logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Đàm phán Mỹ - Taliban: Từ quá khứ đến hiện tại! (12/10/2021)

Lần đầu tiên kể từ khi chính quyền Afghanistan sụp đổ hồi tháng 8 vừa qua, lực lượng Taliban và Mỹ một lần nữa đã “tái ngộ”, cùng nhau tiến hành cuộc hội đàm trực tiếp tại Doha (Qatar). Giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan và việc thực hiện thỏa thuận Mỹ - Taliban đạt được hồi năm 2020 là nội dung chính trong chương trình nghị sự. Liệu cuộc đàm phán mới này có tiếp nối xu hướng đã đạt được kể từ thỏa thuận lịch sử hồi năm ngoái - khi tâm thế của Taliban giờ đây đã khác?

Đứng ngoài AUKUS, Pháp bắt đầu “tự chủ chiến lược”? (05/10/2021)

Sự thành lập liên minh mới mang tên AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia đang tác động đến chiến lược an ninh của một số quốc gia trên thế giới. Pháp là một trong số đó. Thỏa thuận AUKUS đã củng cố quyết tâm của Pháp trong việc xây dựng cái mà Tổng thống Emmanuel Macron nhiều lần nhắc đến, đó là “quyền tự chủ chiến lược”, một khái niệm cho phép Pháp nói riêng và rộng hơn là EU triển khai các mục tiêu an ninh, kinh tế một cách độc lập với các cường quốc khác. Sau sự hình thành của AUKUS và Pháp đứng ngoài liên minh này, những bước đi của Paris nhằm thúc đẩy quyết tâm triển khai ý tưởng “tự chủ chiến lược” được thể hiện ra sao? Thách thức và cơ hội của chiến lược này như thế nào?

Hậu bầu cử, chính trường Đức vẫn chưa định hình (28/9/2021)

Cuộc bầu cử lịch sử tại Đức hôm Chủ nhật vừa qua đã có kết quả sơ bộ chính thức với phần thắng thuộc về đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Tuy nhiên, việc SPD chỉ vượt qua Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU) với khoảng cách sít sao khiến các kịch bản thành lập chính phủ mới đều chưa rõ ràng. Thậm chí giới phân tích đã dự liệu khả năng nước Đức có thể rơi vào tình thế bế tắc chính trị kéo dài trong thời gian tới, giống như việc bà Angela Merkel đã phải mất tới 5 tháng để thành lập chính phủ hồi năm 2017.

Vị thế của Bộ tứ Kim cương trong tính toán của các bên! (21/09/2021)

Trong tuần, một sự kiện chính trị quan trọng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế là Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bộ tứ Kim cương - còn gọi là Bộ tứ QUAD gồm 4 nước: Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ diễn ra vào ngày 24/9. Đây là lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ tứ được tổ chức theo hình thức trực tiếp. Trong bối cảnh mới khi một liên minh 3 bên vừa ra đời giữa Mỹ-Anh-Australia, dư luận đặt câu hỏi: Liệu vai trò và vị thế của Nhóm Bộ tứ QUAD sẽ thể hiện như thế nào trong tính toán mới giữa các nước hiện nay?

Gay cấn cuộc đua vào “ghế nóng” ở Nhật Bản (14/09/2021)

Sau khi thủ tướng đương nhiệm của Nhật Bản Yoshihide Suga quyết định rút khỏi cuộc đua giành vị trí lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do (LDP), cuộc cạnh tranh chính trị giữa một số ứng cử viên đã nóng lên. Ai chiến thắng trong cuộc bầu cử vào vị trí lãnh đạo của LDP vào cuối tháng này sẽ thay thế Suga làm thủ tướng Nhật Bản. Những ứng cử viên xác nhận ra tranh cử đều là những chính trị gia giàu kinh nghiệm trên chính trường Nhật Bản. Vậy ai đang chiếm ưu thế trong cuộc đua này? 1 năm cầm quyền của Thủ tướng Suga sẽ để lại cho người kế nhiệm những thành tựu chính sách đối ngoại và đối nội gì đáng chú ý?

Qatar và vị trí "độc tôn" trong vấn đề Afghanistan

Trong những ngày tháng cuối cùng khi Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi đất nước Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia sẵn sàng tiếp quản việc đảm bảo an ninh cho sân bay Kabul sau khi binh sĩ Mỹ rời đi. Nhưng sau 1 tuần dừng hoạt động kể từ thời điểm diễn ra các cuộc di tản hỗn loạn, sân bay Kabul đang từng bước mở cửa trở lại, là biểu tượng cho hành trình bắt đầu tái thiết đất nước của lực lượng Taliban. Và quốc gia có vai trò lớn nhất trong hành trình này lại không phải Thổ Nhĩ Kỳ mà là Qatar, qua đó cho thấy ảnh hưởng rất lớn của Qatar với Taliban cũng như với chính trường Afghanistan.

Vén màn nhóm khủng bố IS-K nguy hiểm tại Afghanistan (31/08/2021)

Trong khi đất nước Afghanistan còn đang rối bời để chuẩn bị cho giai đoạn mới sau khi Mỹ và đồng minh rút toàn bộ nhân lực, một mối nguy khủng bố nguy hiểm đã kịp hiện hữu tại quốc gia Nam Á này. Nhóm khủng bố được gọi là IS-K, một chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Afghanistan mới đây đã lên tiếng nhận trách nhiệm 2 vụ đánh bom liều chết tại các địa điểm gần sân bay ở Kabul hôm 26/8 khiến ít nhất 170 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ. Vốn đã tập hợp từ nhiều năm nay, bối cảnh mới tại Afghanistan lại đang trở thành chất xúc tác để nhóm này “bước ra ánh sáng”, phô trương lực lượng và trở thành đối thủ đáng gờm của Taliban.

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris: Người bứt phá những rào cản (24/8/2021)

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trở thành quan chức cấp cao nhất trong chính quyền Mỹ hiện tại có chuyến công du Singapore và Việt Nam ngay trong thời gian đầu nhiệm kỳ. Một trong những mục đích quan trọng trong chuyến đi của bà Harris tới Đông Nam Á lần này là tăng cường quan hệ với các đối tác, đồng thời cho thấy cam kết vững chắc của Mỹ đối với các nước trong khu vực. Ngoài chương trình trình nghị sự với nhiều nội dung và thông điệp quan trọng, sự xuất hiện của bà Kamala Harris cũng được hoan nghênh đặc biệt khi bà là nữ Phó Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ - người truyền cảm hứng cho hàng triệu phụ nữ Mỹ và trên khắp thế giới. Từ khi trở thành cấp phó của Tổng thống Mỹ Joe Biden, bà Harris nhận được nhiều ca ngợi vì đã phá bỏ nhiều rào cản trong suốt cuộc đời mình, ghi tên mình vào lịch sử của “Xứ cờ hoa”.

Taliban: Từ thất thế đến quyền lực hồi sinh! (17/08/2021)

Sau khi tuyên bố cuộc chiến tranh tại Afghanistan đã kết thúc, lực lượng Taliban nêu rõ, một chính quyền và chế độ mới sẽ sớm được ra mắt. Có thể thấy, từng bị xếp vào nhóm các tổ chức khủng bố, trở lại sau hơn 20 năm, giờ đây, Taliban không chỉ muốn chứng minh là lực lượng chính trị chính thống mà còn là một chính quyền điều hành hợp pháp mới tại Afghanistan được quốc tế công nhận.

Tấn công tàu chở dầu - tranh cãi cũ, căng thẳng mới tại Trung Đông (10/8/2021)

Những tranh cãi xung quanh việc chiếc tàu chở dầu Mercer Street của Israel bị tấn công tại Vùng Vịnh một lần nữa lại thổi bùng căng thẳng giữa Iran và phương Tây. Cho đến thời điểm này, Iran vẫn phủ nhận mọi cáo buộc liên quan đến việc tấn công tàu Mercer Street. Nhưng những gì từng diễn ra tại vùng biển luôn nóng bỏng này cho thấy, dù không có kết luận chính xác về các bên có liên quan thì những vụ tấn công tàu trở dầu luôn trở thành ngòi nổ kích hoạt vòng xoáy căng thẳng mới, thậm chí là cả nguy cơ đối đầu quân sự.

Philippines khôi thục thỏa thuận VFA với Mỹ: Lợi ích và những cuộc “mặc cả” (4/8/2021)

Philippines nhất trí khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) ký với Mỹ năm 1998, nhân chuyến công du đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Manila. Động thái này không chỉ tạo môi trường thuận lợi cho mối quan hệ Washington –Manila trở lại đúng hướng mà còn mở cánh cửa cho Mỹ gia tăng sự hiện diện ở khu vực. Mặc dù là đồng minh truyền thống, song để thỏa thuận được khôi phục và duy trì, đằng sau đó vẫn là những lợi ích và những cuộc mặc cả của đôi bên!

Triển vọng đàm phán Mỹ-Trung nhân chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ (27/07/2021)

Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman - nhân vật ngoại giao cao cấp số 2 của Mỹ vừa có chuyến công du đáng chú ý đến Trung Quốc. Mặc dù bầu không khí không còn quá căng thẳng như Đối thoại chiến lược hồi tháng 3 tại Alaska (Mỹ), nhưng hai bên đã không đạt được một đồng thuận cụ thể nào. Với cách tiếp cận rất khác biệt, giới quan sát cho rằng triển vọng Mỹ - Trung tìm được những tiếng nói chung vẫn còn rất xa vời!

Chờ đợi gì ở "Bộ Tứ" mới về Afganistan? (20/07/2021)

Vấn đề an ninh của Afganistan sau khi Mỹ và đồng minh rút quân được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm, bởi viễn cảnh một Afganistan trở thành nơi ẩn náu của các tổ chức khủng bố, từ đó tổ chức các cuộc tấn công ra khắp thế giới là điều mà không quốc gia nào mong muốn. Mới đây, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, 4 quốc gia gồm Mỹ, Afghanistan, Pakistan và Uzbekistan đã đồng ý về mặt nguyên tắc nhằm thiết lập một nền tảng ngoại giao mới thúc đẩy tiến trình hòa bình tại Afghanistan, mang lại hy vọng về khả năng tìm kiếm một nền hòa bình lâu dài cho quốc gia Nam Á này.

Thách thức bủa vây Haiti sau khi Tổng thống bị ám sát (13/7/2021)

Vụ ám sát Tổng thống Haiti gây chấn động hồi tuần trước không còn là chuyện nội bộ của quốc gia vùng Caribe này mà đã trở thành một vấn đề quốc tế. Những âm mưu mờ ám phía sau vụ việc đang được điều tra, trong khi đó, tình trạng tranh giành quyền lực được cho sẽ gây thêm bất ổn chính trị ở quốc gia lâu nay vẫn hỗn loạn, khiến chính phủ nước này lên tiếng kêu gọi Mỹ và Liên Hợp Quốc hỗ trợ. Nguy cơ Haiti rơi vào hỗn loạn đang là kịch bản được cảnh báo nhiều nhất. Điều này đã làm gợi nhớ lịch sử chính trường đẫm máu hàng thế kỷ ở Haiti.

OPEC+ bất đồng hạn ngạch khai thác dầu: Ngọn nguồn và tác động! (06/07/2021)

Sau thất bại trong đàm phán hồi cuối tuần trước về hạn ngạch khai thác dầu, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) vừa phải trì hoãn cuộc họp tiếp theo để bàn thảo về vấn đề này. Bất đồng chủ yếu xuất phát giữa Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và Ả-rập Xê-út, vốn là 2 đối tác thân thiết cũng là liên minh quan trọng trong OPEC. Liệu sự khác biệt và mâu thuẫn ngày càng tăng giữa hai nước này sẽ tác động thế nào đến các quyết sách của OPEC, OPEC+ và thị trường dầu mỏ toàn cầu?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: