logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Lưu ý phòng ngừa các dịch bệnh mùa đông (30/11/2024)

Thời tiết bước vào mùa đông kéo theo việc gia tăng số bệnh nhân nhập viện vì mắc các bệnh lý về hô hấp, cảm, sốt, bệnh mạn tính... Đặc biệt, mới đây, tỉnh Bình Định đã ghi nhận 4 bệnh nhân tử vong do mắc cúm A/H1pdm, 1 bé gái tử vong do mắc bạch hầu tại Cao Bằng. Các chuyên gia dự báo, dịch bệnh mùa đông còn diễn biến hết sức phức tạp. Để phòng ngừa các bệnh lý này, người dân cần lưu ý gì? Khi mắc bệnh cần lưu ý gì để phòng tránh các biến chứng? Đây cũng là nội dung chúng tôi trao đổi với PGS.Ts Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế

Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới (30/11/2024)

Y tế tuyến cơ sở với đội ngũ hàng vạn cán bộ, nhân viên là tuyến y tế gần dân nhất, đảm nhận vai trò phòng chống dịch bệnh cũng như chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Việc tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho y tế cơ sở phát huy được vai trò "người gác cổng" trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu đang là một trong những mục tiêu mà Chỉ thị số 25/CT-TW của Ban Bí thư đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Vậy đội ngũ y tế cơ sở đang có những nỗ lực ra sao để thực hiện nhiệm vụ của mình trong giai đoạn mới? Trong chương trình Đối thoại hôm nay, các vị khách mời là TS.BS Phạm Thái Hạ, Giám đốc BV Sản nhi tỉnh Phú Thọ, BS Lê Kỳ Trường, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Đông Triều, BS Nguyễn Thị Thu Bích, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Hoàng Quế, thành phố Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.

Tinh thần “Bạn Hữu Đường Xa” trên mọi nẻo đường (28/11/2024)

Chương trình Bạn Hữu Đường Xa lên sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam từ năm 2015. Chín năm qua với gần 1000 số phát sóng, hơn 1000 bác tài đã kết nối với những câu chuyện về đời sống trên những hành trình, tâm tư cầm lái, kinh nghiệm lái xe và cả những phút giây giải trí thư giãn. Khép lại chặng đường 9 năm, chương trình Bạn Hữu Đường Xa sẽ tạm dừng phát sóng trên Đài Tiếng Nói Việt Nam từ tháng 12/2024. Dù chương trình dừng lại, nhưng tinh thần Bạn Hữu Đường Xa sẽ luôn hiện hữu trong mỗi chuyến đi của các bác tài.

EVN đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm trong “Tháng tri ân khách hàng” 2024 (28/11/2024)

Là tập đoàn kinh tế nhà nước được giao nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, nhiều năm qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai chương trình “Tri ân khách hàng”, tập trung vào tháng cuối cùng của năm với nhiều hoạt động thiết thực. Chương trình Tháng tri ân khách hàng năm 2024 được EVN nhấn mạnh chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”. EVN sẽ sửa chữa, lắp đặt mới hệ thống điện sinh hoạt cho các hộ nghèo, gia đình chính sách; hỗ trợ các hộ nghèo, chính sách thay thế đèn chiếu sáng bằng đèn LED tiết kiệm điện. Ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng ban, Ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ chia sẻ cùng quý vị về các chương trình tri ân cụ thể.

Bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em - nguyên nhân, hậu quả và giải pháp phòng ngừa (25/11/2024)

Thời gian gần đây, rất nhiều vụ bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em xảy ra, thậm chí có trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khiến nạn nhân thiệt mạng, nhẹ hơn thì mang tổn thương về thể xác, tinh thần kéo dài. Đáng chú ý, tình trạng tội phạm bạo hành, xâm hại tình dục trẻ em diễn ra phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, khiến dư luận hết sức phẫn nộ. Nguyên nhân của thực trạng này là gì? Hậu quả mà nó để lại ra sao và giải pháp nào để phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay sẽ giải đáp vấn đề này.

Kinh nghiệm lái xe an toàn vào các thời điểm "Nhất chạng vạng – Nhì rạng đông" (25/11/2024)

"Nhất chạng vạng, nhì rạng đông" là câu nói quen thuộc của giới tài xế khi nhấn mạnh hai thời điểm nguy hiểm khi lái xe. Đó không chỉ là những lúc ánh sáng lưng chừng khó nhìn, mà còn là lúc cơ thể dễ mệt mỏi nhất, dễ xảy ra sơ suất nhất. Bác tài đã từng gặp khó khăn khi lái xe vào hai khung giờ này? Cùng chia sẻ kinh nghiệm và cách giữ an toàn để mỗi hành trình luôn trọn vẹn cùng với chương trình Bạn Hữu Đường Xa.

Công nghệ mới thúc đẩy nông nghiệp phát triển (24/11/2024)

Công nghệ hiện đang hỗ trợ rất nhiều trong mọi ngành nghề đặc biệt ở lĩnh vực nông nghiệp. Chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng trao đổi với doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri - một người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế về kinh doanh nông sản góp phần xây dựng và đưa thương hiệu nông sản Việt Nam ra thị trường quốc tế. Hiện tại, bà đã phát triển phần mềm Auto Agri, một giải pháp công nghệ thông minh giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất nông nghiệp và mở ra những cơ hội đầy triển vọng cho nông dân Việt Nam.
- Khách mời: Doanh nhân Nguyễn Thị Thành Thực - Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ phần mềm AutoAgri.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - trụ cột của phát triển ngành thủy sản bền vững (24/11/2024)

Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên quan trọng đối với nền kinh tế và sinh kế của hàng triệu người dân, đặc biệt là những cộng đồng cư dân mưu sinh từ nghề cá. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang đe dọa nghiêm trọng đến sự bền vững của nguồn lợi này. Việc bảo vệ và quản lý nguồn lợi thủy sản không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nghĩa vụ của toàn xã hội, từ ngư dân đến các doanh nghiệp thủy sản. Cùng bàn luận chủ đề “Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - trụ cột của phát triển ngành thủy sản bền vững”với hai khách mời:
- Ông Lê Trần Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận.

Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (24/11/2024)

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống Đái tháo đường năm nay, Bệnh viện Nội tiết Trung ương phối hợp cùng Bệnh viện Nội tiết Lào Cai tổ chức Lễ phát động thông qua việc thăm khám miễn phí cho người dân trên địa bàn thành phố Lào Cai. Chương trình thu hút sự tham gia của đại diện các ban ngành, đoàn thể tại địa phương cùng đông đảo quần chúng nhân dân. Chương trình có ý nghĩa to lớn, giúp nâng cao được ý thức của người dân trong việc phòng tránh hiệu quả bệnh đái tháo đường. Đồng thời, giúp những người có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc người mang bệnh lý nền như những người thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu hoặc trong tình trạng tiền đái tháo đường cũng được phổ biến kiến thức để phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.

Y tế cơ sở giỏi - Tôn vinh những tấm gương thầm lặng (23/11 2024)

Khách mời tham gia chương trình: Nhà báo Vũ Mạnh Cường, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe, Bộ Y tế và Ông Phạm Sơn Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CF Holdings. Chương trình còn có sự tham gia của chị Đặng Thị Hoa- Trưởng Trạm Y tế phường Long Thủy, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

Yếu sinh lý ở đàn ông và khả năng hỗ trợ cải thiện từ ĐTHT (23/11/2024)

Sinh lý yếu, yếu sinh lý ở nam giới - Nỗi lo không dễ giãi bày! Sinh lý ở đàn ông không chỉ là thước đo về sức khỏe thể chất mà còn là yếu tố quyết định “phong độ, bản lĩnh, vị thế” của người đàn ông trong lòng của phái đẹp, giúp họ có tâm lý vững vàng, thành công hơn trong cuộc sống. Yếu sinh lý chính là “nỗi muộn phiền” không nói nên lời của không ít đấng mày râu, có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Vậy tình trạng này là gì, đâu là biểu hiện, cách hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh này ra sao? Cùng chuyên gia là: PGS.TS. Bác sỹ Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch kiêm Viện trưởng Viện nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe chủ động giải đáp và tìm ra phương pháp khắc phục “chuyện thầm kín” này với một sản phẩm vô cùng an tâm khi sử dụng và hiệu quả đã được khẳng định.

Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng (23/11/2024)

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 đã được Quốc hội khoá XV, thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024. Luật này có 9 chương, 89 điều quy định về quy tắc, phương tiện, người tham gia giao thông đường bộ (GTĐB), chỉ huy, điều khiển, tuần tra, kiểm soát, giải quyết tai nạn GTĐB, trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm TTATGTĐB, bảo đảm sự an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong thời gian tới. Là bộ luật lớn góp phần quan trọng vào việc bảo đảm ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong tình hình mới; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân vì vậy việc ban hành và thực thi Luật nhận được sự quan tâm của toàn xã hội “ Những điểm mới nổi bật trong Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ và những kỳ vọng” là chủ đề được bàn luận trong chương trình với sự tham gia của hai vị khách mời: Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT, Bộ Công an. Luật sư Nguyễn Hồng Bách – Công ty Luật Hồng Bách và cộng sự:

“Nhà thơ viết nằm” Đỗ Trọng Khơi và câu chuyện về tình bạn cao đẹp (22/11/2024)

Chẳng biết tự bao giờ tại Thái Bình đã có câu vè: “Quê lúa lắm chuyện lạ kỳ. Nhà văn viết đứng, nhà thơ viết nằm”. Một trong 2 nhân vật được nhắc đến trong câu vè đó, là thi sĩ Đỗ Trọng Khơi, một người bị tàn tật từ nhỏ, nhưng đã nghị lực vượt lên số phận, trở thành nhà thơ nổi tiếng, gắn với nhiều câu chuyện nhân văn, cảm động. Thơ của Đỗ Trọng Khơi luôn chất chứa nỗi buồn của số phận, đoạn trường gian truân của cuộc đời được ẩn dụ trong hình ảnh “Con chim sẻ mổ hạt dẻ ven đường”. Nhưng trong sâu thẳm hồn thơ đó lấp lánh niềm tin yêu, hy vọng và một tinh thần bản lĩnh không khuất phục trước tật nguyền. Câu chuyện về “nhà thơ viết nằm” Đỗ Trọng Khơi sẽ được kể trong chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay.

Buồn ngủ - Kẻ thù lớn nhất của tài xế - 21/11/2024

Trên những cung đường, không chỉ ổ gà, xe ngược chiều hay thời tiết xấu là mối nguy hiểm, mà đôi khi "kẻ thù" nguy hiểm nhất lại là cơn buồn ngủ ập đến. Một giây lơ là, một khoảnh khắc mắt nhắm nghiền cũng có thể đổi lấy cả một hành trình không về. Mời các bác tài chia sẻ về chủ đề xoay quanh cơn buồn ngủ khi lái xe và cách vượt qua để giữ vững tay lái, bảo vệ chính mình và những người xung quanh.

Phòng chống bạo lực trẻ em- trách nhiệm không của riêng ai (21/11/2024)

Thời gian gần đây, cả nước xảy ra hàng loạt vụ việc bạo lực, bạo hành trẻ em khiến dư luận phẫn nộ. Bạo lực đối với trẻ em đã và đang để lại hậu quả hết sức nguy hại. Trẻ bị bạo lực không chỉ ảnh hưởng về thể chất, sức khỏe mà còn liên quan đến yếu tố tinh thần, để lại những di chứng, khuyết tật tâm lý nặng nề sau này. Vậy những hành vi nào được coi là bạo lực trẻ em? Hậu quả của hành vi bạo lực, nhận biết dấu hiệu trẻ bị bạo lực và cách phòng tránh bạo lực trẻ em như thế nào? Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, với sự đồng hành của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Luật sư Nguyễn Ngọc Lan, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, chuyên gia quyền con người sẽ cùng chúng tôi giải đáp vấn đề này.

Chăm sóc gia cầm trong mùa đông (19/11/2024)

Theo khuyến cáo của ngành Chăn nuôi – Thú y thì những tháng cuối năm thường tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia cầm. Đặc biệt rét đậm, rét hại cũng có thể khiến vật nuôi bị chết, gây thiệt hại về kinh tế của người dân. Để giúp bà con nông dân, đặc biệt các hộ chăn nuôi có thêm thông tin và nắm rõ các biện pháp chăm sóc đàn gia cầm trong mùa đông, chương trình chuyên gia của bạn ngày 19/11/2024, bà Nguyễn Thị Hải – Trưởng phòng khuyến nông chăn nuôi, thú y (Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia) tư vấn, hướng dẫn bà con một số kỹ thuật chăm sóc gia cầm trong mùa đông.

Xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy (19/11/2024)

Thời gian gần đây, tình hình tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp trong cộng đồng và tại các tuyến trọng điểm như: tuyến Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc miền Trung - Tây Nguyên, Tây Nam, tuyến đường biển, đường hàng không, bưu điện. Tình trạng tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy khiến cộng đồng lo ngại. Để góp phần tạo môi trường sống trong sạch, bình yên, việc xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy được lực lượng công an các cấp triển tích cực khai nhiều năm qua, nhờ đó, nhiều điểm nóng về ma túy dần được xóa bỏ; ý thức cảnh giác, tham gia phát hiện, đấu tranh tố giác tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội của cán bộ, nhân dân được nâng lên, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương. Vậy việc xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy được triển khai ra sao để đạt hiệu quả lâu dài và thực chất? Đây cũng là nội dung chương trình Đối thoại mà các vị khách mời là Thượng tá Bùi Văn Tuấn - Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và chị Nguyễn Thị Hòa, Đội trưởng Đội Xã hội tình nguyện, Phó Chủ tịch hội Phụ nữ xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Trách nhiệm của các bên trong triển khai Hiệp định về Biện pháp các Quốc gia có Cảng (PSMA) (17/11/2024)

Nguồn lợi thủy sản đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm đáng báo động do khai thác và đánh bắt quá mức, khiến hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng suy giảm sự đa dạng sinh học và nguy cơ biến mất của nhiều loài sinh vật biển. Đặc biệt, hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo, và không theo quy định (IUU) đang là thách thức lớn nhất đối với các nỗ lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hiệp định về Biện pháp các Quốc gia có Cảng (PSMA) có hiệu lực từ ngày 5/6/2016 với mục tiêu bảo vệ nguồn lợi biển, được xem như công cụ pháp lý ràng buộc đầu tiên ở cấp độ quốc tế nhằm ngăn chặn sản lượng đánh bắt bất hợp pháp tiếp cận thị trường. Hiện nay, Việt Nam cùng với 78 quốc gia đã ký cam kết tham gia Hiệp định này. Các quốc gia thành viên, bao gồm cả Việt Nam, cần phải có trách nhiệm và triển khai các giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
- Khách mời: Ông Nguyễn Phú Quốc- Phó Cục trưởng- Cục Kiểm ngư- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Công việc cuối năm của bác tài chở hàng nông sản (18/11/2024)

Đồng lúa An Giang vàng ươm báo hiệu một mùa thu hoạch bận rộn sắp đến, cũng là lúc các bác tài chở lúa chuẩn bị cho những chuyến hàng đầy ắp, nặng trĩu hạt gạo quê nhà. Chuẩn bị cho những chuyến xe quay đầu liên tục, việc chăm sóc và bảo dưỡng xe cộ là vô cùng quan trọng. Câu chuyện của các bác tài chở nông sản ở An Giang và những đặc thù khi lưu thông ở đường miền Tây.

Quản lý giá thuốc và phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam (17/11/2024)

- Quản lý giá thuốc và phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam.
- Bệnh viện Đà Nẵng vận hành hệ thống Kiosk Y Tế thông minh: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (18/11/2024)

Qua 15 năm thực hiện, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cuộc vận động không chỉ làm thay đổi nhận thức, thói quen người tiêu dùng trong ưu tiên chọn lựa, sử dụng hàng Việt Nam, mà còn thể hiện lòng yêu nước và khơi dậy niềm tự hào hàng Việt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn bộ phận người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng chất lượng hàng hóa, sản phẩm Việt.
“Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt - sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ đề của Chương trình Chuyên gia của bạn với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

Quản lý tàu cá hiệu quả ngay tại cảng để phát triển bền vững (17/11/2024)


- Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Năm 2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, đánh dấu sự cảnh báo nghiêm khắc về tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Điều này đã có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu thủy sản nước ta vào thị trường EU suốt những năm vừa qua. Bị phạt “thẻ vàng” không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm suy giảm uy tín của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thời gian qua, sự quyết liệt của Chính phủ, các Bộ Ngành và chính quyền địa phương đã giúp việc kiểm soát, ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải bất hợp pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Dù đạt được nhiều kết quả trong việc quản lý tàu cá nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra. Một số tàu cá của Việt Nam vẫn bị bắt quả tang khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài. Thực trạng này làm tăng nguy cơ ngành thủy sản nước ta có thể bị Ủy ban châu Âu (EC) nâng mức cảnh báo lên “thẻ đỏ”. Việc tăng cường quản lý tàu cá, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của ngư dân khi hoạt động khai thác hải sản ngoài khơi là cơ sở để chúng ta gỡ “thẻ vàng” IUU, từ đó phát triển một nghề cá minh bạch và bền vững.Đây là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn Đàn Chủ Nhật hôm nay với chủ đề:“Quản lý tàu cá hiệu quả ngay tại cảng để phát triển bền vững”. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời. Xin trân trọng giới thiệu:
-Ông Vũ Duyên Hải, Phó Cục trưởng Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).
-Ông Nguyễn Đình Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Quảng Nam tham gia cùng chương trình qua điện thoại.

Phòng ngừa bệnh hô hấp khi thời tiết chuyển lạnh (16/11/2024)

Thưa quý vị và các bạn! Thời tiết những ngày gần đây quý vị thấy có sự thất thường, miền Bắc vào đông rồi nhưng ban ngày nắng hanh, đêm và sáng trời lạnh. Miền Trung, miền Nam thì mưa rào về chiều tối và đêm, ngày trời nắng. Mỗi vùng miền đều có những thời điểm giao mùa như vậy, khiến trẻ em, người già thường hay bị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi, nghẹt mũi. Các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi- họng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Những bệnh này có triệu chứng gần giống nhau, khó phân biệt. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh rất dễ tái lại, thậm chí có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vậy người dân cần làm gì để phòng tránh các bệnh lý đường hô hấp khi tiết trời chuyển lạnh? Chuyên gia tư vấn sức khỏe là: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sẽ giải đáp tất cả câu hỏi này với quý vị.

Cô giáo Hoàng Thị Thanh Chỉ & Hành trình vượt khó mang tri thức đến bản khó khăn nhất huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái (15/11/2024)

Từ ngày 1/8/2011 cô giáo Hoàng Thị Thanh Chỉ xung phong vào công tác tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Tạo, xã Chế Tạo, là xã xa nhất của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thời điểm ấy toàn xã còn chưa có điện. 13 năm gắn bó với ngôi trường nghèo khó, cô Chỉ vẫn là nữ giáo viên đầu tiên và duy nhất của trường đến thời điểm hiện tại. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, mời quý vị cùng gặp gỡ cô giáo Hoàng Thị Thanh Chỉ để cùng tìm hiểu rõ hơn hành trình miệt mài gieo tri thức và khát vọng vượt khó vươn lên, thay đổi tương lai cho bao thế hệ học trò nhỏ vùng cao.

Bệnh ung thư hắc tố da cần được lưu ý như thế nào? (16/11/2024)

Thời gian gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận một số bệnh nhân có gót chân màu đen và tổn thương màu đen vùng gan bàn chân, bàn tay, kẽ móng chân, tay. Đây được coi là dấu hiệu cảnh báo ung thư tế bào hắc tố da khá phổ biến hiện nay.

Những tình huống nhường đường khi đi đèo dốc (14/11/2024)

Lái xe trên những cung đường uốn lượn quanh núi, nhường đường không chỉ là thể hiện cách lái xe chuyên nghiệp mà còn là sự an toàn cho mình và các xe khác. Trên những đoạn dốc dài, khúc cua khuất tầm nhìn, hay những đoạn đường nhỏ, nhường xe ngược chiều hoặc xe chở hàng nặng không chỉ tránh được va chạm mà còn giúp dòng xe lưu thông suôn sẻ hơn.

Cải thiện sức khỏe và chữa bệnh bằng phương pháp cứu ngải (13/11/2024)

Cải thiện sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh nhờ sử dụng phương pháp cứu ngải đã phát huy tối đa công dụng của bộ máy cứu ngải Khánh Thiện, kèm viên thuốc ngải cứu. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ phát triển và y học cổ truyền, máy cứu ngải trở thành một thiết bị được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tuy vậy, máy cứu ngải là gì? Chức năng, công dụng của máy ra sao, giúp ích được gì đối với sức khỏe của người dùng? Ở đâu cung cấp sản phẩm uy tín này? Chuyên gia tư vấn là: Lương y Trần Minh Thịnh - người có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh đông y và sử dụng dược liệu, Hội viên Hội Đông y thành phố Hải Phòng.

Phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập (13/11/2024)

Thị trường lao động việc làm có thêm những tín hiệu khởi sắc khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tăng tuyển dụng số lượng lớn người lao động. Thế nhưng, việc tuyển dụng đang gặp nhiều khó khăn Phát triển thị trường lao động cần đáp ứng yêu cầu hội nhập là nội dung chương trình hôm nay với sự tham gia của ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội.

Đổi mới thể chế, bước đột phá tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới (9/11/2024)

Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng đã xác định, đột phá về thể chế là nhiệm vụ đầu tiên trong ba đột phá chiến lược của nhiệm kỳ tiếp theo. Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa 13 ( tháng 9/2024), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh chủ trương này. Khẳng định: Đổi mới thể chế là nhằm đổi mới cơ chế vận hành phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo tiền đề để nước ta bước vào kỷ nguyên mới. Vì sao phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế? Nội hàm của việc đổi mới, hoàn thiện thể chế như thế nào? Đây là nội dung được chúng tôi đề cập trong chương trình với chủ đề: ĐỔI MỚI THẾ CHẾ, BƯỚC ĐỘT PHÁ TẠO TIỀN ĐỀ ĐỂ ĐẤT NƯỚC BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI Với sự tham gia của các vị khách mời: Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội và TS Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Nhiệt điện than và những tác động đến môi trường không khí (12/11/2024)

Theo số liệu từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nước ta hiện có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, với tổng công suất lắp đặt hơn 14.000 MW, tiêu thụ hơn 40 triệu tấn than/năm. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ tăng lên 65 nhà máy, gấp 3 lần so với hiện tại. Nhiều vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy nhiệt điện than như bụi, khí thải, nước làm mát có nhiệt độ đầu ra cao hơn đầu vào khoảng 7 độ C, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: