logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

An toàn hạt nhân - Vấn đề cấp bách toàn cầu! (13/09/2022)

Mới đây, công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia tại Ukraine cho biết, mọi hoạt động tại nhà máy này đã ngừng lại. Là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu với tổng cộng 6 lò phản ứng, Zaporizhzhia những tháng qua liên tục đứng trước nguy cơ mất an toàn kể từ khi nổ ra xung đột nổ ra tại Ukraine. Một lần nữa, vấn đề an toàn hạt nhân lại trở nên cấp bách trên toàn cầu khi căng thẳng Nga - Ukraine đến nay vẫn chưa hạ nhiệt, trong khi những ký ức kinh hoàng về các thảm họa hạt nhân Chernobyl hay Fukushima Daiichi vẫn còn nguyên vẹn!

Nga tiếp tục "tấn công" châu Âu bằng "vũ khí" năng lượng (Ngày 6/9/2022)

Viễn cảnh Nga cắt đứt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu đang dần hiện hữu khi Gazprom thông báo dừng vô thời hạn việc mở lại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1. Giá gas tăng vọt, cộng với cuộc khủng hoảng giá điện đang manh nha tạo nên những bất ổn xã hội tại châu Âu, thể hiện qua các cuộc biểu tình bắt đầu diễn ra tại một số quốc gia. Châu Âu từng tuyên bố đã sẵn sàng ứng phó với kịch bản không còn nguồn khí đốt của Nga, nhưng những gì diễn ra đang cho thấy châu Âu đang khá bị động khi Nga tiếp tục “tấn công” bằng “vũ khí” năng lượng.

1 năm Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: Cách thế giới đánh giá và nhìn nhận (30/8/2022)

Cách đây 1 năm, ngày 31/8/2021, Mỹ chính thức rút hết lực lượng tại Afghanistan, chấm dứt 20 năm tham chiến tại quốc gia này. Sự kiện đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến dài hơi nhất của nước Mỹ ở nước ngoài được lên kế hoạch từ chính quyền Tổng thống Donald Trump và được thực thi dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden. Dù vậy cách thức rút quân đã khiến Mỹ chịu nhiều chỉ trích và hoài nghi một thời gian dài sau đó. Ngoài ra các biến động chính trị khác trên thế giới đã khiến Mỹ và NATO dường như “bỏ quên” Afghanistan. Sau một năm nhìn lại, Afghanistan vẫn còn một khoảng trống an ninh, một vùng đất bất ổn với nghèo đói và xung đột. Trong khi đó, 1 năm là khoảng thời gian đủ để thế giới đánh giá và nhìn nhận lại cuộc rút quân này.

1 năm Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: Cách thế giới đánh giá và nhìn nhận (30/8/2022)

Cách đây 1 năm, ngày 31/8/2021, Mỹ chính thức rút hết lực lượng tại Afghanistan, chấm dứt 20 năm tham chiến tại quốc gia này. Sự kiện đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến dài hơi nhất của nước Mỹ ở nước ngoài được lên kế hoạch từ chính quyền Tổng thống Donald Trump và được thực thi dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden. Dù vậy cách thức rút quân đã khiến Mỹ chịu nhiều chỉ trích và hoài nghi một thời gian dài sau đó. Ngoài ra các biến động chính trị khác trên thế giới đã khiến Mỹ và NATO dường như “bỏ quên” Afghanistan. Sau một năm nhìn lại, Afghanistan vẫn còn một khoảng trống an ninh, một vùng đất bất ổn với nghèo đói và xung đột. Trong khi đó, 1 năm là khoảng thời gian đủ để thế giới đánh giá và nhìn nhận lại cuộc rút quân này.

Chip bán dẫn - mặt trận mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung (Ngày 16/8/2022)

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới ký một đạo luật với khoản đầu tư lớn chưa từng có cho lĩnh vực sản xuất chip và nghiên cứu khoa học. Đây là đạo luật về kinh tế hiếm hoi nhận được sự đồng thuận nhanh chóng của lưỡng viện quốc hội Mỹ. Đạo luật mới nhận được sự đồng thuận hiếm hoi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ với mục tiêu phục hồi ngành công nghiệp chip đang dần tụt hậu của nước này, đặc biệt là tăng cường cạnh tranh địa chính trị trong ngành công nghiệp bán dẫn – lĩnh vực được nhận định là mặt trận mới trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.

Chiến lược mới của Mỹ ở châu Phi: Tăng tốc để cạnh tranh! (9/8/2022)

Trong bối cảnh cuộc đua của các nước lớn tới châu Phi tăng tốc, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có những điều chỉnh chính sách để phù hợp với tình hình. Điều này được cụ thể hóa trong tài liệu chiến lược mới cho khu vực châu Phi cận Sahara được Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố tại Nam Phi trong chuyến công du 3 nước châu Phi trong tuần này. Chiến lược mới này được điều chỉnh như thế nào so với các chính sách trước đó?

Học thuyết Hải quân mới khẳng định vị thế cường quốc biển của Nga (02/08/2022)

Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm Ngày Hải quân Nga mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin - Tổng Tư lệnh Các Lực lượng vũ trang Nga đã công bố Học thuyết Hải quân mới, coi Mỹ và xu hướng mở rộng của NATO về phía Đông là mối đe dọa đối với Nga. Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn đang ngày càng nóng bỏng, bước đi này được đánh giá là nỗ lực củng cố an ninh quốc gia của Nga, đồng thời nhằm đáp lại “khái niệm chiến lược mới” của NATO công bố mới đây, trong đó coi Nga là mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng nhất.

Tứ giác Tây Á và mục tiêu tăng cường ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực (19/07/2022)

Mới đây trong chuyến công du của Trung Đông của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã diễn ra hội nghị thượng đỉnh trực tuyến lần đầu tiên giữa 4 nước gồm Mỹ, Israel, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) - được biết đến với tên gọi “Bộ Tứ Tây Á - I2U2”. Theo giới quan sát, sự hình thành và phát triển của nhóm Bộ tứ mới này không chỉ cho thấy nỗ lực của Mỹ và các đồng minh, đối tác trước sức ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc tại khu vực, mà còn đang phản ánh ngày càng rõ ràng xu hướng tập hợp liên minh trong một cấu trúc thế giới mới đang thay đổi nhanh chóng!

Nhiều nước đang phát triển nguy cơ tiếp bước Sri Lanka (Ngày 12/7/2022)

Cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở Sri Lanka đã kéo theo khủng hoảng chính trị khi cả Thủ tướng và Tổng thống quốc gia này đã phải từ chức để mở đường cho một cuộc tổng tuyển cử. Điều đáng nói là kịch bản mà Sri Lanka đang phải đối mặt có nguy cơ lặp lại ở một số nền kinh tế đang phát triển, theo cùng một quy trình là các tác động kinh tế từ bên ngoài như lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng cộng với những bất ổn tài chính bên trong. Một số cái tên đang được nhắc đến nhiều nhất trong nguy cơ này là Ghana, Tunisia, El Salvado, Ai Cập, Pakistan, thậm chí cả Argentina.

Trọng tâm điều chỉnh trong “Khái niệm chiến lược” mới của NATO (5/7/2022)

Lần đầu tiên sau hơn 1 thập kỷ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – liên minh quân sự lớn nhất thế giới đã công bố “Khái niệm chiến lược mới”. Đây là tài liệu quan trọng, xác định các giá trị và mục tiêu của liên minh quân sự, đồng thời định hướng các nhiệm vụ ưu tiên liên quan đến vấn đề an ninh và giải quyết những thách thức mà NATO phải đối mặt trong thập kỷ tới. Thông thường, Chiến lược của NATO được thông qua 10 năm một lần. Đây là bản chiến lược thứ 4 của liên minh này kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Sự điều chỉnh trong “Khái niệm chiến lược mới” của NATO có gì khác giai đoạn trước? Chiến lược mới này sẽ ảnh hưởng ra sao đến cục diện an ninh thế giới hiện nay?

Tam giác đồng minh Mỹ-Nhật-Hàn: Gác bất đồng vì mục tiêu chung! (28/06/2022)

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ ngày 28-30/6 tại Madrid, Tây Ban Nha diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên giữa 3 nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật-Hàn. Đây là cuộc gặp đầu tiên sau hơn 4 năm giữa các lãnh đạo kể từ cuộc gặp gần nhất được tổ chức hồi tháng 9/2017; đồng thời cũng là lần tiếp xúc trực tiếp 3 bên đầu tiên kể từ khi 3 nước có các nhà lãnh đạo mới. Cần nhắc lại, trục trặc và bất đồng trong quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc được cho là nguyên nhân khiến bộ ba không thể tổ chức một cuộc gặp 3 bên thời gian qua mà chỉ dừng ở các cuộc gặp song phương. Liệu tam giác đồng minh này có khởi sắc dưới thời các nhà lãnh đạo mới?

Hồ sơ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung sau 4 năm liệu có giảm nhiệt? (21/6/2022)

Thời gian gần đây, vấn đề thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc lại là chủ đề dấy lên trong dư luận và chính giới Mỹ. Thực tế, từ tháng 3, Chính quyền của Tổng thống Biden đã thực hiện bước đầu tiên để xem xét lại vấn thuế quan đối với hơn 300 tỷ đô la hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc, vốn sẽ tự động hết hạn vào tháng 7 tới. Trong bối cảnh lạm phát Mỹ đang phi mã, câu hỏi đặt ra là có nên nới lỏng chính sách thuế lên hàng hóa Trung Quốc từng được áp đặt dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump để giảm bớt sức ép về giá cả hàng hóa hay không? Hồ sơ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung sau 4 năm sẽ được điều chỉnh ra sao?

Những điểm nhấn đáng chú ý tại Đối thoại Shangri-La 2022 (Ngày 7/6/2022)

Sau hai năm buộc phải hủy bỏ do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 được tổ chức trực tiếp trở lại trong ba ngày 10-12/6 tại Singapore. Đối thoại năm nay được tổ chức với quy mô lớn nhất trong nhiều năm trở lại đây, với Bộ trưởng nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã xác nhận tham dự. Giống như nhiều kỳ Đối thoại Shangri-La gần đây, dư luận vẫn đặc biệt quan tâm tới bầu không khí căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc – trên cả diễn đàn chung lẫn trong cuộc gặp song phương bên lề của Bộ trưởng Quốc phòng hai nước.

Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại Thái Bình Dương (31/05/2022)

Một trong những sự kiện ngoại giao đang thu hút sự chú ý của giới quan sát là chuyến công du dài ngày tới một loạt quốc gia Thái Bình Dương của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị. Sau một năm kể từ cuộc họp cấp ngoại trưởng bằng hình thức trực tuyến lần đầu tiên, trong chuyến công du lịch sử tới 8 quốc gia trong khu vực lần này, Ngoại trưởng Trung Quốc cùng chủ trì cuộc họp ngoại trưởng lần thứ hai tại Fiji với nhiều nội dung thúc đẩy hợp tác quan trọng. Mặc dù bản dự thảo “Kế hoạch hành động 5 năm” mà Trung Quốc đã gửi tới 10 quốc gia Thái Bình Dương không đạt được sự đồng thuận nhưng chuyến đi của ông Vương Nghị được cho là đang đặt ra những nền móng vững chắc hơn cho sự hiện diện của Trung Quốc ở khu vực.

Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương - nước cờ chiến lược của Mỹ tại khu vực (24/05/2022)

Trong chuyến thăm Nhật Bản vừa diễn ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một khuôn khổ mới nhằm thể hiện các cam kết về kinh tế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) nhằm mục đích làm sâu sắc hơn quan hệ thương mại giữa Mỹ và 12 quốc gia trong khu vực nhằm nâng cao vai trò của Washington kể từ khi cựu Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: