logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

60 năm Mỹ cấm vận kinh tế Cuba (08/02/2022)

Ngày 7/2/2022 đánh dấu tròn 60 năm Mỹ áp đặt lệnh cấm vận kinh tế với Cuba. Đây là lệnh cấm vận lâu dài, khắc nghiệt và toàn diện nhất trong lịch sử hiện đại, khiến kinh tế Cuba thiệt hại tới 150 tỷ USD, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân nước này. Trong nhiều năm qua, Cuba và cộng đồng quốc tế đã liên tục kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận này, bởi các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương của Mỹ đi ngược các cam kết trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc.

Đàm phán Taliban - phương Tây: Khác mục tiêu - Khó đột phá! (25/01/2022)

Từ ngày 23-25/1, một phái đoàn đại diện cho chính quyền Taliban tại Afghanistan đến Oslo (Na Uy) tiến hành vòng đàm phán với giới chức một loạt nước gồm Đức, Anh, Pháp, Italia, Mỹ và đại diện Liên minh châu Âu (EU). Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên đến các nước phương Tây kể từ khi trở lại nắm quyền hồi năm ngoái, nội dung trọng tâm đàm phán giữa các bên là vấn đề nhân quyền và viện trợ nhân đạo. Trong khi Taliban đang kỳ vọng những tiến triển mới trong đàm phán hướng tới việc được cộng đồng quốc tế công nhận, đại diện phía bên kia dường như lại chưa cùng quan điểm!

Năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Joe Biden (18/1/2022)

Cách đây 1 năm, ngày 20/1/2021, ông Joe Biden chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46 sau một cuộc bầu cử chưa từng có. Thời điểm đó, truyền thông quốc tế bình luận, một chương mới cho nước Mỹ đã mở ra với cam kết của ông Biden “xây dựng lại đất nước tốt đẹp hơn” cũng như tạo ra “làn sóng thay đổi”. Và quả thực, năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống Biden là chuỗi nỗ lực vực dậy nước Mỹ khỏi các cuộc khủng hoảng bên trong lẫn bên ngoài, được xem như chặng đường đầu của một hành trình đầy hy vọng với những nỗ lực của chính quyền mới nhằm xoa dịu những mất mát, hàn gắn rạn nứt và đoàn kết người dân để xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn.

Diễn biến dồn dập, cơ hội nào cải thiện quan hệ Nga - phương Tây? (11/01/2022)

Tuần này diễn ra hàng loạt sự kiện dồn dập liên quan đến quan hệ Nga – phương Tây: mở đầu là cuộc đàm phán an ninh Nga – Mỹ tại Geneva, Thụy Sĩ, tiếp theo là Hội nghị Hội đồng Nga – tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), và sau đó là cuộc họp của Tổ chức Hợp tác An ninh châu Âu (OSCE) mà cả Mỹ, Nga và các đồng minh NATO đều là thành viên. Tuy nhiên, liệu các sự kiện này có mang lại kết quả đột phá nào trong việc cải thiện quan hệ Nga – phương Tây hay không vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, bởi cả hai bên đều bước vào đàm phán với quan điểm khá cứng rắn.

Thách thức của Pháp trên cương vị Chủ tịch luân phiên EU (04/01/2022)

Bắt đầu từ ngày 1/1, Pháp chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong 6 tháng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố một chương trình nghị sự đầy tham vọng nhằm tạo một “bước ngoặt” hướng tới một châu Âu “hùng mạnh và có chủ quyền”. Thế nhưng, giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2022, Paris sẽ có một nhiệm kỳ bộn bề khó khăn với sự bùng nổ mới của dịch Covid-19 cũng như kỳ bầu cử Tổng thống bận rộn vào tháng 4 tới đây.

Nhìn lại năm thứ 2 thế giới đối phó với đại dịch Covid-19 (28/12/2021)

2021 là năm thứ hai thế giới đương đầu với đại dịch Covid-19. Mặc dù chủ động hơn so với thời điểm đại dịch bắt đầu bùng phát đầu năm 2020, song những biến thể mới của virus Sars CoV2 gây ra những làn sóng lây nhiễm nghiêm trọng khiến thế giới chịu nhiều tổn thất và mất mát hơn. Với hơn 280 triệu ca mắc và hơn 5 triệu 400 nghìn ca tử vong, đại dịch Covid-19 cũng tác động lớn đến kinh tế và xã hội thế giới trong năm 2021. Cuộc chiến chống Covid-19 trong 1 năm qua là một cuộc chạy đua không ngừng nghỉ, ở đó, các nước trên thế giới buộc phải điều chỉnh, thay đổi để đối phó và thích ứng với những điều kiện mới.

Nga lần đầu đề xuất đàm phán với NATO và Mỹ để hạ nhiệt khủng hoảng miền đông Ucraina (21/12/2021)

Sau khi nhận được đề xuất của Nga hồi cuối tuần trước liên quan đến các giải pháp hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực miền Đông Ucraina, cả Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều cho biết sẽ xem xét các đề xuất trong tuần này. Trong khi đó, Nga cảnh báo sẽ hành động nếu phương Tây phớt lờ các yêu cầu của Nga. Những diễn biến mới nhất này khiến dư luận không khỏi đồn đoán về ý định thực sự của các bên, về khả năng căng thẳng giữa Nga và phương Tây có thể được hạ nhiệt, hay đó chỉ là “chiêu” gây sức ép thường thấy của hai bên tại địa bàn chiến lược là Ucraina và Đông Âu.

Biển Đen - Điểm nóng cạnh tranh chiến lược giữa Nga - phương Tây (14/12/2021)

Những ngày qua, Biển Đen tiếp tục tăng nhiệt khi chứng kiến các màn bám đuổi lẫn nhau giữa các lực lượng chiến đấu cơ, máy bay do thám của Nga, Pháp và Mỹ. Vụ chạm trán xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang càng lúc càng leo thang về vấn đề Ukraine. Và tất nhiên, Biển Đen với vị trí địa chiến lược quan trọng một lần nữa lại trở thành điểm nóng đối đầu trong quan hệ Nga - NATO.

Củng cố quan hệ Nga - Ấn Độ trong thế giới đa trung tâm (07/12/2021)

Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ - Nga trong tuần này đã dập tắt những đồn đoán về quan hệ hai nước đang xấu đi trong bối cảnh New Dehli và Moscow đang theo đuổi các trục quan hệ nước lớn khác nhau với Mỹ và Trung Quốc. Với sự có mặt của tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ấn Độ và hàng loạt thỏa thuận quan trọng từ quốc phòng đến kinh tế được ký kết, một lần nữa chứng tỏ mối quan hệ Nga - Ấn đang phát triển một cách mạnh mẽ, với nỗ lực cân bằng các trục quan hệ nước lớn phù hợp với sự chuyển động đa cực, đa trung tâm của nền chính trị thế giới.

Thế giới đánh giá thận trọng về biến thể Omicron (30/11/2021)

Sự xuất hiện của biến thể virus Omicron đã khiến thế giới chao đảo trong mấy ngày qua. Nhiều quốc gia nhanh chóng ban hành các lệnh hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của biến thể này, trong nỗi lo lắng tột bậc về việc Omicron có thể đảo ngược những thành quả phòng chống dịch Covid-19 trong hơn một năm qua. Nhưng sau giai đoạn hoang mang, thậm chí là hoảng sợ ban đầu, thế giới đang dần bình tĩnh hơn để nhìn nhận một cách đúng đắn về độ nguy hiểm của biến thể Omicron, và cũng để nhìn nhận về câu chuyện bình đẳng vaccine đằng sau sự xuất hiện của các biến thể virus mới.

Khi người di cư thành “nạn nhân” của đối đầu chính trị (16/11/2021)

Mùa đông đang bao trùm khắp khu vực châu Âu nhưng biên giới giữa Ba Lan và Belarus lại đang “nóng” lên bởi vấn đề người di cư. Chính quyền Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko bị tố lợi dụng người tị nạn bằng cách “thúc đẩy” họ vượt biên trái phép vào Ba Lan, Latvia và Litva nhằm gây áp lực buộc EU dỡ bỏ trừng phạt áp đặt lên nước này vào năm ngoái. Trong khi Belarus và Nga liên tục bác bỏ các cáo buộc. Liệu có sự nhượng bộ nào giữ hai bên?

Tuần lễ cấp cao APEC và dấu ấn New Zealand

Dưới sự chủ trì của nước chủ nhà New Zealand, Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) bắt đầu diễn ra từ ngày 5 đến ngày 12/11 theo hình thức trực tuyến. Diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, bất ổn gia tăng và nhiều thách thức mới do dịch Covid-19 tái bùng phát, nội dung quan trọng nhất của Tuần lễ cấp cao APEC là thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch. Nhưng điểm nhấn của APEC là phục hồi hậu đại dịch phải theo một cách “khác biệt và tốt hơn”, đó là gắn liền với tăng trưởng xanh.

Cuộc đua tàu ngầm, “nóng” lòng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (26/10/2021)

Trong xu hướng trở thành nơi “hội tụ chiến lược” của thế kỷ 21, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở nên sôi động với các cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Không chỉ đọ sức bằng kinh tế, chính trị hay trên các bàn đàm phán, cuộc đua đang trở nên gay cấn cả dưới lòng đại dương. Viễn cảnh Australia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sau thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia chỉ là một phần trong bức tranh địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhưng nó cho thấy rõ ràng hơn về một cuộc chạy đua vũ trang trên và dưới mặt nước ở khu vực này. Cuộc đua này dẫn đến những nguy cơ gì cho khu vực?

Taliban đối mặt IS-K: Viễn cảnh đen tối cho Afghanistan (19/10/2021)

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo – Khorasan (IS-K) cuối tuần qua đã lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom liều chết tại một nhà thờ ở thành phố Kandahar làm ít nhất 41 người thiệt mạng và gần 70 bị thương. Đáng chú ý, chỉ mới tuần trước, IS-K cũng nhận trách nhiệm tấn công một nhà thờ tại Kunduz khiến hơn 60 người thiệt mạng. Các vụ tấn công đẫm máu liên tiếp khiến dự báo của thế giới về cuộc đối đầu giữa Taliban và IS-K đang dần trở thành hiện thực, nơi mà Taliban ở vào thế khó hơn khi đang muốn “rũ bỏ” định danh “tổ chức khủng bố” để trở thành một lực lượng chính trị được thế giới công nhận.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: