Theo khuyến cáo của ngành Chăn nuôi – Thú y thì những tháng cuối năm thường tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia cầm. Đặc biệt rét đậm, rét hại cũng có thể khiến vật nuôi bị chết, gây thiệt hại về kinh tế của người dân. Để giúp bà con nông dân, đặc biệt các hộ chăn nuôi có thêm thông tin và nắm rõ các biện pháp chăm sóc đàn gia cầm trong mùa đông, chương trình chuyên gia của bạn ngày 19/11/2024, bà Nguyễn Thị Hải – Trưởng phòng khuyến nông chăn nuôi, thú y (Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia) tư vấn, hướng dẫn bà con một số kỹ thuật chăm sóc gia cầm trong mùa đông.
Thời gian gần đây, tình hình tội phạm về ma túy vẫn diễn biến phức tạp trong cộng đồng và tại các tuyến trọng điểm như: tuyến Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc miền Trung - Tây Nguyên, Tây Nam, tuyến đường biển, đường hàng không, bưu điện. Tình trạng tổ chức, chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy khiến cộng đồng lo ngại.
Để góp phần tạo môi trường sống trong sạch, bình yên, việc xây dựng xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy được lực lượng công an các cấp triển tích cực khai nhiều năm qua, nhờ đó, nhiều điểm nóng về ma túy dần được xóa bỏ; ý thức cảnh giác, tham gia phát hiện, đấu tranh tố giác tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã hội của cán bộ, nhân dân được nâng lên, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Vậy việc xây dựng xã, phường, thị trấn sạch ma túy được triển khai ra sao để đạt hiệu quả lâu dài và thực chất? Đây cũng là nội dung chương trình Đối thoại mà các vị khách mời là Thượng tá Bùi Văn Tuấn - Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an và chị Nguyễn Thị Hòa, Đội trưởng Đội Xã hội tình nguyện, Phó Chủ tịch hội Phụ nữ xã Trung Mầu, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Nguồn lợi thủy sản đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm đáng báo động do khai thác và đánh bắt quá mức, khiến hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng suy giảm sự đa dạng sinh học và nguy cơ biến mất của nhiều loài sinh vật biển. Đặc biệt, hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo, và không theo quy định (IUU) đang là thách thức lớn nhất đối với các nỗ lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hiệp định về Biện pháp các Quốc gia có Cảng (PSMA) có hiệu lực từ ngày 5/6/2016 với mục tiêu bảo vệ nguồn lợi biển, được xem như công cụ pháp lý ràng buộc đầu tiên ở cấp độ quốc tế nhằm ngăn chặn sản lượng đánh bắt bất hợp pháp tiếp cận thị trường. Hiện nay, Việt Nam cùng với 78 quốc gia đã ký cam kết tham gia Hiệp định này. Các quốc gia thành viên, bao gồm cả Việt Nam, cần phải có trách nhiệm và triển khai các giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
- Khách mời: Ông Nguyễn Phú Quốc- Phó Cục trưởng- Cục Kiểm ngư- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đồng lúa An Giang vàng ươm báo hiệu một mùa thu hoạch bận rộn sắp đến, cũng là lúc các bác tài chở lúa chuẩn bị cho những chuyến hàng đầy ắp, nặng trĩu hạt gạo quê nhà. Chuẩn bị cho những chuyến xe quay đầu liên tục, việc chăm sóc và bảo dưỡng xe cộ là vô cùng quan trọng. Câu chuyện của các bác tài chở nông sản ở An Giang và những đặc thù khi lưu thông ở đường miền Tây.
- Quản lý giá thuốc và phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam.
- Bệnh viện Đà Nẵng vận hành hệ thống Kiosk Y Tế thông minh: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Qua 15 năm thực hiện, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cuộc vận động không chỉ làm thay đổi nhận thức, thói quen người tiêu dùng trong ưu tiên chọn lựa, sử dụng hàng Việt Nam, mà còn thể hiện lòng yêu nước và khơi dậy niềm tự hào hàng Việt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn bộ phận người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng chất lượng hàng hóa, sản phẩm Việt.
“Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt - sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ đề của Chương trình Chuyên gia của bạn với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
- Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Năm 2017, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng “thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam, đánh dấu sự cảnh báo nghiêm khắc về tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Điều này đã có tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu thủy sản nước ta vào thị trường EU suốt những năm vừa qua. Bị phạt “thẻ vàng” không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn làm suy giảm uy tín của ngành thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Thời gian qua, sự quyết liệt của Chính phủ, các Bộ Ngành và chính quyền địa phương đã giúp việc kiểm soát, ngăn chặn tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải bất hợp pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Dù đạt được nhiều kết quả trong việc quản lý tàu cá nhưng tình trạng vi phạm vẫn diễn ra. Một số tàu cá của Việt Nam vẫn bị bắt quả tang khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài. Thực trạng này làm tăng nguy cơ ngành thủy sản nước ta có thể bị Ủy ban châu Âu (EC) nâng mức cảnh báo lên “thẻ đỏ”. Việc tăng cường quản lý tàu cá, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của ngư dân khi hoạt động khai thác hải sản ngoài khơi là cơ sở để chúng ta gỡ “thẻ vàng” IUU, từ đó phát triển một nghề cá minh bạch và bền vững.Đây là nội dung được bàn sâu trong chương trình Diễn Đàn Chủ Nhật hôm nay với chủ đề:“Quản lý tàu cá hiệu quả ngay tại cảng để phát triển bền vững”. Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời. Xin trân trọng giới thiệu:
-Ông Vũ Duyên Hải, Phó Cục trưởng Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).
-Ông Nguyễn Đình Toàn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Quảng Nam tham gia cùng chương trình qua điện thoại.
Từ ngày 1/8/2011 cô giáo Hoàng Thị Thanh Chỉ xung phong vào công tác tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Chế Tạo, xã Chế Tạo, là xã xa nhất của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thời điểm ấy toàn xã còn chưa có điện. 13 năm gắn bó với ngôi trường nghèo khó, cô Chỉ vẫn là nữ giáo viên đầu tiên và duy nhất của trường đến thời điểm hiện tại. Chương trình Chân dung cuộc sống hôm nay, mời quý vị cùng gặp gỡ cô giáo Hoàng Thị Thanh Chỉ để cùng tìm hiểu rõ hơn hành trình miệt mài gieo tri thức và khát vọng vượt khó vươn lên, thay đổi tương lai cho bao thế hệ học trò nhỏ vùng cao.
Thưa quý vị và các bạn! Thời tiết những ngày gần đây quý vị thấy có sự thất thường, miền Bắc vào đông rồi nhưng ban ngày nắng hanh, đêm và sáng trời lạnh. Miền Trung, miền Nam thì mưa rào về chiều tối và đêm, ngày trời nắng. Mỗi vùng miền đều có những thời điểm giao mùa như vậy, khiến trẻ em, người già thường hay bị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi, nghẹt mũi. Các bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi- họng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Những bệnh này có triệu chứng gần giống nhau, khó phân biệt. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh rất dễ tái lại, thậm chí có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vậy người dân cần làm gì để phòng tránh các bệnh lý đường hô hấp khi tiết trời chuyển lạnh?
Chuyên gia tư vấn sức khỏe là: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh - Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương sẽ giải đáp tất cả câu hỏi này với quý vị.
Thời gian gần đây, Bệnh viện Da liễu Trung ương tiếp nhận một số bệnh nhân có gót chân màu đen và tổn thương màu đen vùng gan bàn chân, bàn tay, kẽ móng chân, tay. Đây được coi là dấu hiệu cảnh báo ung thư tế bào hắc tố da khá phổ biến hiện nay.
Lái xe trên những cung đường uốn lượn quanh núi, nhường đường không chỉ là thể hiện cách lái xe chuyên nghiệp mà còn là sự an toàn cho mình và các xe khác. Trên những đoạn dốc dài, khúc cua khuất tầm nhìn, hay những đoạn đường nhỏ, nhường xe ngược chiều hoặc xe chở hàng nặng không chỉ tránh được va chạm mà còn giúp dòng xe lưu thông suôn sẻ hơn.
Cải thiện sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh nhờ sử dụng phương pháp cứu ngải đã phát huy tối đa công dụng của bộ máy cứu ngải Khánh Thiện, kèm viên thuốc ngải cứu. Đây là một sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ phát triển và y học cổ truyền, máy cứu ngải trở thành một thiết bị được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tuy vậy, máy cứu ngải là gì? Chức năng, công dụng của máy ra sao, giúp ích được gì đối với sức khỏe của người dùng? Ở đâu cung cấp sản phẩm uy tín này? Chuyên gia tư vấn là: Lương y Trần Minh Thịnh - người có nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh đông y và sử dụng dược liệu, Hội viên Hội Đông y thành phố Hải Phòng.
Thị trường lao động việc làm có thêm những tín hiệu khởi sắc khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tăng tuyển dụng số lượng lớn người lao động. Thế nhưng, việc tuyển dụng đang gặp nhiều khó khăn Phát triển thị trường lao động cần đáp ứng yêu cầu hội nhập là nội dung chương trình hôm nay với sự tham gia của ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội.
Theo số liệu từ Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nước ta hiện có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, với tổng công suất lắp đặt hơn 14.000 MW, tiêu thụ hơn 40 triệu tấn than/năm. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ tăng lên 65 nhà máy, gấp 3 lần so với hiện tại. Nhiều vấn đề môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy nhiệt điện than như bụi, khí thải, nước làm mát có nhiệt độ đầu ra cao hơn đầu vào khoảng 7 độ C, ảnh hưởng đến hệ sinh thái.