logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Xác quyết đầu Xuân – Khơi dậy khát vọng hóa rồng (10/2/2024)

Công cuộc đổi mới đã hình thành, rồi trở nên chủ đạo, để đến bây giờ, cơ đồ đã hiện ra, làm nền móng vững chãi cho bước phát triển mới của dân tộc, thực hiện mục tiêu đề ra vào năm 2045 – kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mùa xuân mới mang tên con Rồng huyền thoại gợi cho chúng ta nghĩ đến biểu tượng Rồng bay lên. Bước sang năm Giáp Thìn, chúng ta mong muốn và tin tưởng đất nước tiếp tục phát triển, khơi dậy khát vọng hóa rồng. Ước vọng và niềm tin ấy được nhân lên với những quyết sách sáng suốt cùng tầm nhìn xa rộng. Mời quý vị và các bạn nghe bài viết của đồng chí Đỗ Tiến Sỹ - Ủy viên Trung ương Đảng - Tổng giám đốc Đài TNVN với nhan đề: Xác quyết đầu Xuân – Khơi dậy khát vọng hóa rồng.

“Tạo sức mạnh nội sinh to lớn để dân tộc ta vững bước tiến lên” (09/02/2024)

Trong thời khắc Giao thừa, thời khắc chuyển giao đẹp đẽ và linh thiêng của trời đất, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có thông điệp chúc Tết Giáp Thìn 2024 gửi đến đồng bào và chiến sĩ cả nước. Đài Tiếng nói Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn thông điệp của Chủ tịch nước. (Vũ Dũng – VOV)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón trọng thể Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (12/12/2023)

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và phu nhân, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và phu nhân, hôm nay Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước ta trong 2 ngày. Chiều nay tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì lễ đón trọng thể Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tham dự lễ đón có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Trưởng ban Nội chính Trung Phan Đình Trạc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Phan Văn Giang, các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng cùng nhiều đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội.

Loạt bài: Nghị quyết 98, thể chế vượt trội để TP.HCM hành động vì cả nước - Bài 3: Lan tỏa tinh thần Nghị quyết 98 (5/12/2023)

Như hai bài đầu của loạt bài “Nghị quyết 98, thể chế vượt trội để TP.HCM hành động vì cả nước” việc phân cấp, phân quyền, cơ chế vượt trội để thí điểm các mô hình kinh tế mới mẻ sẽ giúp TP.HCM tạo đà phát triển mới. Tuy nhiên, để Nghị quyết thành công thì con người sẽ là nhân tố quyết định. Và để Nghị quyết đi vào cuộc sống, đội ngũ cán bộ, đảng viên của TP.HCM cũng sẵn sàng với tinh thần tấn công.

Loạt bài: “Nghị quyết 98, thể chế vượt trội để TP.HCM hành động vì cả nước” - Bài 2: Mở rộng cánh cửa đổi mới, sáng tạo (5/12/2023)

Không chỉ phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, Nghị quyết 98 của Quốc hội mở cơ chế thí điểm những gì mà pháp luật chưa cho phép, hoặc đã có quy định những chưa rõ ràng. Ngay sau khi Nghị quyết được thông qua và có hiệu lực, TP.HCM đã bắt tay vào thực hiện thí điểm mô hình chưa từng có như: TOD, xây dựng đề án thực hiện tín chỉ carbon… Đây được xem là “chìa khóa” để khơi thông nguồn lực, góp phần tìm hướng đi khả thi để nhân rộng ra các địa phương khác trong cả nước.

Loạt bài: Nghị quyết 98, thể chế vượt trội để TP.HCM hành động vì cả nước - Bài 1: Cải cách mạnh mẽ về mặt thể chế (5/12/2023)

Nghị quyết 98 thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV cho phép TP.HCM thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù. Nghị quyết đã trao cho TP.HCM những cơ chế vượt trội trong sắp xếp lại bộ máy hành chính cho phù hợp với thực tiễn, huy động nguồn lực và phát huy truyền thống sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người dân, doanh nghiệp. Từ đó tạo không gian phát triển mới cho thành phố.

Loạt bài Khánh Hòa: Giảm nghèo bền vững cho người dân miền núi - Bài 2: Miền núi Khánh Hòa thoát nghèo bền vững bằng cách nào? (30/11/2023)

Các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội nêu rõ, tỉnh Khánh Hòa còn bất cập khi chênh lệch phát triển trong nội tỉnh còn cao; nguy cơ tái nghèo cao, nhất là tại những huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương; chú trọng phát triển nhanh và bền vững vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với phát huy bản sắc văn hóa, giá trị tài nguyên bản địa, có vai trò bảo đảm an ninh môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, đại đoàn kết các dân tộc.

Loạt bài Khánh Hòa: Giảm nghèo bền vững cho người dân miền núi (30/11/2023)

Hơn 20 năm trước, tỉnh Khánh Hòa đã xác định tập trung đầu tư phát triển 2 huyện miền núi theo hướng toàn diện. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 đến cuối năm 2023, Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành gần 20 Nghị quyết đầu tư phát triển cho khu vực này, mục tiêu mỗi năm giảm khoảng 7% số hộ nghèo, đưa 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo bền vững vào năm 2025. Bài 1 với nhan đề "Cấp gạo nuôi cơm, cầm tay chỉ việc đối với đồng bào dân tộc thiểu số".

Văn Cao – Cây đại thụ của nhạc, hoạ và thơ (15/11/2023)

Hôm nay, 15/11, kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Nhạc sĩ Văn Cao – Tác giả của Quốc ca Việt Nam (hay“Tiến quân ca”) với những giai điệu thiêng liêng, hào hùng. Không chỉ có Tiến quân ca! Suốt 72 năm trong cõi nhân gian, Nhạc sĩ Văn Cao đã để lại cho nền văn học nghệ thuật nước nhà một di sản đồ sộ, gồm cả nhạc, thơ, hội họa. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố nhạc sĩ, Ban Thời sự VOV1 trân trọng giới thiệu tới quý vị bài viết của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương như lời tri ân gửi tới Văn Cao – Cây đại thụ của nhạc, hoạ và thơ Việt Nam.

Loạt bài "TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía" - Bài 3: TP.HCM tất yếu phải tăng trưởng xanh (09/11/2023)

TP.HCM là địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 1/5 GDP, hơn 1/4 thu ngân sách quốc gia, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI và xuất nhập khẩu, số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm gần 30% cả nước. Tuy vậy, hiện TP.HCM cũng là địa phương có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất: 57,6 triệu tấn, chiếm 23,3% cả nước. Về cơ bản nền kinh tế của TP chủ yếu vẫn phát triển theo hướng kinh tế tuyến tính và đang bước đầu hướng đến kinh tế tuần hoàn, xanh hóa, bảo vệ môi trường với rất nhiều việc phải làm tích cực hơn. TP.HCM đã xác định tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu với quyết tâm phát triển kinh tế xanh. TP tìm kiếm kinh nghiệp tứ các mô hình trên thế giới và xây dựng chiến lược phù hợp với điều kiện của mình để thực hiện quyết tâm tăng trưởng xanh. Bài cuối với nhan đề “TP.HCM tất yếu phải tăng trưởng xanh”.

Loạt bài "TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía" - Bài 2: Làm gì để người tiêu dùng sẵn sàng xanh hóa (09/11/2023)

Ở bài 1 của loạt bài “TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía”, chúng tôi đã đề cập thực hiện sản xuất xanh, tăng trưởng xanh là điều kiện sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Còn tăng trưởng xanh từ phía người tiêu dùng thì sao? Thực tế, nền kinh tế không thể tăng trưởng xanh nếu không có sự tham gia của tiêu dùng xanh và hiện TP.HCM vừa kêu gọi, vận động, truyền thông cho tiêu dùng xanh vừa tính tới những biện pháp cụ thể để kích cầu tiêu dùng xanh. Mời quý vị và các bạn nghe bài 2 của loạt bài nhan đề “Làm gì để người tiêu dùng xanh hóa”:

Loạt bài "TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía" - Bài 1: Doanh nghiệp phải xanh hóa để sống còn (09/11/2023)

TP.HCM nhận thức rằng sự phát triển kinh tế truyền thống không còn là lựa chọn tối ưu nữa nên đã chuyển hướng kiến tạo một hành trình mới- Hành trình tăng trưởng xanh với tầm nhìn một tương lai bền vững. TP đang khẩn trương hoàn thiện khung Chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khung chiến lược xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; đồng thời thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế nhằm thực hiện 4 trụ cột là: nguồn lực xanh, hạ tầng xanh, hành vi xanh, ngành/ lĩnh vực tiên phong. Loạt 3 bài “TP.HCM thực hiện tăng trưởng xanh từ nhiều phía” của nhóm phóng viên thường trú tại TP.HCM lần lượt đề cập thực trạng và hướng đi của từng phía: doanh nghiệp, người tiêu dùng và hành động của chính quyền thành phố. Bài 1 của loạt bài có nhan đề “Doanh nghiệp phải xanh hóa để sống còn”

Vùng cao Tây Bắc thiếu giáo viên: Đâu là giải pháp? Bài 3: Giải pháp nào để gỡ “nút thắt” trong việc thiếu giáo viên ở vùng cao Tây Bắc? (07/11/2023)

Thiếu nguồn tuyển, chưa có chính sách thu hút, đãi ngộ phù hợp với đặc thù của các tỉnh vùng cao, áp lực quá lớn từ công việc và cuộc sống đang là những rào cản, là nguyên nhân cốt lõi khiến các tỉnh Tây Bắc đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên, giảm sút chất lượng dạy và học. Giải pháp nào để gỡ “nút thắt này”, là nội dung đề cập trong bài 3, cũng là bài cuối của loạt bài với nhan đề  “Giải pháp nào để gỡ “nút thắt” trong thiếu giáo viên ở vùng cao Tây Bắc”.

Vùng cao Tây Bắc thiếu giáo viên: Đâu là giải pháp? Bài 2: Những rào cản gây thiếu trầm trọng giáo viên ở Tây Bắc (6/11/2023)

Câu chuyện thiếu giáo viên không còn là mới ở các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Thế nhưng, qua các năm học, thiếu vẫn hoàn thiếu mà không có tín hiệu khả quan. Các giải pháp mà các tỉnh đang triển khai trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học chỉ là tạm thời, tình thế, còn sâu xa hơn cả là phải có đủ giáo viên mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục ở mỗi địa phương. Những nguyên nhân cốt lõi nào gây ra tình trạng thiếu giáo viên, trong chương trình hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này để các cấp, ngành và các địa phương có cái nhìn tổng thể, gốc rễ vấn đề và có giải pháp tháo gỡ. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Vùng cao Tây Bắc thiếu giáo viên: Đâu là giải pháp? Bài 1: Loay hoay Lớp học trực tuyến đa độ tuổi (6/11/2023)

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Mục tiêu là vậy, nhưng thực tế sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11, các tỉnh Tây Bắc vẫn đang đối mặt với vô vàn khó khăn. Trong những khó khăn đó thì tình trạng thiếu giáo viên đang ngày càng trầm trọng hơn. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay, các địa phương ở Tây Bắc đang phải khắc phục thế nào và làm sao để gỡ nút thắt này. PV VOV Tây Bắc có loạt bài với nhan đề “Vùng cao Tây Bắc thiếu giáo viên: Đâu là giải pháp?”. Kỳ 1 của loạt bài có nhan đề “Loay hoay Lớp học trực tuyến đa độ tuổi”.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: