Trong rất nhiều những cung đường thì chinh phục những cung đường đèo là một hành trình đầy thử thách, nơi các tay lái không chỉ kiểm tra kỹ năng điều khiển xe mà còn khám phá vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên. Các bác tài ấn tượng với cung đường đèo nào của đất nước ? xin mời những kết nối chia sẻ trải nghiệm của mình với chương trình Bạn Hữu Đường Xa.
Ngày 20/09/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm năm 2023. Theo đó, cả nước có 3.491 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm. Đây là các cơ sở có mức tiêu thụ năng lượng trong một năm từ 1000 TOE hoặc khoảng 6 triệu kWh điện/năm trở lên. Việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong khối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, các hộ tiêu thụ nhiều năng lượng giúp giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Đây cũng là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời là ông Trần Viết Nguyên – Phó Trưởng ban, Ban Kinh Doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng sạch và tăng trưởng xanh.
Nghị quyết số 42-NQ/TW (Nghị quyết 42) về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội (CSXH), đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Trong đó tập trung tuyên truyền việc hoàn thiện cơ chế, chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; tạo cơ hội cho nhân dân nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có địa hình thấp và khá bằng phẳng với 2 vùng trũng lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Cùng với dòng chính - sông Tiền và sông Hậu, ĐBSCL có hệ thống kênh rạch chằng chịt với mật độ trung bình 4 km trong 1 km2, tạo điều kiện thuận lợi cho mặn xâm nhập do thủy triều đưa nước mặn vào sâu trong sông và nội đồng, đặc biệt trong mùa cạn, khi mà lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mê Công giảm thấp.
Từ đầu tháng 4/2024, xâm nhập mặn vùng ven biển gia tăng, một số thời điểm độ mặn tăng cao đột biến gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại ĐBSCL. Mặn xâm nhập không chỉ ảnh hưởng đến người trồng lúa mà nhiều mô hình khác như trồng hoa màu, cây ăn trái hay nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm…cũng đối mặt với những khó khăn do hạn mặn. Vậy giải pháp nào để ĐBSCL chủ động ứng phó trước những tác động bất lợi của mặn xâm nhập? Khách mời là Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái sẽ bàn luận nội dung này.
Chất lượng không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã ở mức báo động đỏ, với những chỉ số về ô nhiễm thường xuyên ở tốp đầu thế giới. Bầu không khí của 2 đô thị lớn nhất nước luôn trong tình trạng cảnh báo đỏ và tím, trong khi đó nguồn gây ô nhiễm lại không ngừng gia tăng. Đây là những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tình trạng ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Các báo cáo cũng chỉ rõ, ô nhiễm không khí vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ô nhiễm bụi mịn tại Hà Nội, TP.HCM tại một số thời điểm trong ngày và một số ngày trong năm, nhất là khi có sự kết hợp giữa các yếu tố khí tượng, khí hậu, hiện tượng thời tiết sương mù với sự gia tăng các nguồn phát thải ô nhiễm không khí. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Cần có giải pháp gì để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí của thủ đô? Chương trình hôm nay, chúng tôi trao đổi với Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường và PGS.TS Phạm Bích San, Thành viên Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Nghị quyết số 42-NQ/TW (Nghị quyết 42) về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội (CSXH), đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Trong đó tập trung tuyên truyền việc hoàn thiện cơ chế, chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; tạo cơ hội cho nhân dân nhất là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Ôm cua với xe tải nặng là tình huống tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt trên những cung đường phức tạp hoặc khi chở hàng nặng. Ngày 20/10 vừa qua tại Tp Quy Nhơn, Bình Định đã xảy ra vụ tai nạn lật xe tải chở gỗ dăm khi vào cua khiến cho ba người thiệt mạng. Kỹ năng lái xe phòng thủ khi ôm cua như thế nào để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
- Gia tăng các bệnh hô hấp ở trẻ và giải pháp phòng ngừa.
- Đẩy mạnh tuyên truyền: Quảng Ninh tăng cường phòng, chống bệnh dại.
- Quá tải bệnh nhân chạy thận tại Đắk Lắk
Thuốc là mặt hàng kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, được quản lý chặt chẽ bởi Bộ Y tế. Hoạt động bán lẻ thuốc tại nhà thuốc phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe.
Mặc dù, mua thuốc trực tuyến mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tồn tại nhiều rủi ro mà người tiêu dùng cần phải cẩn trọng. Một trong những nguy cơ lớn nhất là việc mua phải thuốc giả hoặc thuốc kém chất lượng. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc giả là một vấn nạn toàn cầu, đặc biệt là khi mua bán trực tuyến. Những loại thuốc này không những không mang lại hiệu quả điều trị mà còn có thể gây hại đến sức khỏe. Giải pháp nào để kiểm soát được việc mua bán thuốc trực tuyến? Trong chương trình hôm nay, chuyên gia sẽ trao đổi về nội dung này
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hạ đường huyết và hay gặp nhất là do tác dụng phụ của thuốc dùng trong điều trị tiểu đường. Hạ đường huyết thường xuyên có phải là biểu hiện của tiểu đường không? Hạ đường huyết có thật sự nguy hiểm cho người mắc tiểu đường? Làm sao để kiểm soát tốt đường huyết tránh nguy cơ biến chứng, tăng nặng? Chuyên gia tư vấn sức khỏe giải đáp là: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Mỗi năm, có hàng nghìn ông bố bà mẹ vô sinh, hiếm muộn đã được các y bác sỹ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BV Bưu Điện hiện thực hóa mong ước có con yêu sau hành trình gian nan vất vả. Đồng hành với họ là những y bác sỹ luôn tận tâm chăm sóc, điều trị, động viên, hỗ trợ và gây dựng niềm tin cho người bệnh.
Để cùng chia sẻ những câu chuyện buồn vui trong nghề của những nữ y bác sỹ ngành hỗ trợ sinh sản – những người giúp bệnh nhân hiện thực hóa ước mơ có con yêu, trong chương trình Đối thoại, BS CK I Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Điều dưỡng trưởng của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Nguyễn Thị Huyền, phó trưởng phòng điều dưỡng, BV Bưu điện sẽ cùng trao đổi về nội dung này
Mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 9,5 tỷ đô la Mỹ là một kỳ vọng không nhỏ, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp và nhà sản xuất. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần phải làm gì? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình hôm nay với sự tham gia của các vị khách mời:
- Ông Nhữ Văn Cẩn, Phó Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT
-Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Vasep.
Khi sinh con ra, những người làm cha, mẹ mong muốn con sẽ lớn khôn và trở thành niềm vui, niềm tự hào của gia đình. Thế nhưng đối với những đứa trẻ mắc hội chứng tự kỷ, việc các con có thể tự chủ bản thân lại là niềm mong đợi của cha mẹ. Mơ ước các con có thể kiếm tiền bằng sức lao động của mình vẫn luôn là niềm xa vời với nhiều người có con mắc chứng tự kỷ.
Có khiếm khuyết về sức khỏe tâm thần nhưng bù lại hầu hết những người mắc hội chứng tự kỷ lại có sức khỏe. Tuy nhiên, họ vẫn không thể tìm được những công việc phù hợp. Có rất nhiều lý do dẫn dến tình trạng này, trong đó, lý do quan trọng nhất là họ chưa được trao cơ hội để thể hiện khả năng của bản thân.
Hiểu được điều đó, bà Đào Thu Thủy, Giám đốc Trung tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp Hạt giống (SEED CENTER) và các thầy, cô giáo nơi đây đã đồng hành cùng các gia đình có con mắc hội chứng tự kỷ trong quá trình lớn lên của những em nhỏ đặc biệt, mở ra các lớp học nghề với mong muốn các con được học nghề để có thể tự nuôi sống bản thân, giảm bớt nỗi lo cho gia đình.
Trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, chúng tôi giới thiệu với quý vị và các bạn về Trung Tâm giáo dục và đào tạo hướng nghiệp SEED - Mô hình hướng nghiệp cho người tự kỷ-Tìm điểm sáng cho tương lai
Công nghệ hiện đang hỗ trợ rất nhiều trong mọi ngành nghề đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp. Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi với doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri - một người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế về kinh doanh nông sản góp phần xây dựng và đưa thương hiệu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Hiện tại, bà đã phát triển phần mềm Auto Agri, một giải pháp công nghệ thông minh giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp và mở ra những cơ hội đầy triển vọng cho nông dân Việt Nam.
- Khách mời: Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri.