Bão số 3 (Siêu bão Yagi) đổ bộ vào đất liền cùng những đợt mưa lũ liên tiếp không chỉ vùi lấp hàng trăm sinh mạng con người, cuốn đi hàng chục nghìn tỷ đồng của cải, mà còn để lại bao khó khăn, đổ nát. Trong bão giông, những “điểm tựa” từng giúp người dân chống chọi với thiên tai nay lại đang giúp họ “đứng dậy”, cùng nhau "hồi sinh" từng mảnh đất, từng vùng biển quê mình. Hơn 1 tháng sau trận bão lịch sử, phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc trở lại những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề từ siêu bão, đưa câu chuyện “Hồi sinh” sau bão giông đến với quý thính giả qua chính lời kể của người dân nơi này.
Biên giới tưởng chừng xa xôi, cách trở, ấy vậy mà bình yên, gần gũi đến nhường nào khi có cán bộ biên phòng về bản. Và nơi ấy, tuy còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng tình yêu thương của bà con vùng biên đã lấp đầy trái tim những người lính xa nhà, xa quê.
Chủ trương tăng cường, giới thiệu đảng viên là cán bộ biên phòng tham gia sinh hoạt chi bộ với các bản biên giới và giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn được Đảng ủy, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm. Những đảng viên đặc biệt của bản làng biên giới đã góp phần không nhỏ trong việc góp sức cùng cấp uỷ, chính quyền xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; củng cố, tăng cường tình đoàn kết, gắn bó giữa quân và dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế ở khu vực biên giới, bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc.
Không chỉ chắc tay súng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, những người lính quân hàm xanh ở vùng cao biên giới Sơn La còn mang trên mình sứ mệnh là cầu nối của lòng dân - ý Đảng. Họ là những cán bộ biên phòng tăng cường tham gia cấp uỷ xã vùng biên; là đảng viên được giới thiệu tham gia sinh hoạt cùng các chi bộ bản biên giới; là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp được phân công phụ trách, đồng hành với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế, dễ bị các lực lượng thù địch lôi kéo, lợi dụng... Những người lính quân hàm xanh mang trên mình sứ mệnh đặc biệt đã làm gì để cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn khu vực biên giới, đem lại những đổi thay trên miền phên dậu, biên cương tổ quốc?.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hơn 6,8 triệu hồ sơ giao dịch điện tử; Tiếp tục kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư. Việc chuyển đổi số mang lại nhiều tiện ích nhưng tiềm ẩn nguy cơ lộ lọt dữ liệu do hacker tìm cách tấn công khi có sơ hở. Đây là nội dung được quan tâm tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 về công tác chuyển đổi số, triển khai Đề án 06 của Chính phủ do BHXH Việt Nam tổ chức ngày 31/7.
Ngay ngày đầu tiên Nghị định 75/2024/NĐ-CP của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng có hiệu lực (1/7/2024), toàn ngành BHXH Việt Nam đã tập trung chi trả để người hưởng được nhận chế độ nhanh nhất, kịp thời nhất.
Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện các giải pháp gỡ thẻ vàng EC đã được chúng tôi nêu ra ở những bài trước. Các cơ quan chức năng vùng ĐBSCL cũng nhìn nhận ra những mặt yếu kém và đang triển khai từng giải pháp, cụ thể hóa từng phần việc để vá những lỗ hổng; hướng tới quản lý, khai thác, đánh bắt hải sản bền vững hơn. Qua đó, góp phần vào nỗ lực gỡ thẻ vàng EC.
Trong bài 1 chúng tôi đã phản ánh, mặc dù các cấp ngành, địa phương ven biển vùng ĐBSCL rất quyết liệt triển khai các giải pháp gỡ thẻ vàng, tuy nhiên, cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Trong đó, nổi lên những vấn đề rất đáng lo ngại là nhiều tàu cá ra khơi bị mất kết nối thiết bị giám sát và còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.
Năm 2017, Việt Nam bị EC cảnh cáo thẻ vàng vì không tuân thủ quy định IUU. Để gỡ thẻ vàng của EC, thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương vào cuộc rất quyết liệt. Tuy nhiên, sau lần thứ 4 sang Việt Nam kiểm tra, Đoàn Công tác của EC mặc dù đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện các giải pháp, tuy nhiên, thẻ vàng vẫn chưa được gỡ. Trong nỗ lực chung gỡ thẻ vàng, giữ lấy uy tín của sản phẩm hải sản, các tỉnh vùng ĐBSCL thời gian qua cũng thực hiện đồng bộ các giải pháp, tuy nhiên, vẫn có những tồn tại cần được khắc phục.
Trong 2 chương trình thời sự chiều hôm qua
và hôm kia, chúng tôi đã có các phóng sự đề cập những công sức đóng góp
của lực lượng cán bộ, chiến sĩ BĐBP nơi biên cương tổ quốc. Không chỉ
xoá mù chữ, các anh còn ngày đêm bám bản, hỗ trợ người dân xây dựng mô
hình phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Những người lính Biên phòng
không một phút ngơi nghỉ, luôn xem "Đồn là nhà, biên giới là quê hương,
đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt. Đó cũng là mệnh lệnh của trái tim,
thôi thúc các chiến sĩ quân hàm xanh vượt mọi gian khó để cùng người dân
bảo vệ vững chắc biên cương tổ quốc, xây dựng đường biên giới hoà bình,
hữu nghị và phát triển giàu mạnh. Nội dung này được chúng tôi đề cập ở
phần cuối loạt bài “Bộ đội về làng” của PV Sỹ Đức với nhan đề “Những
“Cột mốc sống” nơi biên ải”.
Không chỉ ngày đêm mở lớp dạy xoá mù chữ
cho bà con, những năm qua hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ biên phòng
các tỉnh Thanh Hoá – Nghệ An- Hà Tĩnh, đã không quản ngại khó khăn,
gian khổ, ngày đêm “3 bám, 4 cùng” hỗ trợ người dân khu vực biên giới
xây dựng mô mình, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. “Các anh về mái
ấm nhà vui”, bản làng rộn ràng trong câu hát, tiếng cười - Đây cũng là nội
dung phần 2 trong loạt bài “Bộ đội về làng” của PV Sỹ Đức, mời quý vị
cùng nghe.
Nếu ai đã từng 1 lần đến với biên
giới, ngắm nhìn lá cờ Tổ quốc hiên ngang trong gió và cảm nhận bình yên
nơi vùng biên, chắc chắn mọi người đều chung một cảm nhận, đó là sự
thiêng liêng và lòng tự hào dân tộc. Để có được sự bình yên đó là cả một
sự đóng góp không nhỏ của lực lượng Biên phòng trong việc giữ gìn an
ninh biên giới, an ninh trật tự. Dẫu có vất vả, gian lao, cán bộ chiến sĩ biên phòng vẫn cống hiến
thầm lặng, bám trụ, giữ vững bình yên nơi biên cươngTtổ quốc.
Lực lượng bội đội Biên phòng đã thực hiện nhiều mô hình, góp phần xây
dựng khu vực biên giới vững mạnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, nền biên phòng toàn
dân vững mạnh, góp phần xây dựng biên giới hoà bình, ổn định, hữu nghị,
hợp tác và phát triển.
Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (03/3/1959 -
03/3/2024) và 35 năm Ngày biên phòng toàn dân (03/3/1989 - 03/3/2024)”,
bắt đầu từ chương trình hôm nay Đài TNVN phát loạt bài: “Bộ đội về
làng” của PV Sỹ Đức và CTV Hải Truyền. Bài thứ nhất có nhan đề “Thầy
giáo quân hàm xanh và hành trình xoá mù giữa đại ngàn”, mời quý vị cùng
nghe:
Vụ việc nữ nạn nhân 21 tuổi quê huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa; trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội bị sát hại dã man tại một căn nhà ở Cầu Giấy hôm 16/2 đã khiến nhiều người phẫn nộ với hành vi của hung thủ. Trước đó, tại TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, một cô gái trẻ ở Đồng Nai cũng bị sát hại dã man. Tại sao ngày càng nhiều những vụ mất tích, án mạng xảy ra? Những cảnh báo gì cho các bạn trẻ? Xung quanh vụ việc này, Phóng viên Đỗ Minh phỏng vấn luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tich HĐTV Công ty Luật Hưng Đông.
Công cuộc đổi mới đã hình thành, rồi trở nên chủ đạo, để đến bây giờ, cơ đồ đã hiện ra, làm nền móng vững chãi cho bước phát triển mới của dân tộc, thực hiện mục tiêu đề ra vào năm 2045 – kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa xuân mới mang tên con Rồng huyền thoại gợi cho chúng ta nghĩ đến biểu tượng Rồng bay lên. Bước sang năm Giáp Thìn, chúng ta mong muốn và tin tưởng đất nước tiếp tục phát triển, khơi dậy khát vọng hóa rồng. Ước vọng và niềm tin ấy được nhân lên với những quyết sách sáng suốt cùng tầm nhìn xa rộng. Mời quý vị và các bạn nghe bài viết của đồng chí Đỗ Tiến Sỹ - Ủy viên Trung ương Đảng - Tổng giám đốc Đài TNVN với nhan đề: Xác quyết đầu Xuân – Khơi dậy khát vọng hóa rồng.
Trong thời khắc Giao thừa, thời khắc chuyển giao đẹp đẽ và linh thiêng của trời đất, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có thông điệp chúc Tết Giáp Thìn 2024 gửi đến đồng bào và chiến sĩ cả nước. Đài Tiếng nói Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp của Chủ tịch nước.
(Vũ Dũng – VOV)
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và phu nhân, hôm nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước ta trong 2 ngày. Chiều nay tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì lễ đón trọng thể Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tham dự lễ đón có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Trưởng ban Nội chính Trung Phan Đình Trạc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phan Văn Giang, các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng cùng nhiều đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội.
Như hai bài đầu của loạt bài “Nghị quyết 98, thể chế vượt trội để TP.HCM hành động vì cả nước” việc phân cấp, phân quyền, cơ chế vượt trội để thí điểm các mô hình kinh tế mới mẻ sẽ giúp TP.HCM tạo đà phát triển mới. Tuy nhiên, để Nghị quyết thành công thì con người sẽ là nhân tố quyết định. Và để Nghị quyết đi vào cuộc sống, đội ngũ cán bộ, đảng viên của TP.HCM cũng sẵn sàng với tinh thần tấn công.
Không chỉ phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, Nghị quyết 98 của Quốc hội mở cơ chế thí điểm những gì mà pháp luật chưa cho phép, hoặc đã có quy định những chưa rõ ràng. Ngay sau khi Nghị quyết được thông qua và có hiệu lực, TP.HCM đã bắt tay vào thực hiện thí điểm mô hình chưa từng có như: TOD, xây dựng đề án thực hiện tín chỉ carbon… Đây được xem là “chìa khóa” để khơi thông nguồn lực, góp phần tìm hướng đi khả thi để nhân rộng ra các địa phương khác trong cả nước.
Nghị quyết 98 thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV cho phép TP.HCM thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù. Nghị quyết đã trao cho TP.HCM những cơ chế vượt trội trong sắp xếp lại bộ máy hành chính cho phù hợp với thực tiễn, huy động nguồn lực và phát huy truyền thống sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân, doanh nghiệp. Từ đó tạo không gian phát triển mới cho thành phố.
Các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội nêu rõ, tỉnh Khánh Hòa còn bất cập khi chênh lệch phát triển trong nội tỉnh còn cao; nguy cơ tái nghèo cao, nhất là tại những huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương; chú trọng phát triển nhanh và bền vững vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với phát huy bản sắc văn hóa, giá trị tài nguyên bản địa, có vai trò bảo đảm an ninh môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, đại đoàn kết các dân tộc.
Hơn 20 năm trước, tỉnh Khánh Hòa đã xác định tập trung đầu tư phát triển 2 huyện miền núi theo hướng toàn diện. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 đến cuối năm 2023, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành gần 20 Nghị quyết đầu tư phát triển cho khu vực này, mục tiêu mỗi năm giảm khoảng 7% số hộ nghèo, đưa 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo bền vững vào năm 2025. Bài 1 với nhan đề "Cấp gạo nuôi cơm, cầm tay chỉ việc đối với đồng bào dân tộc thiểu số".
Hôm nay, 15/11, kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Nhạc sĩ Văn Cao – Tác giả của Quốc ca Việt Nam (hay“Tiến quân ca”) với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Không chỉ có Tiến quân ca! Suốt 72 năm trong cõi nhân gian, Nhạc sĩ
Văn Cao đã để lại cho nền văn học nghệ thuật nước nhà một di sản đồ sộ, gồm cả nhạc, thơ, hội họa. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ, Ban Thời sự VOV1 trân trọng giới thiệu tới quý vị bài viết của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương như lời tri ân gửi tới Văn Cao – Cây đại thụ của nhạc, hoạ và thơ Việt Nam.
TP.HCM là địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 1/5 GDP, hơn 1/4 thu ngân sách quốc gia, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI và xuất nhập khẩu, số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm gần 30% cả nước. Tuy vậy, hiện TP.HCM cũng là địa phương có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất: 57,6 triệu tấn, chiếm 23,3% cả nước. Về cơ bản nền kinh tế của TP chủ yếu vẫn phát triển theo hướng kinh tế tuyến tính và đang bước đầu hướng đến kinh tế tuần hoàn, xanh hóa, bảo vệ môi trường với rất nhiều việc phải làm tích cực hơn. TP.HCM đã xác định tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu với quyết tâm phát triển kinh tế xanh. TP tìm kiếm kinh nghiệp tứ các mô hình trên thế giới và xây dựng chiến lược phù hợp với điều kiện của mình để thực hiện quyết tâm tăng trưởng xanh. Bài cuối với nhan đề “TP.HCM tất yếu phải tăng trưởng xanh”.
Ở bài 1 của loạt bài “TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía”, chúng tôi đã đề cập thực hiện sản xuất xanh, tăng trưởng xanh là điều kiện sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Còn tăng trưởng xanh từ phía người tiêu dùng thì sao? Thực tế, nền kinh tế không thể tăng trưởng xanh nếu không có sự tham gia của tiêu dùng xanh và hiện TP.HCM vừa kêu gọi, vận động, truyền thông cho tiêu dùng xanh vừa tính tới những biện pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng xanh. Mời quý vị và các bạn nghe bài 2 của loạt bài nhan đề “Làm gì để người tiêu dùng xanh hóa”:
TP.HCM nhận thức rằng sự phát triển kinh tế truyền thống không còn là lựa chọn tối ưu nữa nên đã chuyển hướng kiến tạo một hành trình mới- Hành trình tăng trưởng xanh với tầm nhìn một tương lai bền vững. TP đang khẩn trương hoàn thiện khung Chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khung chiến lược xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; đồng thời thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế nhằm thực hiện 4 trụ cột là: nguồn lực xanh, hạ tầng xanh, hành vi xanh, ngành/ lĩnh vực tiên phong. Loạt 3 bài “TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía” của nhóm phóng viên thường trú tại TP.HCM lần lượt đề cập thực trạng và hướng đi của từng phía: doanh nghiệp, người tiêu dùng và hành động của chính quyền thành phố. Bài 1 của loạt bài có nhan đề “Doanh nghiệp phải xanh hóa để sống còn”
Thiếu nguồn tuyển, chưa có chính sách thu hút, đãi ngộ phù hợp với đặc thù của các tỉnh vùng cao, áp lực quá lớn từ công việc và cuộc sống đang là những rào cản, là nguyên nhân cốt lõi khiến các tỉnh Tây Bắc đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, giảm sút chất lượng dạy và học. Giải pháp nào để gỡ “nút thắt này”, là nội dung đề cập trong bài 3, cũng là bài cuối của loạt bài với nhan đề “Giải pháp nào để gỡ “nút thắt” trong thiếu giáo viên ở vùng cao Tây Bắc”.
Câu chuyện thiếu giáo viên không còn là mới ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Thế nhưng, qua các năm học, thiếu vẫn hoàn thiếu mà không có tín hiệu khả quan. Các giải pháp mà các tỉnh đang triển khai trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học chỉ là tạm thời, tình thế, còn sâu xa hơn cả là phải có đủ giáo viên mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục ở mỗi địa phương. Những nguyên nhân cốt lõi nào gây ra tình trạng thiếu giáo viên, trong chương trình hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này để các cấp, ngành và các địa phương có cái nhìn tổng thể, gốc rễ vấn đề và có giải pháp tháo gỡ. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu là vậy, nhưng thực tế sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, các tỉnh Tây Bắc vẫn đang đối mặt với vô vàn khó khăn. Trong những khó khăn đó thì tình trạng thiếu giáo viên đang ngày càng trầm trọng hơn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay, các địa phương ở Tây Bắc đang phải khắc phục thế nào và làm sao để gỡ nút thắt này. PV VOV Tây Bắc có loạt bài với nhan đề “Vùng cao Tây Bắc thiếu giáo viên: Đâu là giải pháp?”. Kỳ 1 của loạt bài có nhan đề “Loay hoay Lớp học trực tuyến đa độ tuổi”.
Như đã đề cập ở bài 1, giao thông đường bộ ở vùng ĐBSCL đã được Quốc Hội, Chính phủ và các Bộ ngành TW rất quan tâm, đầu tư; đã có nhiều công trình đưa vào hoạt động phát huy hiệu quả kinh tế- xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được thì so với điều kiện hiện nay với mức dân số gần 20 triệu người, nguồn ngân sách đầu tư cho hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL thời gian qua chỉ chiếm hơn 15% so với cả nước là chưa tương xứng, nhiều địa phương đôi lúc vẫn xảy ra “điểm nghẽn” về giao thông. Do đó, hiện nay, chủ trương của Đảng- Nhà nước tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống giao thông khu vực này. Ngoài việc tu sửa, nâng cấp các tuyến đường xuống cấp thì nhiều tuyến cao tốc, cầu bắc qua sông lớn đang được khẩn trương thi công để sớm đưa vào khai thác.