Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200 km, có các vùng biển và thềm lục địa khoảng 1 triệu km2, gần 3.000 đảo nằm rải rác trên biển Đông từ Bắc đến Nam, bao gồm các đảo ven bờ và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm giữa biển. Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử mấy ngàn năm, dân tộc Việt Nam và các nhà nước kế tục quản lý đất nước luôn có ý thức bảo vệ biên giới lãnh thổ trên đất liền và ngoài biển, thể hiện chủ quyền trên biển và các hải đảo của đất nước mình. Trong bối cảnh mới, bên cạnh nhiệm vụ giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc, phát triển toàn năng của đảo, đặc biệt là kinh tế, cần có một tư duy mới, một tầm nhìn chiến lược. Bình luận của Nhà báo Nam Dũng
Để dọn đường cho hành vi xâm lấn biển Đông, Trung Quốc từng trưng ra cái bản đồ gồm 9 khúc, tức 9 nét gạch đậm đứt gãy có hình dạng na ná cái lưỡi bò khổng lồ. Gần đây, cái bản đồ chỉ còn lại 8 khúc, sau khi Trung Quốc và Việt Nam ký kết phân định vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Bỗng dưng, trong những ngày cuối tháng 6 năm 2014 này, Trung Quốc lại tung ra cái bản đồ chiều dọc, không còn là 9 khúc hay 8 khúc, mà là 10 đoạn. 9 khúc, 8 khúc hay 10 đoạn, về bản chất không có gì khác, đều thể hiện ý đồ bao chiếm, xâm lấn gần trọn biển Đông; nhưng về góc nhìn khác, thứ bản đồ này thể hiện sự ngang ngược, phi lý và thách thức công lý, lẽ phải. Bình luận của Nhà báo Uông Ngọc Dậu
Với tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc vừa cho in bản đồ khổ dọc trong đó hiển thị đường lưỡi bò phi pháp áp sát vùng biển của tất cả các nước trong khu vực. Thạc sỹ Hoàng Việt, giảng viện Đại học Luật TP HCM phân tích về tính phi lý của tấm bản đồ này.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và Bẻo vệ người tiêu dùng Việt Nam phân tích câu chuyện trách nhiệm và cơ chế bồi thường cho hành khách khi tình trạng bay muộn giờ, chậm chuyến thường xuyên xảy ra ở các hãng hàng không nước ta.
Trước những luận điệu sai trái của Trung Quốc về việc đòi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chịu rút giàn khoan trái phép ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Việt Nam đã xem xét đến biện pháp pháp lý chống lại Trung Quốc.
Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trao đổi về việc thể hiện lòng yêu nước như thế nào trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển của Việt Nam
Ông Bùi Hồng Phúc, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc phân tích về cách ứng xử phù hợp của người dân hiện nay đối với việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển của Việt Nam để giúp cuộc đấu tranh chính nghĩa của nước ta đi đến thắng lợi.