logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đảng Dân chủ khởi động cuộc đua mới (Ngày 23/7/2024)

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố dừng tranh cử, đảng Dân chủ đang phải gấp rút để lựa chọn ứng cử viên thay thế. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các kỳ bầu cử tổng thống Mỹ, ứng viên đề cử của một chính đảng bỏ cuộc vào phút chót, đặt đảng Dân chủ vào một tình thế hết sức khó khăn. Dù ai là người được lựa chọn cuối cùng thì thời gian chuẩn bị còn lại cũng quá ngắn, và việc có thể đánh bại ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump thực sự là “một canh bạc”.

"Bóng đen" bạo lực chính trị và sự chia rẽ trong xã hội Mỹ (16/7//2024)

Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa diễn ra từ ngày 15-18/7 trong bối cảnh ứng cử viên Donald Trump vừa bị ám sát hụt. Sự cố này được nhận định sẽ củng cố hình ảnh của ông trong đảng của mình. Giới quan sát nhận định, vụ ám sát hụt cựu lãnh đạo Nhà Trắng và cũng là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa vào thời điểm này chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm một năm bầu cử vốn đã căng thẳng, trong đó các ứng cử viên phải đối mặt với nỗi lo bạo lực và các mối đe dọa ngày càng tăng.

Thượng đỉnh NATO: Thách thức đoàn kết, phòng thủ trong bối cảnh mới (09/07/2024)

Từ ngày 9/7-11/7, mọi ánh mắt đổ dồn vào Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) diễn ra trong 3 ngày tại Washington (Mỹ). Sự kiện diễn ra dịp kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh quân sự cũng như hướng tới sứ mệnh thể hiện sự đoàn kết của khối, trong bối cảnh NATO đang đối diện những khó khăn và thách thức lớn chưa từng có từ trước đến nay. Hồ sơ sự kiện hôm nay sẽ giúp quí vị nhìn lại chặng đường 75 năm hình thành và phát triển, cũng như những thách thức hiện nay của liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.

"Bóng ma cực hữu" hiện diện ngày càng rõ nét tại châu Âu (Ngày 2/7/2024)

Sau cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu với sự trỗi dậy mạnh mẽ của lực lượng cực hữu, châu Âu giờ đây lại càng thêm lo lắng khi cuộc bầu cử Quốc hội tại Pháp – một động thái nhằm “sửa sai” của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mang lại kết quả như mong muốn. Không những vậy, việc Hungary – quốc gia thường đi ngược lại nhiều chính sách chung của Liên minh châu Âu (EU) – đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên EU trong nửa cuối của năm 2024 càng khiến châu Âu thêm lo ngại về “bóng ma cực hữu”, đe dọa làm chệch hướng những mục tiêu mà châu Âu theo đuổi.

Xung đột toàn diện Israel – Hezbollah: “Cơn ác mộng” trở lại? (25/6/2024)

Các cuộc xung đột ở Trung Đông tiếp tục là tin tức nóng bỏng của thời sự quốc tế những ngày qua. Trong bối cảnh chiến sự tại dải Gaza chưa có hồi kết, quân đội Israel cho biết đã phê duyệt kế hoạch tấn công lực lượng Hezbollah ở miền nam Lebanon. Nếu kế hoạch này được tiến hành, Israel sẽ mở ra mặt trận thứ hai đồng thời với cuộc chiến tại Dải Gaza, biến những cuộc đụng độ quy mô nhỏ với Hezbollah thành một cuộc chiến tổng lực. Trong khi đó, Hezbollah cũng đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh “không giới hạn” nếu Israel thực hiện kế hoạch đó. Những diễn biến này làm dấy lên nguy cơ “cuộc chiến Lebanon 2006” đang trở lại với những hệ quả khó lường.

Những chuyển động trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Đại Dương (18/6/2024)

Trong bối cảnh những thách thức về kinh tế và an ninh không ngừng gia tăng, giới quan sát đánh giá, chuyến công du kéo dài gần 1 tuần của Thủ tướng Lý Cường đến các nước New Zealand, Australia và Malaysia là động thái ngoại giao quan trọng thể hiện nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đặc biệt thông qua hoạt động ngoại giao này, dư luận có thể thấy những chuyển động đáng chú ý trong mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước ở châu Đại Dương, trong khi New Zealand đang dần thay đổi cách tiếp cận theo hướng cứng rắn hơn với Trung Quốc thì quan hệ giữa Australia với Trung Quốc đang từng bước “hồi sinh” sau thời kỳ băng giá.

Phe cánh hữu trỗi dậy sau bầu cử Nghị viện: Thách thức nào đặt ra cho châu Âu? (11/06/2024)

Châu Âu đang phải đối diện những cú sốc lớn sau khi kết quả cuộc bầu cử Nghị viện công bố với sự trỗi dậy mạnh mẽ của phe cánh hữu. Các đảng, liên minh cầm quyền tại hàng loạt nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Séc và Slovakia... đã thất bại nặng nề. Điển hình như “cơn địa chấn” tại Pháp khi phe cực hữu giành chiến thắng vang dội, gấp đôi số phiếu của đảng Phục hưng cầm quyền, khiến Tổng thống Macron phải tuyên bố giải tán quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử sớm; hay Thủ tướng Bỉ đã phải tuyên bố từ chức. Diễn biến này đang báo hiệu tương lai nào cho các nước châu Âu cũng như toàn khu vực?

Thượng đỉnh Trung – Nhật – Hàn: đưa quan hệ ba bên trở lại đúng hướng (28/5/2024)

Sau gần 5 năm gián đoạn, Hàn Quốc – Trung Quốc và Nhật Bản vừa nối lại cơ chế đối thoại cấp cao ba bên, với Hội nghị thượng đỉnh vừa được tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc). Sự kiện là cơ hội để đưa quan hệ ba nước vốn đã xấu đi trong thời gian qua trở lại quỹ đạo hợp tác và phát triển. Một nền tảng mới cho hợp tác an ninh và thương mại được cho là đã được mở ra sau hội nghị quan trọng này của 3 nước Đông Bắc Á. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, rất khó để ngay lập tức đạt được kết quả thực chất.

Diễn đàn nước lớn nhất thế giới lần thứ 10: Bảo vệ nguồn nước vì sự thịnh vượng chung (21/05/2024)

Từ ngày 18-25/5, Diễn đàn Nước lớn nhất thế giới (WWF) lần thứ 10 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Nusa Dua ở Bali, Indonesia. Với chủ đề “Nước vì sự thịnh vượng chung”, sự kiện thu hút hơn 35.000 người tham gia, bao gồm đại diện chính phủ, quốc hội các nước, các nhà lãnh đạo chính trị, tổ chức đa phương, học giả, xã hội dân sự và doanh nghiệp của 172 quốc gia và vùng lãnh thổ. Diễn đàn được kỳ vọng sẽ đưa ra các sáng kiến giải pháp và cam kết mới nhằm đạt được sự quản lý nước bền vững và công bằng.

Tìm kiếm sự ổn định giữa những biến động (7/5/2024)

Trong 5 ngày từ 5-10/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du tới 3 nước châu Âu là Pháp, Hungary và Serbia. Chuyến công du này được dư luận quốc tế đặc biệt chú ý bởi đây là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình trở lại châu Âu sau gần 5 năm. Trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu thay đổi nhanh chóng, quan hệ Trung Quốc- Liên minh châu Âu không chỉ liên quan đến sự phát triển trong tương lai của cả hai bên mà còn có tác động quan trọng đến quản trị toàn cầu và chủ nghĩa đa phương.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân Đông Nam Á vật lộn với nắng nóng kỷ lục (30/04/2024)

Những ngày qua, nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á phải đối mặt với đợt nắng nóng kỷ lục bao trùm. Hàng chục người đã tử vong có liên quan đến nắng nóng, sốc nhiệt tại Thái Lan khiến chính quyền phải phát cảnh báo điều kiện thời tiết cực đoan; trường học tại Philippines đóng cửa; nhiệt độ tại Myanmar đạt đỉnh cao nhất từ trước tới nay ở mức hơn 48 độ C… Liên hợp quốc cảnh báo, nắng nóng - sốc nhiệt là “kẻ giết người thầm lặng”, có thể tiếp tục gây nguy hiểm cho con người trong phạm vi rộng lớn hơn.

Quy mô và tác động cuộc bầu cử lớn nhất thế giới tại Ấn Độ (16/04/2024)

“Đông cử tri đi bầu nhất, chi phí tốn kém nhất, các lá phiếu được thu thập ở độ cao gần 4.600 mét”…, cuộc bầu cử lớn nhất thế giới tại Ấn Độ với rất nhiều con số kỷ lục chính thức bắt đầu từ ngày 19/4. Kết quả của cuộc tổng tuyển cử khổng lồ này được coi là bài kiểm tra lớn sau nhiều thập kỷ với kỳ vọng sẽ định hình tương lai đất nước Ấn Độ.

Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines và tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (9/4/2024)

Tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. có cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên lần đầu tiên tại Washington DC. Đây là cơ chế liên minh tiểu đa phương mới nhất, sau liên minh 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn, liên minh tàu ngầm AUKUS hay Bộ tứ “kim cương” Quad… Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines có ý nghĩa chiến lược không chỉ vì các thông báo chính sách mới mà còn vì thể hiện một “điểm cao” khác trong cấu trúc an ninh “mạng lưới” mới nổi ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

75 năm thành lập, NATO trở về với “răn đe và phòng thủ”.

Ngày 4/4/2024, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kỷ niệm tròn 75 năm thành lập. Mục đích ban đầu khi thành lập NATO là ứng phó với Liên Xô cũ trên cơ sở răn đe và phòng thủ. Nhưng trong thời gian sau đó, NATO đã mở rộng phạm vi hoạt động với nhiều chiến dịch can dự, tập trung vào gìn giữ hòa bình và chống khủng bố. Nhưng ở thời điểm kỷ niệm 75 năm, những biến động địa chính trị toàn cầu đang đưa NATO quay trở lại với mục đích chính ban đầu là răn đe và phòng thủ, nhất là để bảo vệ lãnh thổ ở châu Âu.

Chính trường nước Nga 6 năm tới: Bối cảnh mới, tương lai mới (19/3/2024)

Với hơn 87% số phiếu ủng hộ, ứng cử viên độc lập, đương kim Tổng thống Vladimir Putin giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử vừa qua, dự kiến tiếp tục lãnh đạo nước Nga trong 6 năm nữa. Cuộc bầu cử không chỉ là một cuộc trưng cầu ý dân quan trọng về vị tổng thống đương nhiệm mà còn thể hiện sự kỳ vọng của người dân “xứ bạch dương” vào một tương lai mới với bối cảnh mới.

Chiến lược mới của EU: Hiện thực hóa tự chủ quốc phòng? (5/3/2024)

Trong vài năm trở lại đây, cụm từ “tự chủ quốc phòng” thường xuyên xuất hiện trên các diễn đàn của giới chức Liên minh châu Âu (EU). Từ ý tưởng này, châu Âu bắt đầu xây dựng kế hoạch hành động cụ thể. Chiến lược công nghiệp quốc phòng và Chương trình đầu tư phòng thủ EU được Ủy ban châu Âu công bố ngày 5/3 là những văn bản đầu tiên, đặt nền móng cho việc hiện thực hóa kế hoạch tự chủ đó.

Cánh cửa NATO mở ra với Thụy Điển: Cơ hội và thách thức? (27/02/2024)

Sau hơn 18 tháng trì hoãn, ngày 26/2, Quốc hội Hungary đã bỏ phiếu phê chuẩn nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Thụy Điển. Cuộc bỏ phiếu được thông qua với 188 phiếu thuận và 6 phiếu chống, chấm dứt nhiều tháng tranh cãi giữa các đồng minh của Hungary nhằm thuyết phục chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc tại Hungary dỡ bỏ việc ngăn cản tư cách thành viên NATO của Thụy Điển. Như vậy, cánh cửa NATO đã mở ra với Thuỵ Điển, đồng thời mang đến nhiều cơ hội và cả những thách thức mới trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa có hồi kết.

Chính sách an ninh của EU với Ukraine trước thời điểm tròn 2 năm xung đột (Ngày 20/2/2024)

Ngày 24/2 tới đây đánh dấu tròn 2 năm cuộc xung đột Nga – Ukraine. Đến thời điểm này, các bên liên quan vẫn chưa có dấu hiệu thỏa hiệp và kiên quyết theo đuổi mục tiêu khiến cuộc xung đột ngày càng bế tắc. Trong bối cảnh đó, các nước châu Âu đang tăng cường hỗ trợ an ninh cho Ukraine, mới nhất là hai hiệp ước an ninh riêng lẻ mà Đức và Pháp ký với quốc gia này. Giới phân tích cho rằng, đây là cách để châu Âu giúp Ukraine đứng vững trong cuộc xung đột với Nga, nhưng cũng không đẩy quan hệ Nga – phương Tây tới “lằn ranh đỏ”.

Ai Cập – Thổ Nhĩ Kỳ: Hàn gắn sau “thập kỷ tan vỡ” (16/2/2024)

Trong khi Trung Đông đang trải qua một trong những “thời điểm nhạy cảm và căng thẳng” nhất, mối quan hệ giữa hai quốc gia có ảnh hưởng tại khu vực là Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng kiến những bước đột phá mới, có thể gọi là “kỷ nguyên mới”. Từ trạng thái “băng giá” và “tan vỡ”, hai bên đã có những bước đi hàn gắn và bình thường hóa quan hệ ở mức cao nhất. Chuyển biến này một phần được cho là xuất phát từ tình hình bất ổn ở khu vực và có thể tạo ra sức mạnh cân bằng tại vùng Vịnh và châu Phi, tác động tích cực tới sự ổn định ở đây.

Thảm hoạ động đất Thổ Nhĩ Kỳ: Một năm nhìn lại (06/02/2024)

Ngày 6/2 đánh dấu tròn 1 năm trận động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử hiện đại xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trận động đất với hàng nghìn cơn dư chấn sau đó đã gây ra thiệt hại to lớn về người và của. Một năm nhìn lại, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế và từ nội lực, cuộc sống của người dân nơi tâm chấn đang dần trở lại, nhưng sẽ vẫn còn rất lâu để trở lại với nguyên trạng bởi chặng đường tái thiết còn vô cùng gian nan!

Người dân châu Âu bi quan về mức sống trong năm 2014 (Ngày 30/1/2024)

Theo khảo sát mới nhất do YouGov Eurotrack thực hiện, hơn 70% người dân châu Âu tỏ ra bi quan về mức sống của mình trong năm 2024. Do ảnh hưởng của lạm phát, năm 2023 vừa qua đã là một năm khó khăn đối với nhiều hộ gia đình châu Âu, nhưng xu hướng này được cho là vẫn còn tiếp tục trong năm 2024 với nhiều yếu tố tiềm ẩn. Đây thực sự là một thách thức với các nhà hoạch định chính sách của châu Âu, nhất là khi đa số người dân tỏ ra hoài nghi về khả năng xử lý vấn đề chi phí sinh hoạt của các chính phủ.

Đằng sau việc Anh, Pháp muốn ký thỏa thuận đảm bảo an ninh song phương cho Ukraine? (23/1/2024)

Trong khi câu chuyện Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) được xem là điểm nhạy cảm nhất trong mối quan hệ Nga với phương Tây, dường như các đồng minh phương Tây đang tìm cách riêng nhằm đảm bảo an ninh cho Kiev. Đó là các thỏa thuận an ninh song phương được các nước trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu (G7) và các đối tác khác cam kết tại một hội nghị ở Litva vào tháng 7 năm 2023. Anh là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận này với Ukraine và dự kiến Pháp sẽ có bước đi tương tự trong những tuần tới. Điều này cho thấy những thay đổi trong cách tiếp cận về hỗ trợ Ukraine của các nước phương Tây.

Đan Mạch bước vào triều đại mới: Kỳ vọng cho tương lai (16/01/2024)

Đan Mạch vừa bước sang một trang sử mới, khi người dân nước này chào đón vị Vua mới - Vua Frederik X, sau khi Nữ hoàng Margrethe II chính thức thoái vị ngai vàng sau 52 năm trị vì. Như vậy, lần đầu tiên sau 900 năm, một vị quốc vương đã tự nguyện từ bỏ ngai vàng tại Đan Mạch. Triều đại Margrethe khép lại, nhưng đồng thời cũng mở ra một kỷ nguyên mới của con trai bà - Vua Frederik X với nhiều kỳ vọng.

Mỹ có thể tạo nên khác biệt cho xung đột Israel - Hamas? (Ngày 9/1/2024)

Ngoại trưởng Mỹ Antoni Blinken đang có chuyến thăm kéo dài một tuần tới Trung Đông với các điểm đến là Jordan, Qatar, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Arab Saudi, Israel, Bờ Tây và Ai Cập. Mục đích chuyến thăm lần này của ông Blinken là ngăn chặn cuộc xung đột này lan rộng ra khu vực, trong bối cảnh lực lượng Houthi tại Yemen vẫn đang gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào tàu thuyền qua lại trên Biển Đỏ. Tuy nhiên, với sự khác biệt quan điểm khá lớn giữa Mỹ và Israel, dư luận không đặt nhiều kỳ vọng vào việc Mỹ có thể tạo ra sự thay đổi lớn nào đối với cuộc xung đột.

BRICS mở rộng và một chương trình nghị sự mới cho các nước Nam bán cầu (2/1/2024)

Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) chính thức chào đón thêm 5 thành viên mới, nâng tổng số thành viên lên gấp đôi. Mặc dù Argentina đã rút lại quyết định gia nhập BRICS vào phút cuối, nhưng với những thành viên mới “nặng ký” ở khu vực Trung Đông và châu Phi, gồm Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Saudi Arabia và Ethiopia - có thế mạnh về dầu mỏ và năng lượng – BRICS được kỳ vọng sẽ trở thành một đối trọng mạnh mẽ hơn đối với các cơ chế hợp tác của phương Tây, trong đó gia tăng tiếng nói cho các nước Nam bán cầu.

Căng thẳng Biển Đỏ: Nguy cơ cho giao thương quốc tế (26/12/2023)

Biển Đỏ - tuyến đường huyết mạch vận chuyển khoảng 1.000 tỷ USD giá trị hàng hóa toàn cầu đã “dậy sóng” suốt hơn 1 tháng qua. Hơn 100 vụ tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái do lực lượng Houthi ở Yemen thực hiện nhằm vào các tàu thuyền tại khu vực này đang khiến dư luận lo ngại về những nguy cơ gián đoạn thương mại toàn cầu, thậm chí đối diện nguy cơ leo thang xung đột. Nhất là khi, nhóm Houthi khẳng định sẽ tiếp tục các cuộc tấn công nhằm gây áp lực lên Israel - cho đến khi cuộc xung đột Israel-Hamas ở Dải Gada chấm dứt.

Phần Lan quyết đoán "tiến về phía Tây" (Ngày 19/12/2023)

Sau hơn một năm đàm phán, hôm 18/12, Mỹ và Phần Lan đã ký kết thỏa thuận quốc phòng với nội dung đáng chú ý là Mỹ sẽ được sử dụng 15 khu vực quân sự tại Phần Lan. Thỏa thuận với Mỹ cho thấy kết quả thực chất trong hợp tác an ninh sau khi Phần Lan trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO, đồng thời cho thấy quốc gia này đang có những bước đi ngày càng quyết đoán về phía Tây – động thái chắc chắn khiến Nga lo ngại.

Kinh tế Nga lấy lại đà tăng trưởng, phương Tây “đau đầu” (12/12/2023)

Sau khi suy giảm 2,1% hồi năm ngoái, tốc độ tăng trưởng GDP năm nay của Nga dự kiện đạt 3,2% - đây là con số đầy ấn tượng cho thấy sau gần 2 năm hứng chịu các lệnh trừng phạt nặng nề nhất, nền kinh tế Nga đã lấy lại đà tăng trưởng một cách ngoạn mục. Tại Diễn đàn đầu tư “Nước Nga kêu gọi” diễn ra cuối tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin còn tuyên bố nước Nga đã sẵn sàng bắt đầu cho giai đoạn phát triển tiếp theo để trở thành một trung tâm tăng trưởng mới của thế giới.

Động lực mới thúc đẩy quan hệ Liên minh châu Âu - Trung Quốc (05/12/2023)

Ngày 7/12, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đồng tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 24 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU tập trung thảo luận các vấn đề kinh tế toàn cầu và mang tính chiến lược mà hai bên cùng quan tâm, nhằm hoạch định kế hoạch chi tiết, xác định các trong tâm và tạo động lực phát triển cho quan hệ hai bên. Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU kể từ năm 2019 và hàng loạt cuộc tiếp xúc cấp cao thời gian qua đã cho thấy tín hiệu tích cực, khi cả hai đều kỳ vọng tìm kiếm mối quan hệ hợp tác cân bằng hơn, vì lợi ích của mỗi bên.

Hội nghị COP28 – thử thách quyết tâm thực hiện Hiệp định Paris (Ngày 28/11/2023)

Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế trong tuần này là Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là COP28) khai mạc tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất vào ngày 30/11và kéo dài đến ngày 12/12. Hội nghị lần này dự kiến sẽ chứng kiến các vòng đàm phán về khí hậu gây tranh cãi nhất trong gần một thập kỷ qua và cũng là nơi để kiểm tra tính hiệu quả của Thỏa thuận Paris, đồng thời là phép thử với quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong giải quyết những thách thức lớn nhất về khí hậu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: