Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Công thương tại Công điện số 383 và văn bản số 77 của Tổng cục Quản lý thị trường về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đang tăng cường giám đối với hệ thống kinh doanh xăng dầu trên địa bàn. Qua đó, đã phát hiện, xử lý nhiều vi phạm và tiến hành xử phạt hàng loạt cơ sở kinh doanh xăng dầu theo quy định pháp luật.
Quản lý thị trường thành phố Hà Nội: thành lập 3 đoàn kiểm tra đột xuất các cây xăng trên địa bàn thành phố
- Tiền Giang: Phát hiện gần 400 sản phẩm quần áo may sẵn có nhãn không đúng quy định
- Quy định chi tiết về ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử
Quản lý thị trường Quảng Ninh: Tạm giữ 10.000 bộ Kit test nhanh Covid-19 có dấu hiệu nhập lậu
- Hà Nội: Tiêu hủy hơn 20 tấn thịt bò đông lạnh không rõ nguồn gốc
- Tăng cường kiểm soát thị trường hàng hoá sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
Quản lý thị trường Bắc Giang: xử phạt gần 100 triệu đồng đối tượng vận chuyển chân gà tẩm ướp nhập lậu.
- Bạc Liêu: 4 hộ kinh doanh sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện bán thuốc thú y hết hiệu lực.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn thực phẩm trong suốt mùa lễ hội 2023.
Qua thanh tra, kiểm tra, trong năm 2022 lực lượng quản lý thị trường đã xử lý 575 vụ vi phạm quy định pháp luật trong kinh doanh xăng dầu với số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 20 tỉ đồng. Để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày 15/1, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Công văn số 77 về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Qua thanh tra, kiểm tra, lực lượng quản lý thị trường trong năm 2022 đã xử lý 575 vụ vi phạm quy định pháp luật trong kinh doanh xăng dầu với số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 20 tỉ đồng. Để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày 15/1, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Công văn số 77 về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Quản lý thị trường Bắc Ninh: tiêu hủy gần 10.000 sản phẩm vi phạm.
- Quảng Nam: Tạm giữ hàng trăm điện thoại di động đã qua sử dụng, có dấu hiệu nhập lậu.
- Cận Tết, cẩn trọng với bánh mứt kẹo mập mờ nguồn gốc, xuất xứ.
- Cảnh báo người tiêu dùng khi mua pháo hoa dịp Tết 2023
Mua sắm trực tuyến tại Việt Nam phát triển rất nhanh, song người tiêu dùng lại đang đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu niềm tin với hoạt động này. Một trong những nguyên nhân chính được xác định là do tình trạng bán hàng giả, hàng kém chất lượng có xu hướng ngày càng tăng, nhất là khi kinh doanh trên thương mại điện tử bùng nổ. Năm 2022, có tới hơn 100 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại, nhưng để xử lý đến cùng các hành vi vi phạm bán hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ trên không gian mạng lại không dễ dàng, gặp nhiều khó khăn. “Gian lận trên thương mại điện tử khó xử lý- cần sự phối hợp của các lực lượng liên ngành”.
Quản lý thị trường Hà Nội: phát hiện và thu giữ 1 tấn nầm lợn thối hỏng đang được vận chuyển đi tiêu thụ.
- Bắc Giang: Tạm giữ 36.000 túi chân gà ăn liền nhập lậu.
- Gia Lai: Xử phạt 80 triệu đồng 1 doanh nghiệp giả mạo nguồn gốc, xuất xứ cây chanh dây giống.
Quản lý thị trường Hà Tĩnh thu giữ gần 1 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc trên đường vận chuyển đi tiêu thụ
- Long An, kiểm tra, tạm giữ lô hàng lớn đường cát và bia có xuất xứ nước ngoài nhập lậu
- Hà Nội phát hiện, thu giữ gần chục nghìn sản phẩm máy hút thuốc lá điện tử và phụ kiện nhập lậu
Năm 2023, thay vì kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, lực lượng Quản lý thị trường cả nước sẽ chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa, đặt mục tiêu trở thành lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7. Trong đó, xác định cấp Đội là hạt nhân trong việc xây dựng lực lượng quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại. Đây là nội dung trọng tâm mà lực lượng quản lý thị trường nêu ra tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 diễn ra chiều qua, tại Hà Nội.
Quản lý thị trường Lai Châu: kiểm tra, phát hiện và thu giữ gần nửa tấn thịt và mỡ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Bắc Ninh: tạm giữ 5.000 sản phẩm thuốc lá điện tử và hơn chục can hóa chất không có hóa đơn chứng từ.
- Thuốc giả- nỗi lo thật.
- Cảnh báo về hành vi lừa đảo bán thuốc Hoạt huyết dưỡng não qua mạng
Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ phát hiện cơ sở kinh doanh chả cá chứa chất hàn the
- Quảng Ninh: phát hiện, xử lý cửa hàng bày bán công khai hàng ngàn sản phẩm nhập lậu
- Phát hiện hàng nghìn má phanh, phụ tùng xe máy giả thương hiệu nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý thị trường Hà Giang thu giữ hàng trăm gói Mứt tết gian lận thời hạn sản xuất.
- Thái Bình: khởi tố vụ án, khởi tố bị can sản xuất, kinh doanh lượng lớn quần áo giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.
- Hà Nội: ngăn chặn kịp thời vụ vận chuyển gần 2 tấn nội tạng không đảm bảo an toàn thực phẩm đi tiêu thụ.
Dịp cuối năm và cận Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng rượu bia tăng cao đột biến. Đây cũng là "cao điểm" cho cuộc chiến của các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường để ngăn chặn rượu lậu, rượu giả, rượu kém chất lượng, bảo vệ doanh nghiệp sản xuất chân chính và sức khỏe người tiêu dùng.
Quản lý thị trường Thanh Hoá: thu giữ gần 1 tấn rưỡi bì lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Phát hiện nhiều vi phạm tại Chợ bán phụ tùng xe máy lớn nhất phía Nam
- Hà Nội: kiểm tra, phát hiện và thu giữ lô thuốc lá điện tử nhập lậu trị giá gần 4 tỷ đồng
- QLTT thông tin cảnh báo đối tượng mạo danh công chức Quản lý thị trường lừa đảo doanh nghiệp
Lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, đột biến dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023, hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để thu lời bất chính, ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng. Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương đã ban hành kế hoạch Cao điểm “Tăng cường kiểm tra, giám sát và ngăn chặn thực phẩm không đảm bảo an toàn những ngày cận Tết”, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Quản lý thị trường Quảng Ninh: Ngăn chặn hơn 1 tạ nội tạng lợn bốc mùi đang trên đường đi tiêu thụ.
- Đắk Nông: Thu giữ gần 200 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
- Hợp tác
quốc tế để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển buôn bán trái phép trâu bò qua biên giới.
Quản lý thị trường Yên Bái: phát hiện hơn 7 tấn tràng trứng đông lạnh không rõ nguồn gốc
- Thái Nguyên: kiểm tra, tạm giữ gần 6.000 sản phẩm quần áo không rõ xuất xứ
- Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm sản xuất, kinh doanh rượu giả dịp cuối năm
- Hà Nội: Yêu cầu thu hồi triệt để lô thuốc Rotunda, điều trị mất ngủ, do vi phạm về chất lượng mức độ 2
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa ký ban hành Kế hoạch 115 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Quản lý thị trường Phú Yên: kiểm tra, thu giữ 2.500 viên pháo điện.
- Hà Nội: phát hiện cơ sở sản xuất bánh gạo giả mạo xuất xứ, “đội lốt” hàng Nhật Bản.
- Bắc Ninh: tiêu hủy hơn 30.000 sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc trị giá gần 4 tỷ đồng.
- Lập 6 đoàn kiểm tra, đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Quý Mão 2023.
Quản lý thị trường Hà Nội: Thu giữ hàng trăm sản phẩm quần áo giả mạo nhãn hiệu tại chợ đêm phố cổ
- Bình Dương: phát hiện trên 100.000 đơn vị sản phẩm có dấu hiệu nhập lậu tại ga Sóng Thần
- Lào Cai: ngăn chặn xử lý gần 1.500 hộp mì tôm chiên ăn liền không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Thu hồi lô thuốc Npluvico kém chất lượng vi phạm mức độ 2 trên toàn quốc
Thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng tình trạng vi phạm này vẫn diễn biến phức tạp, quy mô ngày càng lớn với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây thất thu ngân sách nhà nước.
Quản lý thị trường Hà Nội: kiểm tra, phát hiện và xử lý 30.000
sản phẩm thể thao giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng kinh doanh trên sàn thương mại
điện tử.
- Bình Dương: Phát hiện vụ vận chuyển 15.000 gói thuốc lá điếu
ngoại nhập lậu.
- Phú Yên tạm giữ 17 tấn đường cát trắng do Thái Lan sản
xuất.
- Kinh doanh đa cấp không phép: Bộ Công Thương đề nghị điều tra, xử
lý công ty Caster City Việt Nam.
Quản lý thị trường Hà Nội: kiểm tra, phát hiện 1 tấn ức vịt đông lạnh không rõ nguồn gốc.
- Bình Dương và Quảng Ninh: phát hiện trên 100.000 đơn vị sản phẩm có dấu hiệu
nhập lậu.
Còn hơn 1 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, thế nhưng, thời điển này, tình trạng buôn bán, vận chuyển pháo lậu đã và đang diễn ra phức tạp. Các đối tượng đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để vận chuyển, tuồn pháo vào nội địa tiêu thụ kiếm lời bất chính. Hiện nay, việc kiểm tra, giám sát, ngăn chặn tình trạng vận chuyển, buôn bán pháo lậu đang được các lực lượng chức năng tăng cường.
Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng phát hiện số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc
- Thành phố Cần Thơ xử phạt doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự ý điều chỉnh giá bán lẻ
- Thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử trên địa bàn quận Tây Hồ, Hà Nội
- Thu hồi giấy đăng ký bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Homeway Việt Nam
Quản lý thị trường Quảng Bình: Phát hiện phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập
lậu và nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm.
- QLTT tiếp tục mở cửa phòng Trưng bày
nhận diện hàng thật, hàng giả.
Kế hoạch số 111 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế, do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia vừa ban hành, sẽ chính thức được thực hiện trong 3 năm kể từ ngày 1/12/2022 đến hết ngày 1/12/2025. Vậy công tác triển khai thực hiện kế hoạch này của các Bộ, ban, ngành, địa phương và lực lượng chức năng ra sao?