ của phe cánh hữu. Các đảng, liên minh cầm quyền tại hàng loạt nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Séc và Slovakia... đã thất bại nặng nề. Điển hình như “cơn địa chấn” tại Pháp khi phe cực hữu giành chiến thắng vang dội, gấp đôi số phiếu của đảng Phục hưng cầm quyền, khiến Tổng thống Macron phải tuyên bố giải tán quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm; hay Thủ tướng Bỉ đã phải tuyên bố từ chức. Diễn biến này đang báo hiệu tương lai nào cho các nước châu Âu cũng như toàn khu vực?

Thượng đỉnh Trung – Nhật – Hàn: đưa quan hệ ba bên trở lại đúng hướng (28/5/2024)

Sau gần 5 năm gián đoạn, Hàn Quốc – Trung Quốc và Nhật Bản vừa nối lại cơ chế đối thoại cấp cao ba bên, với Hội nghị thượng đỉnh vừa được tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc). Sự kiện là cơ hội để đưa quan hệ ba nước vốn đã xấu đi trong thời gian qua trở lại quỹ đạo hợp tác và phát triển. Một nền tảng mới cho hợp tác an ninh và thương mại được cho là đã được mở ra sau hội nghị quan trọng này của 3 nước Đông Bắc Á. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, rất khó để ngay lập tức đạt được kết quả thực chất.

Diễn đàn nước lớn nhất thế giới lần thứ 10: Bảo vệ nguồn nước vì sự thịnh vượng chung (21/05/2024)

Từ ngày 18-25/5, Diễn đàn Nước lớn nhất thế giới (WWF) lần thứ 10 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Nusa Dua ở Bali, Indonesia. Với chủ đề “Nước vì sự thịnh vượng chung”, sự kiện thu hút hơn 35.000 người tham gia, bao gồm đại diện chính phủ, quốc hội các nước, các nhà lãnh đạo chính trị, tổ chức đa phương, học giả, xã hội dân sự và doanh nghiệp của 172 quốc gia và vùng lãnh thổ. Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đưa ra các sáng kiến giải pháp và cam kết mới nhằm đạt được sự quản lý nước bền vững và công bằng.

Tìm kiếm sự ổn định giữa những biến động (7/5/2024)

Trong 5 ngày từ 5-10/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du tới 3 nước châu Âu là Pháp, Hungary và Serbia. Chuyến công du này được dư luận quốc tế đặc biệt chú ý bởi đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình trở lại châu Âu sau gần 5 năm. Trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu thay đổi nhanh chóng, quan hệ Trung Quốc- Liên minh châu Âu không chỉ liên quan đến sự phát triển trong tương lai của cả hai bên mà còn có tác động quan trọng đến quản trị toàn cầu và chủ nghĩa đa phương.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân Đông Nam Á vật lộn với nắng nóng kỷ lục (30/04/2024)

Những ngày qua, nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á phải đối mặt với đợt nắng nóng kỷ lục bao trùm. Hàng chục người đã tử vong có liên quan đến nắng nóng, sốc nhiệt tại Thái Lan khiến chính quyền phải phát cảnh báo điều kiện thời tiết cực đoan; trường học tại Philippines đóng cửa; nhiệt độ tại Myanmar đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay ở mức hơn 48 độ C… Liên hợp quốc cảnh báo, nắng nóng - sốc nhiệt là “kẻ giết người thầm lặng”, có thể tiếp tục gây nguy hiểm cho con người trong phạm vi rộng lớn hơn.

Quy mô và tác động cuộc bầu cử lớn nhất thế giới tại Ấn Độ (16/04/2024)

“Đông cử tri đi bầu nhất, chi phí tốn kém nhất, các lá phiếu được thu thập ở độ cao gần 4.600 mét”…, cuộc bầu cử lớn nhất thế giới tại Ấn Độ với rất nhiều con số kỷ lục chính thức bắt đầu từ ngày 19/4. Kết quả của cuộc tổng tuyển cử khổng lồ này được coi là bài kiểm tra lớn sau nhiều thập kỷ với kỳ vọng sẽ định hình tương lai đất nước Ấn Độ.

Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines và tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (9/4/2024)

Tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. có cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên lần đầu tiên tại Washington DC. Đây là cơ chế liên minh tiểu đa phương mới nhất, sau liên minh 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn, liên minh tàu ngầm AUKUS hay Bộ tứ “kim cương” Quad… Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines có ý nghĩa chiến lược không chỉ vì các thông báo chính sách mới mà còn vì thể hiện một “điểm cao” khác trong cấu trúc an ninh “mạng lưới” mới nổi ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

75 năm thành lập, NATO trở về với “răn đe và phòng thủ”.

Ngày 4/4/2024, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kỷ niệm tròn 75 năm thành lập. Mục đích ban đầu khi thành lập NATO là ứng phó với Liên Xô cũ trên cơ sở răn đe và phòng thủ. Nhưng trong thời gian sau đó, NATO đã mở rộng phạm vi hoạt động với nhiều chiến dịch can dự, tập trung vào gìn giữ hòa bình và chống khủng bố. Nhưng ở thời điểm kỷ niệm 75 năm, những biến động địa chính trị toàn cầu đang đưa NATO quay trở lại với mục đích chính ban đầu là răn đe và phòng thủ, nhất là để bảo vệ lãnh thổ ở châu Âu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-07h55 Theo dòng TS
08h50-8h55 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: