Từ các chủ trương, chính sách của Đảng- Nhà nước, sự nỗ lực của chính quyền và người dân, tình hình kinh tế xã hội của khu vực ĐBSCL thời gian gần đây phát triển rõ nét. Trong đó, có tác động từ các Chương trình, dự án đầu tư trọng điểm về hạ tầng giao thông. Tại các địa phương trong vùng đã đưa vào hoạt động, khai thác nhiều công trình cầu, đường có quy mô lớn, góp phần làm cho việc lưu thông thuận lợi, an toàn. Hiện nay, vùng ĐBSCL tiếp tục được nhà nước đầu tư nguồn kinh phí lớn cho xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông. Nhiều công trình, dự án lớn đang giai đoạn "nước rút" chuẩn bị hoàn thành tạo thế và lực cho vùng đất Chín sông cất cánh. Bài 1: Những công trình bứt phá làm thay đổi diện mạo ĐBSCL
Thực hiện lời thề thiêng liêng khi được kết nạp vào Đảng, lớp lớp thế hệ đảng viên đã vượt lên muôn vàn khó khăn, thử thách, anh dũng hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của dân tộc, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ dựng xây Tổ quốc. Cũng chính thực hiện lời thề của mình mà trong gần 40 năm đổi mới, hội nhập quốc tế, đội ngũ đảng viên đã tiếp tục cống hiến, góp phần xứng đáng vào xây dựng đất nước, vì sự phồn vinh của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ đảng viên đã "không nhớ", thậm chí, "làm ngược" với những gì mình đã lời thề, dẫn đến bị xử lý kỷ luật, làm tổn hại đến danh dự, uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng. Cần làm gì để đảng viên luôn "khắc cốt, ghi tâm" lời thề thiêng liêng khi bước chân vào Đảng? Tiếp tục loạt bài "Trọn vẹn lời thề đảng viên", trong chương trình hôm nay, nhóm phóng viên Hà Nam và Lại Hoa tiếp tục chuyển đến quý vị bài 2 với nhan đề "Nhắc nhớ Lời thề đảng viên".
Với mỗi đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, lời tuyên thệ khi vào Đảng luôn có mang ý nghĩa thiêng liêng. Đó là sự cam kết của tinh thần trách nhiệm, lòng trung thành với mục tiêu, lý tưởng phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân. 93 năm, trải qua bao gian lao thử thách, lớp lớp đảng viên luôn khắc cốt, ghi tâm, kiên định thực hiện lời tuyên thệ trước Đảng, ra sức rèn luyện, tu dưỡng, giữ gìn đạo đức. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên vì thiếu nghiêm khắc rèn luyện bản thân, bị cám dỗ bởi "tiền tài danh vọng" mà quên mất lời tuyên thệ thiêng liêng, làm "hoen ố" danh dự, tổn hại đến uy tín của Đảng.
Từ thực tế này, nhóm phóng viên Hà Nam và Lại Hoa thực hiện Loạt bài "Trọn vẹn lời thề đảng viên". Trong chương trình hôm nay mời quý vị cùng gặp gỡ những đảng viên lão thành- Họ là những chàng trai mà 80 năm, 75 năm hay 70 năm trước đã "giơ nắm tay thề" trước cờ Đảng và cho đến giờ vẫn giữ vững "lời thề thiêng liêng", giữ bản chất tiên phong, gương mẫu; một lòng theo Đảng. Bài 1 phát sóng trong chương trình hôm nay với nhan đề "Sắt son lời thề theo Đảng".
Như đã nêu trong bài 1 của loạt bài “Bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM”, việc đảm bảo lợi ích, công khai mình bạch thông tin đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân, từ đó tạo nên được “kỳ tích” trong công tác bàn giao mặt bằng cho các dự án giao thông trọng điểm. Một yếu tố rất quan trọng nữa là, sự vào cuộc của cấp ủy, của chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu đã giúp ý Đảng đến được với lòng dân. Vấn đề này sẽ được phóng viên Hà Khánh-Tỷ Huỳnh, thường trú tại TP.HCM nêu trong bài 2 của loạt bài với nhan đề: “Người đứng đầu vào cuộc, dân đồng thuận”.
Bồi thường, giải phóng mặt bằng là công việc khó khăn, phức tạp. Dự án chậm triển khai, dự án treo, thậm chí đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp cũng liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Mới đây, tại dự án liên vùng Vành đai 3, TP.HCM là địa phương hoàn thành tốt nhất công tác giải phóng mặt bằng khi đến ngày khởi công đã bàn giao gần 87%. Không chỉ dự án Vành đai 3, nhiều dự án giao thông treo hàng chục năm ở TP.HCM cũng được khơi thông vì nút thắt giải phóng mặt bằng đang dần được tháo gỡ. Loạt bài “Bồi thường, giải phóng mặt bằng, nhìn từ thực tiễn ở TP.HCM” do phóng viên Hà Khánh, Tỷ Huỳnh, cơ quan thường trú tại TP.HCM thực hiện sẽ cho thấy được đâu là nguyên nhân tạo nên kết quả trên. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu bài 1 với nhan đề: “Gỡ giá bồi thường, thực hiện cách làm mới”.
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội hôm nay về giám sát ba chương trình mục tiêu quốc gia, nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận đó là giảm nghèo bền vững bằng cách nào.
Sự quan tâm này có lý do bởi mặc dù tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 là hơn 4%, giảm 1,17%, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 là 21,02%, giảm 4,89% so với năm 2021 đạt được mục tiêu, chỉ tiêu do Quốc hội, Chính phủ giao nhưng kết quả chưa bền vững. Để làm rõ thêm về nội dung này, tại phòng thu trực tiếp của Đài Tiếng nói Việt Nam tại nhà Quốc hội, phóng viên Đài TNVN có cuộc trao đổi với đại biểu Lâm Văn Đoan, Phó chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội:
Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, BHXH Việt Nam đã kịp thời tham mưu, phối hợp với Bộ Y tế báo cáo trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 144 về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; góp ý kiến vào Nghị quyết số 80 của Quốc hội về việc “tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024”… nhằm bảo đảm cung ứng thuốc, kinh phí khám chữa bệnh BHYT phục vụ người bệnh.
Trong nhiều năm qua, chính sách BHXH đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, theo thời gian, một số chính sách đã bộc lộ những bất cập cần sửa đổi, nhất là chính sách rút BHXH một lần, tuổi nghỉ hưu. Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và năm 2024, Luật BHXH (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa 15 đang diễn ra và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7- tháng 5/2024. Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) sẽ có rất nhiều điểm mới, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 28/NQ-TW, hướng đến bảo đảm an sinh xã hội toàn dân. Các chuyên gia về an sinh xã hội cho rằng, việc sửa đổi Luật BHXH lần này cần tăng tính hấp dẫn, hạn chế tình trạng rút BHXH một lần, đảm bảo chính sách BHXH là giải pháp lâu dài cho người lao động.
Chỉ số “hạnh phúc” mà tỉnh Yên Bái đưa vào Nghị quyết Đại hội chính là việc xác định mức độ hài lòng của người dân trên 3 tiêu chí chính: Sự hài lòng về cuộc sống, sự hài lòng về môi trường sống và tuổi thọ trung bình, cùng số năm sống khỏe của người dân…
Có thể thấy, để hạnh phúc, người dân phải hài lòng về nhiều mặt. Từ lẽ đó, để cụ thể hoá Nghị quyết, tỉnh Yên Bái đã ban hành hàng trăm đề án, kế hoạch, bảo đảm phủ kín trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế với văn hóa, xã hội, môi trường, cho cả vùng thấp và vùng cao, nông thôn, thành thị... Đây là yếu tố quan trọng để triển khai thực hiện mục tiêu xây dựng chỉ số hạnh phúc cho người dân. Đây cũng là nội dung bài số 3 cũng là bài cuối của loạt bài “Chỉ số Hạnh phúc” - Thước đo hoạt động cấp ủy Yên Bái”.
Sự chung tay, vào cuộc quyết liệt của những người đứng đầu, để việc nâng cao chỉ số hạnh phúc người dân không dừng lại ở những mục tiêu chung chung, những cách làm chung chung, hay xa hơn nữa là những khẩu hiệu chung chung. Đây được coi là yếu tố quan trọng, giúp mang đến những kết quả bước đầu trong hơn 1 nửa nhiệm kỳ tỉnh Yên Bái thực hiện nghị quyết về chỉ số “hạnh phúc” mà Đại hội Đảng bộ tỉnh này lần thứ XIX đã đề ra.
Bài 2 của loạt bài “Chỉ số Hạnh phúc” - Thước đo hoạt động cấp ủy Yên Bái” với nhan đề “Trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu “Vì hạnh phúc của nhân dân”
Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, lần đầu tiên tỉnh Yên Bái đưa chỉ số “hạnh phúc” vào chủ đề Đại hội, mục tiêu là nâng cao chỉ số hạnh phúc của người dân qua các năm, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ tăng chỉ số hạnh phúc lên 15%. Đây là việc làm mới, chưa có tiền lệ ở bất cứ địa phương nào trong cả nước; khái niệm “hạnh phúc” lại khá trừu tượng, khó có thể “lượng hoá”. Tuy nhiên, kết quả cho thấy, mới qua 2 năm đầu triển khai, chỉ số hạnh phúc của người dân ở Yên Bái đã tăng vượt kế hoạch đề ra. Vậy, Yên Bái đã làm thế nào để có kết quả này; người dân và dư luận có đồng thuận, hay hài lòng với “tư duy” mới trong cách ra nghị quyết của cấp uỷ? Đây là những nội dung sẽ có trong loạt bài “Chỉ số Hạnh phúc” - Thước đo hoạt động cấp ủy Yên Bái" của nhóm PV CQTT Tây Bắc.
- Bài 1: “Biến” khái niệm thành mô hình thực tiễn hiệu quả
Quảng Ninh - vùng đất địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc, nơi được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ví như “một Việt Nam thu nhỏ”, nơi đã thân thuộc qua câu thơ của nhà thơ Tố Hữu “Quê hương ta liền 1 dải, từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái”, nơi có núi, có biển, có vàng đen đẹp giàu... Từ một vùng đất biên thuỳ xa xôi với muôn vàn khó khăn thách thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”, Quảng Ninh đã vươn lên phát triển bứt phá với những thành tựu nổi bật, nâng cao toàn diện đời sống của người dân và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023), Cơ quan thường trú Đài TNVN khu vực Đông Bắc phối hợp Ban Thời sự thực hiện Toạ đàm với chủ đề: 60 năm danh xưng Quảng Ninh – “Bình minh đang lên”, cùng nhìn lại chặng đường đáng nhớ này của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ninh qua câu chuyện của những vị khách mời: Ông Nguyễn Duy Hưng - nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh; Nhạc sĩ Lê Đăng Vệ; Thợ mỏ Đỗ Văn Hiểu - Công ty Than Hòn Gai – TKV.
Tốc độ tăng trung bình của lượng người hưởng BHXH một lần năm sau luôn cao hơn năm trước khoảng 10%. Tỷ lệ rút BHXH một lần ngày càng tăng và tăng nhanh hơn so với tỷ lệ người tham gia BHXH. Theo các chuyên gia an sinh xã hội, người lao động rút BHXH một lần vì chưa hiểu đúng bản chất hệ thống an sinh xã hội. Khi quá khó khăn, họ rút ra để giải quyết nhu cầu trước mắt mà không nghĩ đến tương lai lâu dài.
Những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình đã triển khai chương trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều học sinh đã giành giải cao tại các cuộc thi trong và ngoài nước. Đây chính là động lực quan trọng để ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình từng bước thực hiện chương trình chuyển đổi số. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN có bài đề cập