logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Quy hoạch đô thị và tầm nhìn phát triển (19/1/2025)

Quá trình phát triển đô thị của nước ta sau 40 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Đó là không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước nâng cao; đô thị hoá và phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, cả nước có 911 đô thị.
Tuy nhiên, ở một số tỉnh, thành phố đô thị hóa nhanh, sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa, dẫn đến những hệ quả là ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường, kéo theo những vấn đề xã hội rất khó giải quyết. Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đang đẩy mạnh triển khai Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Nghị quyết 148 của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị.
Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, việc triển khai các Nghị quyết còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ. Chương trình Diễn đàn chủ nhật hôm nay với chủ đề “Quy hoạch đô thị và tầm nhìn phát triển”, chúng ta cùng nhìn lại những kết quả trong 3 năm triển khai Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị; nhìn nhận thực trạng và gợi mở những giải pháp để công tác quản lý và phát triển đô thị bền vững hơn trong tình hình mới.
Khách mời của Diễn đàn là bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch-Kiến trúc, Bộ Xây dựng và Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Tú Lan, Ủy viên BCH Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam.

ĐTHT – Món quà sức khỏe Tết tri ân đấng sinh thành (18/01/2025)

Đông trùng hạ thảo từ lâu được xem như là “Tiên dược”, là một loại thuốc bổ vô cùng quý trong nền y học cổ truyền của Việt Nam. Chính vì lợi ích to lớn mà loại dược liệu này đem lại, nhu cầu mua đông trùng hạ thảo để làm quà biếu tặng quà ngày một tăng, nhất là trong dịp lễ Tết. Dù biết đây là loại thảo dược quý giá, nhưng lợi ích mà đông trùng hạ thảo đem lại cho sức khỏe thì không phải ai cũng hiểu rõ. Vậy quý vị đã biết những gì về ĐTHT? Liệu có nên uống đông trùng hạ thảo thường xuyên không? Nên uống đông trùng hạ thảo vào lúc nào tốt nhất? Các bậc ông bà, cha mẹ nên sử dụng ĐTHT thế nào cho hiệu quả khi đón nhận những món quà biếu từ con cái mình? Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình giải đáp mọi câu hỏi này.

Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học công nghệ (18/01/2025)

Ngày 22 tháng 12 năm 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đây được xem là đột phá quan trọng hàng đầu, động lực chính để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia và phát triển kinh tế xã hội. Và để có thể đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Nghị quyết khẳng định, thể chế là điều kiện tiên quyết và cần phải đi trước một bước. Vậy, phải làm gì để hiện thực hóa nhiệm vụ quan trọng của Nghị quyết là hoàn thiện thể chế; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo? Đây là chủ đề được bàn luận trong chương trình đối thoại hôm nay với các vị khách mời: TSKH Nghiêm Vũ Khải - Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông:

Máy cứu ngải Khánh Thiện – sản phẩm chữa bệnh đông y hiệu quả, an toàn (15/01/2025)

Rất nhiều loại bệnh mãn tính khi dùng máy cứu ngải đều đỡ đau nhức, khỏi bệnh sau một thời gian ngắn sử dụng. Nhiều người nhận xét: “Không ngờ khi đau nhức mà dùng máy cứu ngải Khánh Thiện lại có kết quả tốt và hiệu quả tuyệt vời như vậy. Thực hư có đúng như vậy không? Máy cứu ngải và thuốc ngải cứu Khánh Thiện có tác dụng cụ thể như thế nào trong việc cải thiện sức khỏe và điều trị bệnh? Phương pháp cứu ngải muốn đạt hiệu quả cần những yếu tố gì? Lương y Trần Minh Thịnh - người có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh đông y và sử dụng dược liệu. Lương y cũng là Hội viên Hội Đông y thành phố Hải Phòng sẽ tư vấn cụ thể các câu hỏi này.

Thực hư virus gây viêm phổi đang lây lan ở Trung Quốc và giải pháp phòng ngừa (12/01/2025)

- Thực hư virus gây viêm phổi đang lây lan ở Trung Quốc và giải pháp phòng ngừa.
- Hà Nam: Người bệnh phong không còn bị kỳ thị, xa lánh.
- Bệnh viện Vĩnh Phúc dẫn đầu khối công lập về thực hiện bệnh viện thông minh.
- Bệnh viện Phổi trung ương: Ca ghép phổi thứ 4 thành công đánh dấu thành tựu lớn.

Thận trọng trước bệnh dịch do virus HMPV! (11/1/2025)

Từ cuối tháng 12/2024 đến nay, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh tật Trung Quốc ghi nhận kết quả giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, tác nhân chủ yếu là vi rút cúm (HMPV), khiên các ca nhiễm trùng đường hô hấp lây lan tại quốc gia này. Hiện Tổ chức Y tế thế giới không áp dụng bất kỳ hạn chế nào về giao thương và đi lại liên quan đến xu hướng của bệnh đường hô hấp cấp tính hiện nay. Vậy người dân cần hiểu thế nào là bệnh do virus HMPV, những khuyến cáo điều trị cần thiết khi mắc bệnh này? Trong chương trình 360 độ Sức khoẻ hôm nay, chúng tôi trao đổi với BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương về nội dung này

Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025 (05/01/2025)

Năm 2024, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam (GDP) ước đạt trên 7% so với năm 2023, nằm trong nhóm các quốc gia tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế nhận định lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2025. Tại các Công điện 137/CĐ-TTg & 140/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên so với năm 2024 và phấn đấu tăng trưởng “2 con số” - cao hơn nhiều chỉ tiêu Quốc hội đề ra cho năm 2025: tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7% và phấn đấu khoảng 7-7,5%. "Những động lực cho mục tiêu tăng trưởng cao năm 2025" là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm 2025, với sự tham gia bàn luận của các chuyên gia kinh tế: ĐBQH Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Uỷ ban kinh tế của Quốc Hội và PGS. TS Bùi Quang Tuấn - nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Tăng cường sức khỏe đường hô hấp để đón Tết khỏe mạnh (04/01/2025)

Mùa đông là thời điểm mà mỗi chúng ta dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nhất. Chính vì thế, việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi bên cạnh sự đoàn viên, cả nhà cùng khỏe mạnh mới là món quà ý nghĩa nhất là trong dịp Tết Nguyên Đán đang đến gần, phải không quý vị? Vậy, những bệnh hô hấp thường gặp ở người cao tuổi trong mùa đông này là gì? Có cách nào phòng tránh hay không? Trợ thủ đắc lực nào giúp bảo vệ sức khỏe hô hấp cho cả gia đình để đón Tết khỏe mạnh? Chuyên gia tư vấn sức khỏe là: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sẽ giải đáp tất cả câu hỏi này của quý vị.

Trang bị ngoại ngữ để chinh phục thị trường lao động quốc tế (03/01/2025)

Ngày nay, bên cạnh học tập trong nước thì du học tại các quốc gia như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc... đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Đây là cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, tham gia thị trường lao động quốc tế với thu nhập hấp dẫn và triển vọng rộng mở. Tuy nhiên, du học không chỉ là giấc mơ, mà đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về ngôn ngữ, kỹ năng và khả năng hòa nhập văn hóa. Đặc biệt, du học Đức đang trở thành điểm đến nhờ chính sách hỗ trợ học phí và cơ hội việc làm đang thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ. Tuy nhiên, để thành công, các bạn trẻ cần vượt qua thách thức về ngoại ngữ và thích nghi với môi trường học tập, làm việc như thế nào?
- Khách mời: Ông Phạm Mạnh Cường - Phó Hiệu trưởng Trường dạy tiếng Đức và Hướng nghiệp VTT tại Berlin và Clauchau (CHLB Đức)
- Ông Nguyễn Đắc Hoàn - Giám đốc Công ty Cổ phần Devis (Hà Nội).

Những lưu ý trong chăm sóc thủy sản dịp cuối năm tại phía Bắc (29/12/2024)


- Thưa quý vị! Thời điểm cuối năm, người nuôi trồng thủy sản đang tập trung chăm sóc thủy sản để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp cận Tết. Tại các tỉnh phía Bắc do khí hậu cuối năm thường xảy ra giá rét, gió mùa ảnh hưởng liên tục. Điều này đòi hỏi người nuôi trồng thủy sản phải tìm hiểu, nắm rõ các kiến thức để chăm sóc thủy sản với những phương pháp phù hợp để có được hiệu quả kinh tế cao. Trong chương trình Chuyên Gia của bạn hôm nay chúng tôi bàn về vấn đề: Những lưu ý khi nuôi trồng thủy sản thời điểm cuối năm ở các tỉnh phía Bắc. Xin giới thiệu vị khách mời là PGS. TS. Kim Văn Vạn, Trưởng Khoa Thuỷ sản, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Sư thầy Thích Đàm Hoài - Hơn 30 năm gắn đạo với đời (30/12/2024)

Hơn 30 năm tu hành, sư thầy Thích Đàm Hoài, trụ trì chùa Phúc Long, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội luôn tâm niệm đạo và đời không phải hai con đường riêng biệt. Đạo lý nhà Phật chỉ thực sự tỏa sáng khi được hòa quyện trong cuộc sống thường nhật. Không chỉ nỗ lực tổ chức các khóa tu giúp người dân địa phương và phật tử gần xa hiểu về đạo lý làm người và giá trị giáo lý của đạo Phật, sư thầy còn là người chủ trì nhiều hoạt động thiện nguyện giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Các khóa tu tại nhà chùa không chỉ giúp người tham gia tìm sự bình an trong tâm hồn mà còn là dịp để họ thực hành lòng từ bi, san sẻ yêu thương với cộng đồng. Chương trình chân dung cuộc sống hôm nay kể về hành trình hơn 30 năm “gắn” đạo với đời của sư thầy Thích Đàm Hoài. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

2024 - Những bước ngoặt xoay chuyển toàn cầu (28/12/2024)

“Bầu cử, xung đột, khủng hoảng, thiên tai” có lẽ là những từ khoá quan trọng nhất của một năm 2024 đầy biến động. Có những căng thẳng, mâu thuẫn cũ, cộng thêm những bước chiến sự leo thang mới - được đánh giá đã vượt mọi dự báo, phá vỡ nhiều giới hạn. Một “Năm Bầu cử” với con số kỷ lục hàng tỷ người đi bầu ở khắp các quốc gia, châu lục - mà kết quả đã góp phần định hình lại trật tự chính trị thế giới. Tất cả đã tạo nên những bước ngoặt xoay chuyển toàn cầu, mở ra những chương mới cho nhân loại.
Vào thời điểm sắp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mời quí vị cùng chúng tôi xâu chuỗi, điểm lại những sự kiện, vấn đề, nhân vật ấn tượng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất và cùng phân tích xem, sau một năm chuyển động vô cùng mạnh mẽ, thế giới đang chuẩn bị những gì cho năm 2025 sắp tới? Đồng hành cùng chương trình là các Phóng viên Thường trú Đài TNVN tại tất cả các điểm nóng thế giới như Mỹ, châu Âu, Trung Đông, Nga, Trung Quốc… Và vị khách mời trực tiếp tại studio - Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công An.

Nguyên nhân suy giảm ham muốn ở đàn ông và cách khắc phục (28/12/2024)

Mức testosterone thấp, tinh thần căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc hay do mắc bệnh mạn tính có thể khiến nam giới suy giảm ham muốn, sinh lý yếu đi, phong độ đàn ông không còn. Nghiên cứu y khoa cho thấy, khoảng 15-20% nam giới trong độ tuổi trưởng thành giảm ham muốn ít nhất một lần trong đời. Con số này ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống vợ chồng, sức khỏe sinh sản và tâm lý của nam giới. Vậy, giảm ham muốn ở nam giới là gì? Nguyên nhân chính gây ra tình trạng giảm ham muốn ở nam giới? Các biện pháp để cải thiện sinh lý, giúp tăng ham muốn tình dục cho nam giới thế nào cho an toàn? Bác sỹ chuyên khoa 1 Nguyễn Hồng Hải - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình, sẽ giải đáp những câu hỏi này.

Giải pháp phát triển kinh tế rừng bền vững (29/12/2024)

Một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp nước ta từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả và bền vững giá trị đa dụng của rừng. Việc hỗ trợ người dân, các vườn quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp đầu tư khai thác và phát triển kinh tế rừng có thể giúp nhà nước tăng thêm nguồn thu ngân sách để thực hiện nhiệm vụ cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa, bởi tiềm năng, lợi thế từ những cánh rừng là rất lớn. Để phát triển kinh tế rừng bền vững thì cần nhiều hơn sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của Chính phủ, bộ ngành và chính quyền các địa phương. Đây là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn Đàn Chủ Nhật ngày 29/12/2024 với chủ đề: “Giải pháp phát triển kinh tế rừng bền vững”. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời: Ông Phạm Hồng Lượng, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn); PGS TS Nguyễn Bá Ngãi, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Chủ rừng Việt Nam.

Phát huy giá trị đa dụng của rừng từ sáng kiến "Hộ chiếu Vườn quốc gia" (24/12/2024)

Khai thác giá trị đa dụng của rừng không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân sống dựa vào rừng mà còn góp phần lan toả tình yêu thiên nhiên, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả xã hội đối với việc bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên. Sáng kiến “Hộ chiếu vườn quốc gia” được triển khai là một trong những bước đi đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc triển khai thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/2/2024.

Phát triển mạng lưới y tế từ Luật Thủ đô 2024 (24/12/2024)

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) năm 2024 và có hiệu lực từ 01/1/2025. Tại Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có một số định hướng, điểm mới trong phát triển mạng lưới y tế Thủ đô. Luật đề xuất quy định cụ thể về lộ trình, cơ chế tài chính và chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực để thúc đẩy hệ thống này. Điều này được kỳ vọng sẽ mang lại sự phát triển đột phá cho mạng lưới y tế từ cơ sở đến chuyên sâu. Vậy những điểm mới này mang lại lợi ích gì cho ngành y tế và người bệnh? Trong Chương trình hôm nay, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS Phan Lê Thu Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế.

Cần làm gì, làm thế nào để hỗ trợ người nghiện ma tuý sau khi cai nghiện thành công tái hòa nhập cộng đồng (11/12/2024)

Theo thống kê, hiện cả nước có gần 230.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó gần 60.000 người mới được phát hiện trong năm 2023. Đáng lo ngại số người nghiện ngày càng trẻ hóa, nhất là nhóm đối tượng sử dụng ma túy mới, ma túy tổng hợp được xác định là "nguồn cầu" tiêu thụ rất lớn, gây áp lực cho công tác phòng, chống ma túy, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao tội phạm về ma túy, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác, gây mất an ninh trật tự tại nhiều địa phương. Năm 2023, Bộ Công an đã chỉ đạo phát hiện, đấu tranh 27.333 vụ, 42.977 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ hơn 523 kg heroin, 541 kg cần sa, gần 100 kg thuốc phiện, hơn 4 nghìn kg và 2 triệu viên ma túy tổng hợp, xử phạt vi phạm hơn 11.000 người; bắt giữ, khởi tố hơn 3.500 người nghiện, người sử dụng trái phép ma túy có hành vi vi phạm pháp luật, song số vụ và mức độ vi phạm ở người nghiện ma túy vẫn gia tăng. Đây là những thách thức đối với công tác phòng chống ma túy ở Việt Nam hiện nay.

Nghị quyết số 02 của Chính phủ - Điểm tựa phục hồi và phát triển của doanh nghiệp (22/12/2024)

Đầu năm 2024, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Có thể nói, Nghị quyết 02 là điểm tựa phục hồi và phát triển của doanh nghiệp trong thời gian qua. Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết 02 năm 2024 của Chính phủ và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới cùng các vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình:
- Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.
- Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cơ quan đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp.

Sử dụng thảo dược cho người bị ho, khó thở, viêm phổi thế nào cho đúng? (21/12/2024)

Ho, tức ngực, khó thở là những triệu chứng không hiếm gặp nên đa phần mọi người thường chủ quan, không theo dõi và thăm khám từ sớm. Tuy nhiên, điều đáng nói là các triệu chứng này có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể; vì thế, việc chủ quan khiến cho nhiều người rơi vào tình thế, đến lúc bệnh trở nặng mới thăm khám thì việc điều trị khó đạt hiệu quả như mong muốn. Bệnh lý đường hô hấp đang gia tăng do thời tiết thất thường, rồi tình trạng lạm dụng kháng sinh đã trở thành mối lo ngại lớn, dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng như kháng kháng sinh. Tuy vậy có những giải pháp từ thảo dược thiên nhiên, với tính an toàn và hiệu quả, đang mở ra một hướng đi mới, giúp bảo vệ sức khỏe đường hô hấp mà không cần đến kháng sinh. Vấn đề là cách sử dụng thảo dược dạng viên như thế nào cho đúng thì chúng ta nên nghe chuyên gia tư vấn: PGS.TS. Bác sỹ Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe chủ động.

Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện sau cai (21/12/2024)

Theo Bộ Công an, hiện toàn quốc có khoảng 226.000 người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy và người bị quản lý sau cai nghiện ma túy; trong đó có hơn 71.000 người đang ở ngoài xã hội, chiếm 42%. Hàng nghìn người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy có biểu hiện loạn thần, "ngáo đá". Đây được xác định là "nguồn cầu" tiêu thụ ma túy rất lớn, gây áp lực cho công tác phòng, chống ma túy, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ cao tội phạm về ma túy, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác, gây mất ANTT tại nhiều địa phương. Để phòng chống ma tuý hiệu quả, cùng với việc ngăn chặn nguồn cung ma tuý, việc giảm “cầu” ma tuý trong cộng đồng một cách quyết liệt hơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vậy làm thế nào để giảm “cầu” ma túy, đặc biệt là qua việc nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện sau cai. Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời : Thượng tá – Thạc sỹ Bùi Đức Thiêm - Báo cáo viên pháp luật Trung ương, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Bộ Công an và Thạc sỹ Vũ Thị Bền, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học và đào tạo, Viện nghiên cứu và ứng dụng phòng chống ma tuý PSD.

Nữ nông dân thủ đô làm giàu từ mô hình rau an toàn (20/12/2024)

Nhạy bén trong nắm bắt nhu cầu thị trường, tận dụng được hiệu quả từ những nguồn lực hỗ trợ, chịu khó học hỏi, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp, chị Nguyễn Thị Huyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã Ba Chữ (xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã ghi dấu thành công với các sản phẩm rau chất lượng cao.

Bệnh viện xanh sạch đẹp và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế (18/12/2024)

Bệnh viện là một môi trường đặc thù, nơi mà các thầy thuốc hàng ngày phải đối mặt với nhiều căng thẳng, áp lực công việc. Còn với người bệnh và người nhà bệnh nhân nỗi buồn và sự lo lắng luôn thường trực, nhất là với những trường hợp bệnh nặng… Nhằm xây dựng một môi trường y tế thân thiện, nhân văn, những năm qua, Bộ Y tế đã triển khai phong trào bệnh viện xanh sạch đẹp, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Vậy phong trào này đã được các cơ sở y tế hưởng ứng, thực hiện như thế nào? Cần làm gì để nhân rộng những cách làm hay, mô hình tiêu biểu? Trong chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) cùng bàn luận về vấn đề này.

Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy - thực trạng và giải pháp (17/12/2024)

Hiện nay, chất lượng nước tại 3 lưu vực sông lớn nhất nước ta là lưu vực sông Cầu, lưu vực sông Đồng Nai, đặc biệt là lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đang bị ô nhiễm, có nhiều nơi ở mức báo động. Nguyên nhân là do nước thải của các hoạt động sản xuất công nghiệp, sinh hoạt không được xử lý đã và đang thải trực tiếp vào các dòng sông. Nhiều nơi như tỉnh Hà Nam, chất lượng nước suy giảm mạnh, các chỉ tiêu như oxy sinh hoá, amoni, cùng các chất dinh dưỡng chứa nitơ, phốt pho, colifom,… đo được đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần và dự báo trong tương lai, mức độ ô nhiễm sẽ khủng khiếp hơn nếu như ngay từ bây giờ các dòng sông không được bảo vệ. Vậy làm sao để các dòng sông trở lại trong xanh?

Bệnh viện thực hiện chuyển đổi số: người dân được hưởng lợi ích gì? (16/12/2024)

Hiện nay, Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt đầu tiên triển khai bệnh án điện tử, tức là tiến tới không cần bệnh án giấy và không cần in phim khi chiếu chụp, giúp tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách. Điều này còn tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ và nhân viên y tế truy cập thông tin nhanh chóng, giảm sai sót trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Việc triển khai hệ thống bệnh án điện tử tại Bệnh viện Bạch Mai không chỉ là bước đi quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số y tế mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vậy người bệnh được hưởng những lợi ích gì từ công cuộc chuyển đổi số y tế? Cuộc trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay sẽ bàn luận về vấn đề này.

Tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp (17/12/2024)

Thời gian qua, giá nguyên, nhiên liệu, vật tư đầu vào luôn có sự biến động, trong khi giá bán nông sản bấp bênh khiến sản xuất nông nghiệp của nông dân gặp nhiều khó khăn. Do vậy, tiết kiệm chi phí trong sản xuất nông nghiệp càng trở nên bức thiết với yêu cầu có được lợi nhuận của bà con nông dân. Để giúp quý vị và các bạn có thêm những thông tin, kỹ thuật giảm chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sẽ hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc của quý vị về vấn đề này.

Xây dựng thế trận lòng dân: Nền tảng vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo (15/12/2024)

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, hầu hết các cuộc chiến tranh xâm lược của nước ngoài đối với nước ta đều tiến hành từ đường biển. Điều đó cho thấy, việc phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Huy động sức mạnh tổng hợp, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” trên biển, đảo thời gian qua đã tạo nên “lá chắn thép” để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển. Đó cũng là một trong những nội dung quan trọng trong phần những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để đưa đất nước ta bước vào một giai đoạn phát triển mới, được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội XIII là: “Xây dựng "thế trận lòng dân", thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”. “ Xây dựng thế trận lòng dân: Nền tảng vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật hôm nay. Trân trọng giới thiệu khách mời tham gia chương trình:
- Chuẩn đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Chính ủy BTL Vùng 3 Hải quân
- Ông Tạ Minh Phương, Chánh Văn phòng Cục Kiểm ngư, Bộ NN&PTNT

Tháo gỡ điểm nghẽn của Du lịch Nông nghiệp (13/12/2024)

Với một nền nông nghiệp lâu đời gắn với sự đa dạng của các vùng nông thôn cộng với điều kiện khí hậu, cảnh quan và văn hóa phong phú ở từng vùng miền chúng ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, dù được nhiều địa phương quan tâm phát triển, du lịch nông nghiệp tại Việt Nam vẫn còn gặp nhiều rào cản cần tháo gỡ. Vậy đâu là điểm nghẽn của Du lịch Nông nghiệp cần tháo gỡ?
- Khách mời: Bà Ngô Thị Thu Trang, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn Saemaul Undong, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM.
- Ông Ngô Quốc Khang, Cố vấn Hiệp hội nông trại Đài Loan (Trung Quốc).

Tại sao bệnh đái tháo đường lại gây suy thận (14/12/2024)

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm tổn thương thận, khiến chức năng thận suy giảm, dẫn đến suy thận, phải chạy thận hoặc ghép thận. Cứ 3 người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường có 1 người bị tổn thương thận. Nếu không được điều trị kịp thời, thận dần xơ hóa và mất hoàn toàn chức năng (dẫn đến suy thận) khiến người bệnh buộc phải điều trị bằng cách chạy thận hoặc ghép thận. Suy thận giai đoạn cuối còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Làm thế nào để giữ cho thận khỏe mạnh với bệnh tiểu đường? Cách lựa chọn điều trị suy thận do tiểu đường là gì? Tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với thận và với người bệnh tiểu đường ra sao? Chuyên gia tư vấn sức khỏe: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sẽ giải đáp tất cả câu hỏi này với quý vị.

Phát triển nguồn nhân lực y tế trong tình hình mới (14/12/2024)

Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực ngành y tế phải đáp ứng yêu cầu cả về chuyên môn và y đức; vì thế cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Điều này đã được Đảng, Nhà nước khẳng định thông qua nhiều chủ trương, chính sách để xây dựng được nền y tế chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế, đảm bảo mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khỏe Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân trong giai đoạn hiện nay, cần có những giải pháp nào để hiện thực hóa mục tiêu này? Trong chương trình Đối thoại hôm nay, các vị khách mời là PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế, TS.BS Nguyễn Thị Mai Lan, Phó Giám đốc BV Ung bướu Hà Nội; Bác sỹ Phạm Hồng Việt, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cùng bàn luận về nội dung.

Chăm sóc đàn gia cầm trong điều kiện thời tiết mưa, rét (10/12/2014)

Do những biến đổi bất thường của thời tiết, trong những tháng cuối năm, nhiệt độ xuống thấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia cầm. Do đó, người dân phải chủ động phòng chống, phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật trước khi chưa có dịch xảy ra. Đồng thời có biện pháp nâng cao sức khỏe, nâng cao sức chống chịu bệnh tật của vật nuôi.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: