logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Vụ rò rỉ tài liệu mật ở Mỹ - Phần nổi của tảng băng chìm! (11/04/2023)

Dư luận Mỹ những ngày qua dồn sự chú ý vào vụ việc một số tài liệu quân sự mật của Mỹ bị rò rỉ và đăng tải trên mạng xã hội với rất nhiều giả thuyết và cả những cáo buộc. Vụ việc hiện đang được Bộ Tư Pháp và Bộ Quốc phòng Mỹ phối hợp điều tra làm rõ tính xác thực và nguồn cơn sự việc. Trong lúc các cuộc điều tra còn đang được tiến hành, vụ việc đang đặt ra nhiều dấu hỏi về hệ thống tình báo Mỹ cũng như những nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Nếu được xác thực, đây sẽ là vụ rò rỉ tài liệu mật nghiêm trọng nhất kể từ vụ việc chấn động WikiLeaks hồi năm 2013.

Cơ hội cho Syria “trở lại” thế giới Arab sau 12 năm xung đột? (4/4/2023)

Thời gian gần đây, các quốc gia trong khu vực Trung Đông có những bước đi tích cực, thúc đẩy các hoạt động ngoại giao với Syria. Đáng chú ý, nghị quyết của hội nghị lần thứ 34 Liên minh nghị viện Arab tại thủ đô Baghdad (Iraq) ngày 25-2 vừa qua nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa Syria trở lại Liên đoàn Arab. Có thể nói, cánh cửa để Syria tái hội nhập với thế giới Arab đang rộng mở. Vậy còn những rào cản nào cho sự trở lại này?

Deutsche Bank bất ổn, lo ngại bao phủ hệ thống ngân hàng châu Âu (Ngày 28/3/2023)

Cảm giác hoài nghi đang bao phủ hệ thống ngân hàng châu Âu khi ngân hàng Deutsche Bank của Đức xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã phải lên tiếng trấn an “Deutsche Bank không phải Credit Suisse tiếp theo”, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cũng khẳng định “hệ thống ngân hàng châu Âu không rối loạn”. Dù vậy, giới đầu tư vẫn chưa hoàn toàn lấy lại niềm tin khi thông tin về sự bất ổn của những ngân hàng lớn liên tiếp xuất hiện thời gian gần đây.

Nhìn lại 20 năm cuộc chiến Iraq: Vượt lên quá khứ hướng tới tương lai (21/03/2023)

Những ngày này, quốc gia Trung Đông Iraq và cả Mỹ đang cùng hồi tưởng về dấu mốc tròn 20 năm bắt đầu nổ ra cuộc chiến do Mỹ đơn phương phát động nhằm lật đổ chế độ Saddam Hussein (20/3/2003). Cuộc chiến dù đã kết thúc khi đoàn xe cuối cùng của binh lính Mỹ rút đi ngày 18/12/2011 nhưng nó vẫn đang phủ bóng đen lên đất nước Iraq hiện tại với quá nhiều hệ luỵ; cùng đó là nỗi ám ảnh khi nhiều người Mỹ đã thừa nhận, đây là một cuộc chiến sai lầm!

AUKUS hiện thực hóa mục tiêu chiến lược (Ngày 14/3/2023)

Sau hơn một năm kể từ khi ký hiệp ước thành lập liên minh AUKUS, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Australia ngày 13/3 đã có cuộc gặp tại thành phố San Diego, bang California, Mỹ để thống nhất những chi tiết liên quan đến vấn đề quan trọng nhất của hiệp ước: cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho Australia. Ba nhà lãnh đạo đánh giá thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS giữa ba quốc gia là "quan hệ đối tác quốc phòng đa phương quan trọng nhất trong nhiều thế hệ."

Khủng hoảng di cư tại châu Âu hiện nay khác gì năm 2015? (7/3/3023)

Sau 3 năm tạm lắng vì đại dịch Covid-19, vấn đề người di cư bất hợp pháp lại tiếp tục trở thành chủ đề “nóng” trên bàn nghị sự của Liên minh châu Âu (EU), nhất là sau thảm họa chìm thuyền ngoài khơi ở Italia khiến hơn 60 người di cư thiệt mạng vào cuối tháng 2 vừa qua. Nếu châu Âu không tìm ra cách tiếp cận chung với vấn đề người di cư bất hợp pháp, rất có thể cuộc khủng hoảng tương tự như năm 2015 sẽ lặp lại mặc dù bối cảnh hiện nay có nhiều khác biệt so với 8 năm trước

Pháp và nỗ lực tái định hình vị thế tại châu Phi (28/02/2023)

Từ ngày 1/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có chuyến thăm 4 nước châu Phi gồm Gabon, CHDC Congo, Angola và Cộng hòa Congo. Chuyến công du là một trong những nỗ lực mới nhất nhằm tái khẳng định vị thế và tầm ảnh hưởng của Pháp tại khu vực này trong cuộc cạnh tranh với Nga và Trung Quốc. Một chương mới trong quan hệ với châu Phi dự định cũng được ông Macron công bố trong bối cảnh nước này vừa chấm dứt chiến dịch chống khủng bố tại khu vực đã kéo dài hàng thập kỷ.

Một năm khủng hoảng Ukraine: Tiến thoái lưỡng nan (Ngày 21/2/2023)

Ngày 24/2 đánh dấu tròn một năm nổ ra cuộc xung đột Ukraine. Đến thời điểm này, các bên liên quan đến cuộc xung đột dường như đều ở trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: Nga chưa đạt các mục tiêu đề ra, Ukraine gặp khó trên nhiều mặt trận lớn, trong khi phương Tây đang phải gồng mình thể hiện sự ủng hộ với Ukraine bất chấp nhiều hệ lụy. Giới phân tích cho rằng, vẫn chưa thể nhìn thấy “tia sáng cuối đường hầm” nào ở Ukraine sau hơn một năm xung đột, thậm chí khi các bên buộc phải bước tiếp, xung đột có thể trở nên khốc liệt hơn.

Mỹ cụ thể hóa sự hiện diện tại Thái Bình Dương (14/2/2023)

Mỹ cụ thể hóa sự hiện diện tại Thái Bình Dương bằng việc ký Biên bản ghi nhớ với một loạt quốc đảo ở khu vực này. Đây là bước đi tiếp theo sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố chiến lược quốc gia đầu tiên dành cho các quốc đảo Thái Bình Dương hồi tháng 9 năm ngoái. Những động thái này của Mỹ có ý nghĩa như thế nào với quan hệ hợp tác của Washington với các quốc đảo Thái Bình Dương? Sự hiện diện của Mỹ tác động ra sao đến bối cảnh hợp tác quốc tế ở khu vực này?

Căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - phương Tây và những tác động! (07/02/2023)

Việc Thổ Nhĩ Kỳ là một mắt xích, đồng minh chiến lược quan trọng của phương Tây là một sự thật hiển nhiên lâu nay không phải bàn cãi. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay đã khác, mỗi bên cũng có những tính toán chiến lược riêng - đẩy mối quan hệ đôi bên trở nên căng thẳng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mới nhất, Ankara đã triệu hàng loạt Đại sứ các nước phương Tây và cảnh báo về việc đóng cửa lãnh sự quán do lo ngại an ninh; đồng thời cáo buộc các nỗ lực can thiệp bên ngoài vào các cuộc bầu cử quan trọng chuẩn bị diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ. Điều gì đang diễn ra trong mối quan hệ nhiều trắc trở giữa phương Tây và một đồng minh khó lường như Thổ Nhĩ Kỳ?

Châu Âu "siết chặt hàng ngũ" phía sau Ukraine (Ngày 31/1/2023)

“Châu Âu sẽ ủng hộ các nỗ lực của Ukraine mà không có bất kỳ câu hỏi hay yêu cầu nào” – đây là tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Von der Leyen trong bối cảnh sắp tròn 1 năm ngày Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Sự ủng hộ này sẽ được nhắc lại trong chuyến thăm của bà Ursula Von de Leyen tới Ukraine và tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Ukraine – các sự kiện cùng diễn ra trong tuần này. Giới phân tích cho rằng châu Âu đang muốn giương cao ngọn cờ đoàn kết trong dịp quan trọng này, dù đoàn kết vẫn là một bài toán nhiều ẩn số của châu Âu nếu xét về lâu dài.

Chiến lược phòng thủ không gian của châu Âu và cuộc đua của các nước (27/1/2023)

Sự phát triển các lĩnh vực trong không gian giờ đây trở thành vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia đồng thời mở ra một cuộc cạnh tranh quốc tế. Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã hé lộ những điểm chính trong chiến lược phòng thủ không gian dự kiến sẽ công bố chi tiết trong tháng 3 tới. Đây không phải trường hợp duy nhất coi không gian là khu vực cần bảo vệ và quản lý. Hiện nay, những biến động địa chính trị cũng thúc đẩy cuộc đua phòng thủ không gian ngày càng mạnh mẽ hơn.

Triển vọng hợp tác trong “một thế giới phân mảnh” (17/01/2023)

Hơn 2.700 nhà lãnh đạo, giới tinh hoa, các đại diện doanh nghiệp từ khoảng 130 quốc gia, vùng lãnh thổ đã quy tụ về Hội nghị thường niên lần thứ 53 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ) hôm 16/1. Với chủ đề “Hợp tác trong một thế giới phân mảnh”, hội nghị diễn ra trong 4 ngày sẽ là những phiên thảo luận nóng bỏng, trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng đã và đang làm sâu sắc thêm những chia rẽ và rạn nứt trong hầu hết các mối liên kết trên toàn thế giới.

Chạy đua vũ trang: bán đảo Triều Tiên 2023 “tăng nhiệt”? (3/1/2023)

“Gia tăng bất ổn” là cụm từ được các chuyên gia mô tả về tình hình bán đảo Triều Tiên năm 2022. Ở thời điểm cuối năm và ngay những ngày đầu năm mới, các quốc gia trong khu vực liên tiếp có động thái cho thấy nỗ lực củng cố quốc phòng chưa từng có. Nhật Bản, Hàn Quốc đều có quyết định tăng ngân sách cho quốc phòng, trong khi Triều Tiên “đánh tiếng” về những mục tiêu mới nhằm củng cố hơn nữa sức mạnh quân sự trong năm tới. Những động thái này báo hiệu một cuộc chạy đua vũ trang mới khiến bán đảo Triều Tiên có nguy cơ tăng nhiệt trong năm 2023 này.

Cơ hội và thách thức với Thụy Điển trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU (27/12/2022)

Từ ngày 1/1/2023, Thụy Điển sẽ chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng. Giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2023, Thụy Điển sẽ tiếp tục chương trình kéo dài 18 tháng đã đạt được sự thống nhất với 2 quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trước đó là Pháp và Cộng hòa Séc. Rất nhiều trọng tâm ưu tiên đã được đặt ra như an ninh, thống nhất nội bộ, khả năng phục hồi..., cũng chính là những thách thức và khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới của Thụy Điển.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: