logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Indonesia cân nhắc chính sách giáo dục bắt buộc 13 năm - tăng tốc kiến tạo thế hệ nhân lực vàng (22/07/2024)

Mới đây, Bộ Điều phối Phát triển Con người và Văn hóa Indonesia cho biết đang nghiên cứu chính sách giáo dục bắt buộc kéo dài 13 năm. Đặc biệt, điểm mới của chính sách này là giáo dục mầm non sẽ trở thành bắt buộc, bởi đây được đánh giá đây là độ tuổi vàng của trẻ. Đây được đánh giá là bước đi mới nhất của Indonesia trong lộ trình kiến tạo một thế hệ nhân lực vàng để phát triển đất nước, trong bối cảnh nhiều thách thức và cơ hội mới như hiện nay. Vậy những lợi thế và thách thức với Indonesia trong lộ trình này là gì? Góc nhìn của PV Phạm Hà - Thường trú Đài TNVN tại Indonesia.

Campuchia quyết tâm thoát nhóm quốc gia kém phát triển vào năm 2029 (19/07/2024)

Mới đây, chính phủ Campuchia một lần nữa bày tỏ quyết tâm đưa đất nước Chùa Tháp thoát khỏi nhóm các “quốc gia kém phát triển”. Mốc thời gian đặt ra là năm 2029, trong đó kết quả phát triển kinh tế - xã hội trong vòng 5 năm tới được đánh giá có vai trò quan trọng hàng đầu đối với việc hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng này. Vậy triển vọng mục tiêu này của Campuchia liệu có sáng sủa hơn trong điều kiện mới hiện nay, khi nước này cũng từng đặt ra mốc thời gian 2027 để “thoát nghèo”, nhưng đã phải điều chỉnh do chưa thực sự sẵn sàng. Góc nhìn của PV Văn Đỗ - Thường trú Đài TNVN tại Campuchia.

Chế độ tuần làm việc 6 ngày: Vì sao Hy Lạp đi ngược xu thế? (17/7/2024)

Mới đây, Hy Lạp trở thành quốc gia đầu tiên trong Liên minh châu Âu (EU) áp dụng chế độ làm việc 6 ngày một tuần, nhằm tăng năng suất lao động và ngăn chặn điều mà chính phủ gọi là “quả bom hẹn giờ” khi dân số già và tình trạng thiếu lao động có tay nghề cao. Tuy nhiên, các dự án thí điểm trên khắp châu Âu gần đây cho thấy một tuần làm việc 4 ngày thường giúp tăng năng suất, vì thế động thái của Hy Lạp dường như đang đi ngược lại với xu thế chung. Vì sao như vậy? Kéo dài thời gian làm việc liệu có tăng năng suất?

Indonesia với mục tiêu trở thành thiên đường mới của giới siêu giàu tại châu Á (12/07/2024)

Với quy mô kinh tế lớn và vị trí chiến lược, Indonesia đang ấp ủ tham vọng trở thành trung tâm châu Á quản lý tài sản, một “thiên đường” mới của giới siêu giàu, nhằm cạnh tranh với Singapore hay Hong Kong (Trung Quốc). Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, chính phủ Indonesia cần phải thận trọng chuẩn bị mọi phương án kiểm soát và quản lý kỹ lưỡng để ngăn chặn các hoạt động rửa tiền, từ đó mới có thể tạo dựn được uy tín và niềm tin cho các nhà đầu tư. Góc nhìn của Phạm Hà - Phóng viên thường trú Đài TNVN tại Indonesia.

Thái Lan trấn áp du lịch 0 đồng – Quyết tâm có thành hiện thực? (Ngày 15/7/2024)

Trong xu thế phục hồi du lịch sau đại dịch Covid-19, Thái Lan đặt mục tiêu thu hút lượng khách quốc tế kỷ lục là 40 triệu lượt khách trong năm 2024, củng cố vị thế “nhà vô địch của du lịch Đông Nam Á”. Mục tiêu về thu hút lượng khách quốc tế được đánh giá là khả thi, nhưng vấn đề của Thái Lan là khó đạt mục tiêu về doanh thu là 3,5 nghìn tỷ Baht, một phần do loại hình “tua du lịch 0 đồng” gây thất thu cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó loại hình du lịch này còn ảnh hưởng rất lớn tới danh tiếng của Thái Lan.

Khan hiếm nước sạch: Thách thức lớn của Ấn Độ (Ngày 3/7/2024)

Ấn Độ là nơi sinh sống của gần 18% dân số toàn cầu, thế nhưng lại chỉ sở hữu 4% nguồn tài nguyên nước của thế giới. Không những vậy, nguồn tài nguyên còn đang bị thu hẹp đáng kể do ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu khiến lượng mưa suy giảm và thất thường. Tình trạng khan hiếm nước tại Ấn Độ đang kéo theo nhiều hệ lụy, không chỉ với đời sống xã hội mà còn với kinh tế. Thậm chí Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s mới đây còn cảnh báo căng thẳng về nguồn nước đang gia tăng đang đặt ra rủi ro lớn đối với sức mạnh về xếp hạng tín nhiệm nhà nước của Ấn Độ.

Năng lượng hạt nhân có là giải pháp cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Australia? (28/6/2024)

Dù có nhiều ưu điểm, điện hạt nhân vẫn luôn là chủ đề gây tranh cãi lớn trên thế giới. Một số quốc gia đã quyết định nói không với dạng năng lượng này. Trong khi đó, một số quốc gia khác lại đang cân nhắc hồi sinh nhà máy điện hạt nhân hoặc xây mới các lò phản ứng. Tại Australia, chủ đề điện hạt nhân cũng đang “nóng lên” khi mới đây lãnh đạo liên đảng đối lập nước này đề xuất kế hoạch xây 7 nhà máy điện hạt nhân. Liệu rằng năng lượng hạt nhân có phải là giải pháp cho quá trình chuyển đổi năng lượng của Australia? Người dân quốc gia này có quan điểm ra sao trước điện hạt nhân trong bối cảnh giá điện tăng và vừa trải qua các cuộc khủng hoảng năng lượng?

Tạo mọi điều kiện để các thí sinh đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (PS 25/6/2024)

Trong công điện về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương tạo điều kiện thuận lợi về ăn ở, đi lại cho học sinh đặc biệt là con em đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, vùng sâu, vùng xa, học sinh khuyết tật với phương châm không để học sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về kinh tế, đi lại. Ngày thi đã cận kề, các địa phương đã chuẩn bị những phương án nào để thực hiện đúng yêu cầu vừa nêu?

Hàng loạt nhà máy lớn đóng cửa - Ngành công nghiệp Thái Lan bên bờ vực khủng hoảng (26/06/2024)

Ngành công nghiệp Thái Lan đang đứng trên bờ vực khủng hoảng trước những tiến bộ công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc và kế hoạch tăng lương tối thiểu hàng ngày gây tranh cãi. Theo truyền thông Thái Lan, với việc hai “ông lớn” trong ngành ô tô Nhật Bản là Subaru và Suzuki chuẩn bị ngừng hoạt động sản xuất tại Thái Lan, tình hình đang trở nên xấu đi nhanh chóng. Vậy chuyện gì đang xảy ra với ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Thái Lan nói chung? Góc nhìn của PV Ngọc Diệp - Thường trú Đài TNVN tại Thái Lan.

Giải pháp để Indonesia thoát khỏi tình trạng là một trong những quốc gia lãng phí thực phẩm nhất thế giới (21/06/2024)

Theo các số liệu thống kê, Indonesia hiện là một trong những quốc gia có mức thất thoát và lãng phí lương thực top đầu thế giới và đứng đầu châu Á. Với trung bình khoảng 115kg - 185 kg bình quân đầu người mỗi năm, lượng lớn rác thải thực phẩm tại Indonesia chủ yếu từ các khách sạn, nhà hàng và cả các hộ gia đình. Nhằm giảm thiểu tình trạng này, từ năm 2022, chính phủ Indonesia đã phát động chương trình tiết kiệm thực phẩm và hiện nay đang triển khai rộng khắp ở 16 tỉnh, thành phố trên khắp cả nước. Hiệu quả và tác động của chiến lược này đến nay ra sao? Góc nhìn của PV Võ Giang - Thường trú tại Indonesia.

Hà Nội xây dựng tiêu chí nhà trọ an toàn cho công nhân (20/06/2024)

Với vị trí là Thủ đô- trung tâm kinh tế, chính trị và xã hội của cả nước, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành phố đến sinh sống và làm việc. Tất cả công nhân lao động đều mong muốn tìm được một chỗ ở an toàn, thân thiện, đảm bảo điều kiện sống tối thiểu
Vậy nhưng trong thực tế, nhiều lao động vẫn phải sống trong các khu nhà trọ không đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy và nhiều điều kiện khác
Đảm bảo công nhân lao động có chỗ ở an toàn, nâng cao chất lượng cuộc sống, Hà Nội đang triển khai Dự án “Nâng cao chất lượng chỗ ở, bảo đảm an toàn và đáp ứng tiêu chí đề ra cho lao động di cư trong nước và gia đình tại Việt Nam”.

Australia siết thị thực: Sinh viên Việt Nam phải lưu ý gì? (19/6/2024)

Australia là quốc gia có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới. Đây cũng là nơi có tỷ lệ sinh viên quốc tế cao nhất so với tổng thể sinh viên của cả đất nước. Trong nỗ lực kiểm soát người nhập cư, Australia bắt đầu giảm số lượng thị thực cấp cho sinh viên quốc tế từ cuối năm ngoái và chính sách này tiếp tục thắt chặt hơn nữa khi bắt đầu từ ngày 1/7 tới, Australia sẽ bãi bỏ một số quy định cấp thị thực đối với sinh viên quốc tế nhằm làm giảm bớt số lượng và đảm bảo sinh viên đến Australia có mục đích chính là học tập. Chính sách mới này của Australia đang nhận được phản ứng ra sao? Sinh viên Việt Nam có nhu cầu học tập ở quốc gia này cần phải lưu ý điều gì?

Liên minh Dược phẩm sinh học và vai trò ổn định chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu (Ngày 17/6/2024)

Trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế sinh học 2024 diễn ra tại thành phố San Diego, bang California (Mỹ), Liên minh Dược phẩm sinh học gồm Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Liên minh châu Âu đã được thành lập với mục đích xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt trong lĩnh vực dược phẩm sinh học. Với việc thống nhất điều phối các chính sách, quy định sinh học cũng như các biện pháp hỗ trợ nghiên cứu và phát triển của các quốc gia tương ứng, liên minh mới này sẽ cùng nhau xây dựng bản đồ chuỗi cung ứng dược phẩm chi tiết, góp phần ổn định chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu, tránh những trường hợp gián đoạn nghiêm trọng như đã từng xảy ra trong đại dịch Covid-19.

Mô hình "một cửa" không giờ hành chính ở thôn, bản của tỉnh Lào Cai: Chính quyền phục vụ, nhân dân hưởng lợi (18/06/2024)

Nhờ ứng dụng Internet, nhiều thôn, bản ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã hình thành những mô hình “một cửa” hỗ trợ bà con giải quyết thủ tục hành chính mà không phụ thuộc giờ hành chính. Người dân không phải đi lại mất thời gian như trước và được làm thủ tục ở bất kỳ khung giờ nào. Cách làm sáng tạo nào đã giúp một địa phương ở miền núi, với phần đông là đồng bào dân tộc thiểu số lại thực hiện thành công mô hình “một cửa” hiện đại và hiệu quả như vậy?

Báo động tình trạng thế hệ người trưởng thành ăn bám gia đình tại Hàn Quốc (14/06/2024)

Hàn Quốc hiện nay ngày càng phổ biến xu hướng người trưởng thành trong độ tuổi từ 25-35 thậm chí đến 40 tuổi vẫn sinh sống cùng bố mẹ, không thể tự lập về tài chính và luôn cần đến sự trợ giúp của gia đình. Một thế hệ mới với tên gọi “Kangaroo Tribe” - “Thế hệ chuột túi”, đang trở nên đáng báo động, đặt ra hàng loạt vấn đề cho xã hội Hàn Quốc, bởi không chỉ gây tổn hại đến các gia đình hạt nhân mà còn có nguy cơ kéo lùi nền kinh tế đất nước. Góc nhìn của PV Tuấn Nhật - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản theo dõi khu vực Đông Bắc Á.

Vì sao Thái Lan đảo ngược chính sách thu phí du lịch? (12/6/2024)

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin mới đây cho biết sẽ hủy bỏ đề xuất của chính quyền tiền nhiệm về việc thu phí du lịch 300 baht (khoảng 8,2 USD) đối với mỗi khách du lịch nước ngoài đến Thái Lan bằng đường hàng không. Vì sao sự đảo ngược chính sách như vậy?

Đợt cắt giảm lãi suất lịch sử của ECB (Ngày 10/6/2024)

Sau một thời gian dài chờ đợi, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cuối tuần qua đã thông báo cắt giảm lãi suất đợt đầu tiên kể từ năm 2019. Đây được xem là điểm chính thức đánh dấu giai đoạn áp dụng chính sách lãi suất cao của châu lục để ứng phó với lạm phát tăng vọt, đồng thời tạo “cú hích” rất cần thiết cho nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ở thời điểm này. Không chỉ có ý nghĩa với châu lục, động thái của ECB còn gửi đi những tín hiệu tích cực với giới đầu tư toàn cầu với những dự đoán về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng sẽ bắt đầu thực hiện cắt giảm lãi suất trong năm nay.

Nắng nóng Ấn Độ: Thách thức các giới hạn (3/6/2024)

Mùa hè năm nay tiếp tục ghi nhận các kỷ lục về nắng nóng tại nhiều quốc gia trên thế giới từ châu Á, châu Âu đến châu Mỹ. Nền nhiệt trên 40 độ C trở nên phổ biến và kéo dài tại nhiều quốc gia. Trong tuần qua, tin tức về nắng nóng khắc nghiệt tập trung vào Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới và thường xuyên ghi nhận nền nhiệt cao trong mùa hè. Tuy nhiên, đợt sóng nhiệt gần đây nhất có gì bất thường và nó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và nền kinh tế của quốc gia Nam Á?

Kinh nghiệm quản lý, phòng chống thuốc lá điện tử ở các nước (31/05/2024)

Hôm nay - 31/5 là Ngày Thế giới Không thuốc lá với chủ đề “Bảo vệ trẻ em với những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”. Chủ đề này đặc biệt thời sự khi hiện nay các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và nhiều loại thuốc lá mới khác đang ngày càng “bùng nổ”, tạo cơn sốt trong giới trẻ toàn cầu. Nhưng trái với thông tin cho rằng, thuốc lá điện tử vô hại, thậm chí có thể giúp cai nghiện thuốc lá thông thường, nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc lá điện tử có chứa rất nhiều chất hoá học độc hại gây nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Vậy cần nhận diện rõ nguy cơ và tác hại nghiêm trọng của thuốc lá điện tử như thế nào; Kinh nghiệm của các nước ra sao trong việc kiểm soát, quản lý, ngăn chặn loại thuốc lá này? Góc nhìn của PV Việt Nga - TT tại Australia và PV Ngọc Diệp - TT tại Thái Lan.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế (Ngày 27/5/2024)

“Tăng trưởng không bền vững”, “sự hỗn loạn trong lĩnh vực giáo dục quốc tế”… - đây là một số ý kiến trong cuộc tranh luận đang rất được quan tâm tại Australia liên quan đến câu chuyện quản lý tuyển sinh quốc tế của các trường đại học. Theo Bộ Giáo dục Australia, số lượng sinh viên quốc tế quá lớn đang khiến giá nhà ở tăng vọt, làm tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng nhà ở tại quốc gia này, đồng thời đặt ra những vấn đề về chất lượng đào tạo, vì thế Bộ đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế. Nhưng phía các trường đại học lại cho rằng việc đưa ra giới hạn như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tự chủ tài chính của các trường. Vậy Australia làm cách nào để tìm được sự cân bằng trong câu chuyện này?

Mô hình cà phê sáng - nơi kết nối người dân và chính quyền

Với mong muốn gần dân, sát dân, lắng nghe tiếng nói của người dân, tháng 3 vừa qua thành ủy Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã triển khai mô hình "Cà phê sáng" tại 14 phường trên địa bàn. Mô hình này đã giúp chính quyền địa phương kịp thời giải đáp những vướng mắc và giải quyết ngay những bức xúc của người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, mô hình hoạt động có hiệu quả đã giúp củng cố niềm tin của dân vào chính quyền.

Luật AI mới của châu Âu: định hình tiêu chuẩn thế giới? (24/5/2024)

Công cụ AI xuất hiện có thể hỗ trợ con người trong nhiều công việc nhưng sự thông minh của công nghệ này cũng khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, thậm chí các chuyên gia còn bày tỏ lo ngại AI có thể đe dọa tương lai con người. Sự lo ngại này đã khiến các chính phủ phải đẩy mạnh những nỗ lực nhằm tăng cường quản lý AI. Nỗ lực mạnh mẽ hơn cả đang diễn ra tại Liên minh châu Âu (EU), nơi vừa phê chuẩn lần cuối cùng đối với bộ luật về AI mang tính bước ngoặt và là đạo luật đầu tiên trên thế giới kiểm soát AI giúp giải quyết thách thức công nghệ toàn cầu. Nội dung của đạo luật này và tính toàn diện của những quy định được đề cập trong "10 phút Sự kiện- luận bàn".

Lào siết chặt quản lý trong lĩnh vực du lịch (Ngày 22/5/2024)

Du khách quốc tế sẽ bị xử phạt nếu đổi tiền tại các cơ sở thu đổi ngoại tệ ngoài hệ thống chính thức – đây là nội dung rất đáng chú ý trong thông báo mà Văn phòng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào vừa mới quan hành. Thông báo nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Lào về việc tăng cường công tác quản lý ngoại tệ, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến dịch vụ du lịch. Vậy vì sao Lào lại đặc biệt quan tâm đến việc quản lý ngoại tệ trong lĩnh vực du lịch như vậy, và liệu bước đi này có ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của thị trường du lịch Lào cũng như ảnh hưởng đến mục tiêu quốc gia này đặt ra về thu hút khách quốc tế?

Bình Định thu gom rác thải nhựa từ tàu cá- hành động thiết thực cùng bảo vệ biển xanh (21/05/2024)

Trước thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa đại dương ngày một nghiêm trọng, Bình Định trở thành địa phương đi đầu trong công tác quản lý chất thải nhựa từ hoạt động khai thác thủy sản. Cùng với đánh bắt hải sản, nhiều tàu cá của Bình Định khi trở về bờ, ngư dân còn có nhiệm vụ thu gom những túi rác thải nhựa trong quá trình hoạt động trên biển. Việc thu gom rác thải nhựa đại dương cũng đã được dịa phương thể chế hóa bằng các qui định cụ thể:

Kỳ vọng gì vào chương trình năng lượng mặt trời cho người thu nhập thấp tại Mỹ? (20/05/2024)

Năng lượng mặt trời tại các hộ gia đình từ lâu được coi là khó tiếp cận đối với người Mỹ có thu nhập thấp và trung bình do chi phí ban đầu cao. Trước thực tế này, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây công bố gói tài trợ 7 tỷ USD cho các dự án năng lượng mặt trời phục vụ các hộ gia đình có thu nhập thấp. Ước tính sẽ có gần 1 triệu hộ gia đình thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn được hưởng lợi từ gói tài trợ. Có thể kỳ vọng gì vào chương trình mới này, góc nhìn của PV Phạm Huân - Thường trú tại Mỹ.

Giá vàng thế giới tăng bất thường: nhìn từ thị trường Trung Quốc (Ngày 17/5/2024)

Giá vàng thế giới đã tăng mạnh lên gần 2.400 USD/ounce sau những thông tin tích cực về chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 của Mỹ, củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Tuy nhiên, những tín hiệu từ chính sách tiền tệ của Mỹ chỉ là một trong những yếu tố góp phần vào “cơn sốt giá vàng” từ đầu năm đến nay – đợt tăng giá mà các chuyên gia phải thừa nhận là “điên rồ và nằm ngoài dự đoán”. Còn động lực chính của đợt tăng giá vàng mới nhất chính là sức mua lớn từ các Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và người tiêu dùng tại quốc gia này. Vậy điều gì đang diễn ra tại Trung Quốc, và liệu thị trường vàng tại quốc gia này có phản chiếu những gì đang diễn ra trên thị trường toàn cầu?

Triển vọng từ ca ghép thận đầu tiên tại ĐBSCL (PS 16/5/2024)

Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ mới đây đã thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên của vùng ĐBSCL với sự hỗ trợ của đoàn chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy. Qua đó đưa bệnh viện vào danh sách trung tâm ghép thận thứ 26 tại nước ta. Các bác sĩ nơi đây đã có sự chuẩn bị thế nào cho kỳ tích này? Triển vọng cho lĩnh vực ghép thận của vùng Tây Nam Bộ thời gian tới ra sao? Đây là nội dung được chúng tôi bàn luận trong chương trình với sự tham gia của PV Hồng Phương thường trú tại ĐBSCL.

Kinh nghiệm ứng phó, quản lý cơn sốt vàng tại Ấn Độ (15/05/2024)

Những ngày qua, cơn sốt vàng tiếp tục khuấy đảo thị trường toàn cầu với các mức đỉnh liên tục được thiết lập. Tuy nhiên trong phiên giao dịch đầu tuần, tại thị trường châu Á, giá vàng giao ngay đã giảm khoảng 0,51% - đi ngược lại đà tăng liên tục vừa qua. Dù vậy, biểu đồ giá vàng được dự đoán sẽ còn diễn biến phức tạp những ngày tới, trong đó, Ấn Độ cũng là một trong những thị trường “điểm nóng” được quan tâm tại châu Á. Nhưng khác với bầu không khí nóng bỏng tại Trung Quốc, thị trường vàng tại Ấn Độ dù cũng tăng nhiệt tuy nhiên ở mức thấp hơn so với dự báo. Vậy toàn cảnh bức tranh thị trường vàng tại Ấn Độ ra sao, góc nhìn của PV Phan Tùng - TT tại Ấn Độ.

Làm gì để di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long - Cát Bà từ danh hiệu thành thương hiệu (14/05/2024)

Cụm quần thể vịnh Hạ Long thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh và quần đảo Cát Bà, thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng đã được Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
. Ngày 11/5 vừa qua, Đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao quyết định cho thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Đây là cơ hội lớn, mở ra hướng khai thác hiệu quả hơn tiềm năng du lịch ở khu vực này. Vấn đề đặt ra là việc khai thác di sản và bảo tồn giá trị di sản sẽ được thực hiện thế nào, bởi Hạ Long – Cát Bà đã không còn là di sản riêng của địa phương hay của quốc gia, mà nằm trong quỹ đạo của các di sản thế giới. “Làm gì để di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long – Cát Bà từ danh hiệu thành thương hiệu” là nội dung được chúng tôi bàn luận trong Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn ngày 14/5/2024.

Châu Âu giải quyết tình trạng quá tải khách du lịch như thế nào? (13/5/2024)

Tại châu Âu, các phong trào phản đối du lịch quá mức đang xuất hiện ở nhiều nước. Liệu có giải pháp nào vừa dung hòa lợi ích của người dân địa phương vừa sinh lợi từ du lịch?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: