logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chiến lược phòng thủ không gian của châu Âu và cuộc đua của các nước (27/1/2023)

Sự phát triển các lĩnh vực trong không gian giờ đây trở thành vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia đồng thời mở ra một cuộc cạnh tranh quốc tế. Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã hé lộ những điểm chính trong chiến lược phòng thủ không gian dự kiến sẽ công bố chi tiết trong tháng 3 tới. Đây không phải trường hợp duy nhất coi không gian là khu vực cần bảo vệ và quản lý. Hiện nay, những biến động địa chính trị cũng thúc đẩy cuộc đua phòng thủ không gian ngày càng mạnh mẽ hơn.

Triển vọng hợp tác trong “một thế giới phân mảnh” (17/01/2023)

Hơn 2.700 nhà lãnh đạo, giới tinh hoa, các đại diện doanh nghiệp từ khoảng 130 quốc gia, vùng lãnh thổ đã quy tụ về Hội nghị thường niên lần thứ 53 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ) hôm 16/1. Với chủ đề “Hợp tác trong một thế giới phân mảnh”, hội nghị diễn ra trong 4 ngày sẽ là những phiên thảo luận nóng bỏng, trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng đã và đang làm sâu sắc thêm những chia rẽ và rạn nứt trong hầu hết các mối liên kết trên toàn thế giới.

Chạy đua vũ trang: bán đảo Triều Tiên 2023 “tăng nhiệt”? (3/1/2023)

“Gia tăng bất ổn” là cụm từ được các chuyên gia mô tả về tình hình bán đảo Triều Tiên năm 2022. Ở thời điểm cuối năm và ngay những ngày đầu năm mới, các quốc gia trong khu vực liên tiếp có động thái cho thấy nỗ lực củng cố quốc phòng chưa từng có. Nhật Bản, Hàn Quốc đều có quyết định tăng ngân sách cho quốc phòng, trong khi Triều Tiên “đánh tiếng” về những mục tiêu mới nhằm củng cố hơn nữa sức mạnh quân sự trong năm tới. Những động thái này báo hiệu một cuộc chạy đua vũ trang mới khiến bán đảo Triều Tiên có nguy cơ tăng nhiệt trong năm 2023 này.

Cơ hội và thách thức với Thụy Điển trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU (27/12/2022)

Từ ngày 1/1/2023, Thụy Điển sẽ chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng. Giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2023, Thụy Điển sẽ tiếp tục chương trình kéo dài 18 tháng đã đạt được sự thống nhất với 2 quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trước đó là Pháp và Cộng hòa Séc. Rất nhiều trọng tâm ưu tiên đã được đặt ra như an ninh, thống nhất nội bộ, khả năng phục hồi..., cũng chính là những thách thức và khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới của Thụy Điển.

Quan hệ EU – Qatar sau nghi vấn tham nhũng (Ngày 20/12/2022)

Châu Âu vẫn chưa hết rúng động sau bê bối tham nhũng liên quan đến một số nhân vật tại Nghị viện châu Âu. Trong khi đó, quốc gia bị tình nghi liên quan đến việc “chạy chính sách” là Qatar liên tục lên tiếng bác bỏ mọi cáo buộc. Giới phân tích cho rằng, dù sẽ mất thời gian để câu chuyện được làm sáng tỏ hoàn toàn, song trước mắt, quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Qatar sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực, nhất là trong bối cảnh Qatar được xem là nguồn bổ sung khí đốt quan trọng cho châu Âu sau khi quan hệ với Nga đổ vỡ.

Chính sách “ngoại giao kiên nhẫn” của nước Anh (13/12/2022)

Hơn một tháng sau khi nhậm chức, chính phủ Anh đưa ra một số tầm nhìn về chính sách đối ngoại, được cho là có nhiều điểm mới so với các chính phủ tiền nhiệm. Theo đó, tầm nhìn về đối ngoại của nước Anh trong thời gian tới sẽ mở rộng sự ưu tiên vào châu Phi, châu Á và Bắc Mỹ thay vì các đồng minh truyền thống. Ngoài ra, đáng chú là quan điểm “ngoại giao kiên nhẫn” vừa được Ngoại trưởng Anh James Cleverly công bố trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị mới. Nội hàm của chính sách này là gì? Cam kết của chính phủ Anh với các đối tác tiềm năng sẽ ra sao?

Kỷ nguyên hợp tác mới trong quan hệ Trung Quốc và các nước Ả-rập (06/12/2022)

Trong tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến công du Ả-rập Xê-út lần đầu tiên sau 6 năm trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ với quốc gia Vùng Vịnh, thể hiện quyết tâm tái sắp xếp cán cân quyền lực trong khu vực. Chuyến thăm diễn ra đúng vào thời điểm hai đồng minh Ả-rập Xê-út và Mỹ gia tăng căng thẳng do bất đồng về vấn đề năng lượng, và chỉ 5 tháng sau khi Washington sẽ không nhường Trung Đông cho bất cứ ai. Việc Ả-rập Xê-út nhiệt tình chuẩn bị chào đón nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng gửi đi thông điệp tới Mỹ rằng, Riyadh mới là “bàn tay quyền lực điều hướng trật tự các quan hệ chiến lược” trong khu vực. Liệu triển vọng nào cho “cái bắt tay” giữa Trung Quốc và Ả-rập Xê-út nói riêng, khối Ả-rập nói chung?

Chủ tịch G20 - Cơ hội vàng cho Ấn Độ (Ngày 29/11/2022)

Bắt đầu từ ngày 1/12, Ấn Độ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (gọi tắt là G20). Đây là lần đầu tiên Ấn Độ giữ cương vị này, và Thủ tướng Narendra Modi gọi sự kiện này là “niềm tự hào của mỗi người dân Ấn Độ”. Giới quan sát nhận định, đảm nhận chức Chủ tịch G20 là “cơ hội vàng” giúp Ấn Độ định hình tầm nhìn phát triển của đất nước, nhưng kèm theo đó là không ít thách thức khi thế giới đang đối mặt với hàng loạt cuộc khủng hoảng và bất đồng giữa các trục quan hệ ngày càng nới rộng.

Thông điệp của Triều Tiên khi củng cố năng lực tên lửa ICBM (22/11/2022)

Năm 2022 đánh dấu việc Triều Tiên tiến hành tần suất và số lượng các vụ thử tên lửa với mức độ chưa từng có. Vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 tuần trước vẫn đang thu hút sự chú ý từ cộng đồng quốc tế với hàng loạt diễn biến nóng tiếp sau đó, gây lo ngại đến sự ổn định của bán đảo Triều Tiên. Vụ thử lần này được Triều Tiên xác nhận là thành công dường như mang nhiều thông điệp hơn cả và cũng khiến Mỹ và các đồng minh khu vực “đứng ngồi không yên”. Sức mạnh của kho tên lửa của Triều Tiên đến đâu? Điều gì sẽ xảy ra nếu các bên không nhượng bộ, tiếp tục răn đe lẫn nhau bằng các loại tên lửa hiện đại và những cuộc tập trận quy mô lớn?

Chủ tịch G20 - Bước đà để Indonesia khẳng định vị thế trên sân khấu toàn cầu (15/11/2022)

Tuần này, Indonesia chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với nhiều nội dung trọng tâm. Đây là sự kiện cấp cao nhất trong Năm Chủ tịch G20 của chủ nhà Indonesia, với kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phục hồi toàn diện, hướng tới phát triển bền vững trên toàn cầu. Lần đầu tiên giữ vai trò Chủ tịch G20 trong bối cảnh khu vực và toàn cầu đối diện với nhiều khó khăn và thách thức chưa từng có, Indonesia đã đặt nhiều tâm huyết để không chỉ tổ chức một kỳ hội nghị thành công mà còn từng bước khẳng định vai trò, vị thế của quốc gia vạn đảo trên toàn cầu.

Bầu cử giữa kỳ - cuộc sát hạch với Tổng thống Joe Biden (Ngày 8/11/2022)

Ngày 8/11, người dân Mỹ đi bỏ phiếu để bầu lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng viện trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Dù tên của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden không xuất trên lá phiếu, nhưng cuộc bầu cử này được cho là một cuộc sát hạch với ông Joe Biden, với tác động rất lớn đến hai năm nhiệm kỳ còn lại cũng như tác động tới xu hướng chính trị Mỹ.

Những động thái răn đe hạt nhân giữa phương Tây và Nga (1/11/2022)

Trong 1 bước đi đầy bất ngờ, Mỹ mới đây quyết định đẩy sớm kế hoạch triển khai loại bom hạt nhân được nâng cấp tại châu Âu. Cùng với các cuộc tập trận hạt nhân của Nga và NATO thời gian gần đây, bước đi này của Mỹ được xem là có thể đẩy tình hình an ninh ở châu Âu leo thang lên bước nguy hiểm mới khi các bên dường như đang nỗ lực răn đe lẫn nhau bằng vũ khí hạt nhân. Những động thái này phải chăng là bước thụt lùi của kế hoạch giải trừ vũ khí hạt nhân mà cộng đồng quốc tế đang theo đuổi?

Tương lai Italia dưới thời nữ Thủ tướng cực hữu đầu tiên (25/10/2022)

Ngày 23/10, bà Giorgia Meloni chính thức nhậm chức Thủ tướng sau khi tuyên thệ trở thành nhà lãnh đạo của chính phủ thiên hữu nhất tại Italia kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tân Thủ tướng nhậm chức chỉ chưa đầy một tháng sau khi liên minh cánh hữu do đảng Anh em Italia (FdI) đứng đầu thắng lớn trong cuộc tổng tuyển cử sớm ngày 25/9. Giữa bối cảnh Italy vẫn đang chìm trong các cuộc khủng hoảng đan xen, liệu chính phủ cực hữu có thể đáp ứng kỳ vọng của người dân?

Chính trường Anh chao đảo sau thi Thủ tướng Liz Truss từ chức (Ngày 21/10/2022)

Sau nhiều ngày căng thẳng trên chính trường với nhiều áp lực, Thủ tướng Anh Liz Truss hôm qua đã tuyên bố từ chức, chỉ sau 45 ngày đảm nhiệm chức vụ, trở thành vị Thủ tướng tại vị trong thời gian ngắn nhất trong lịch sử Vương quốc Anh. Sau những sóng gió trên thị trường tài chính gây ra bởi kế hoạch tài chính trung hạn, bà Liz Truss buộc phải ra đi và thừa nhận đã đánh mất sự tín nhiệm của đảng dành cho bà. Trong khi đó, đảng Bảo thủ tuyên bố sẽ bầu chọn lãnh đạo mới của Đảng, cũng là Thủ tướng mới của nước Anh trong tuần sau.

Sóng gió bủa vây Thủ tướng Anh Liz Truss (Ngày 18/10/2022)

Các nghị sĩ của đảng Bảo thủ, Anh trong tuần này tổ chức các cuộc thảo luận với cuộc đầu tiên diễn ra ngay hôm Thứ Hai đầu tuần (17/10) để xem xét việc thay thế Thủ tướng Liz Truss. Bước đi này được xúc tiến sau khi gói kế hoạch ngân sách ngắn hạn do cựu Bộ trưởng Tài chính Kwasi Kwarteng đề xuất với sự ủng hộ của bà Liz Truss gây hỗn loạn trên thị trường tài chính Anh. Các nghị sĩ Bảo thủ Anh gọi việc thay thế Thủ tướng lúc này là “kế hoạch giải cứu” - giải cứu đảng Bảo thủ cũng như giải cứu nền kinh tế.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: