logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Thực hiện ý nguyện của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động (ngày 26/7/24)

Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay, trân trọng giới thiệu bài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhan đề: "Thực hiện ý nguyện của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và sự kỳ vọng của Nhân dân".

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội và đại biểu dân cử (24/7/2024)

Với cương vị là Chủ tịch Quốc hội 2 khóa X, XI và là đại biểu Quốc hội trong 5 khóa từ năm 2002 đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh: "Chính sách, luật pháp ban hành đừng xa rời cuộc sống”. Và trong suốt quá trình hoạt động của mình dù ở cương vị nào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng luôn gần dân, hiểu dân để cống hiến cho sự phồn vinh, hùng cường của đất nước, sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân.

Hoàn thiên chính sách pháp luật về tư pháp đối với người chưa thành niên (22/0724)

Tội phạm chưa thành niên tăng về số lượng, mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, hành vi ngày càng manh động. Tuy vậy, người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nên chưa thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Do đó, xây dựng, hoàn thiên hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên, nhằm đảm bảo nhân văn, giáo dục hiệu quả là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến vào Dự thảo luật Tư pháp người chưa thành niên.

Luật nhà ở sửa đổi: cần sớm có hướng dẫn đế "trên thuận, dưới thông" (17/07/2024)

“An cư lạc nghiệp”, nhà ở không chỉ là tài sản quan trọng, là nơi ổn định để ở mà còn phục vụ nhu cầu, mục đích khác nhau của gia đình, cá nhân. Giải quyết vấn đề nhà ở không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế-xã hội như quy hoạch, đất đai, đầu tư…với sự tham gia của các chủ thể như chính quyền, các doanh nghiệp và người dân. Luật nhà ở sửa đổi 2023 đã có nhiều điểm mới giải quyết những khó khăn, bất cập trong quản lý nhà ở cũng như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, có nhiều vấn đề cần quan tâm.

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) bổ sung nhiều loại súng vào nhóm vũ khí quân dụng (15/07/24)

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15, nhận được nhiều sự quan tâm từ các đại biểu Quốc hội và cử tri, nhất là với quy định bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ và quy định các loại súng bắn đạn ghém, súng kíp, súng nén khí, súng nén hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này là vũ khí quân dụng; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý nhà nước và phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách có lợi cho người lao động (10/7/2024)

Với 454/465 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành bằng 93,42%, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 đã chính thức thông qua toàn bộ Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Luật được thông qua gồm 11 chương, 141 điều; tăng 2 chương và 16 điều so với luật hiện hành cùng 9 nhóm điểm mới, bổ sung nhiều chính sách mới có lợi cho người lao động.

Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ: cần sớm triển khai đảm bảo hiệu quả. (08/07/2024)

Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 6 tháng qua (tính từ ngày 15/12/2023 đến 16/4/2024), toàn quốc xảy ra 12.321 vụ tai nạn giao thông, khiến hơn 5.200 người tử vong, gần 9.600 người bị thương. Trong đó, tai nạn giao thông đường bộ là 12.225 vụ. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không chỉ là giữ gìn bình yên, hạnh phúc của mỗi gia đình, sự an toàn cho cá nhân tham gia giao thông mà còn góp phần ổn định trật tự xã hội. Với yêu cầu này, Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 có nhiều điểm mới, cần sớm được tổ chức thực thi tốt:

Hoàn thiện các chính sách về bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá (05/07/2024)

Luật Di sản văn hóa 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009, sau hơn 20 năm thực hiện đã có đóng góp quan trọng bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Tuy nhiên trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn và những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa. Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển mới của hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Thảo luận và cho ý kiến vào về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15 vừa qua; quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; Các chính sách phát triển di sản văn hóa; Phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản và Qũy bảo tồn di sản văn hóa là những vấn đề được các đại biểu quan tâm.

Tạo sự đột phá để phát triển thành phố Đà Nẵng (03/07/2024)

Tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, một "cánh cửa mới" vừa mở ra cho TP Đà Nẵng khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP Đà Nẵng. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với thời gian thí điểm 5 năm. Điểm nhấn được kỳ vọng tạo sự đột phá từ Nghị quyết này, chính là việc Quốc hội trao cho Đà Nẵng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù để thí điểm thành lập Khu Thương mại tự do - một mô hình không còn mới với thế giới, nhưng lần đầu có ở Việt Nam.

Nhìn lại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV: Quyết sách kịp thời - động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội (01/7/2024)

Sau gần 1 tháng làm việc nghiêm túc, khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, nhiều nội dung quan trọng, cả về xây dựng pháp luật, giám sát, công tác nhân sự và quyết định vấn đề quan trọng quốc gia đã được Quốc hội thông qua, được cử tri và nhân dân cả nước đánh giá cao. Điều này đã củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương của Đảng cũng như tính khả thi, hiệu quả trong công tác lập pháp gắn với thực tiễn cuộc sống....

Sửa đổi luật Dược: Cần cơ chế kiểm soát hiệu quả việc bán thuốc trên mạng xã hội (28/06/2024)

Thuốc là mặt hàng kinh doanh có điều kiện và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dùng. Vậy nhưng, thực tế, thuốc vẫn được mua bán dễ dàng, thậm chí thông qua mạng xã hội hoặc các phiên livestream. Khi người bán dễ dàng, người mua cũng "dễ tính", với thói quen tự mua thuốc về điều trị thì hình thức bán thuốc trên các nền tảng mạng xã hội và livestream càng có nhiều cơ hội phát triển. Cần có những biện pháp như thế nào để kiểm soát được thực trạng này? Đây là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến khi thảo luận về dự thảo Luật Dược (sửa đổi):

Cân đối nguồn vốn, hạn chế trùng lặp mục tiêu chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa (26/6/2024)

Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 được kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ và toàn diện trong phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, khả năng tiếp cận, thụ hưởng văn hóa của nhân dân, khắc phục sự chênh lệch trong thụ hưởng văn hóa giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Chương trình quy định cụ thể 18 nhóm mục tiêu và 10 nội dung thành phần, với tổng mức đầu tư 256.000 tỷ đồng. Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về Chương trình này và nhiều ý kiến đại biểu đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng, cân đối nguồn vốn, bảo đảm hạn chế sự trùng lặp trong xác định mục tiêu của chương trình.

Siết chặt quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ (19/6/2024)

Mặc dù mang tính chuyên ngành nhưng dự luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học. Điều này cho thấy, việc sửa đổi Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ là cần thiết, đảm bảo phù hợp với thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới.

Dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên: hài hoà giữa mục tiêu nhân văn và răn đe (12/06/2024)

Tội phạm chưa thành niên tăng về số lượng, mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, hành vi ngày càng manh động. Tuy vậy, người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nên chưa thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Xây dựng hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên như thế nào đảm bảo nhân văn, giáo dục hiệu quả, nhưng cũng bảo đảm an toàn cho xã hội trong quy định về biện pháp xử lý chuyển hướng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội tập trung đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật tư pháp người chưa thành niên.

Nhìn lại đợt 1 Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (10/6/2024)

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đã kết thúc đợt họp thứ nhất với 3 tuần làm việc nghiêm túc, sôi nổi, tích cực, hiệu quả. Kỳ họp sẽ tiếp tục đợt 2 vào thứ 2 ngày 17/6 để các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật, dự thảo nghị quyết.

Phân quyền thủ đô Hà Nội chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế (3/6/224)

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều quy định mới về phân cấp, ủy quyền. Đây được kỳ vọng là giải pháp gỡ vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho Hà Nội phát huy lợi thế, phát triển bứt phá, vươn lên tầm vóc mới. Thảo luận tại Hội trường tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 mới đây, các đại biểu Quốc hội tán thành việc phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền Thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ hết sức đặc thù là Thủ đô.

Phương án nào cho vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần (31/5/2024)

Các đại biểu Quốc hội đề xuất đánh giá kỹ hơn tác động của các chế độ bảo hiểm xã hội trong dự luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Và một trong những vấn đề chưa có sự đồng thuận cao mà dự thảo phải đưa ra 2 phương án, đó là điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Đổi mới, hoàn thiện thể chế pháp luật, nhìn từ câu chuyện thực hiện Nghị quyết 43 (29/05)

Hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của quyết sách trong bối cảnh cấp bách. Với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ của Nghị quyết đã góp phần kịp thời phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, cổ vũ tinh thần của người dân và doanh nghiệp, tập trung được nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông. Tuy vậy, nhiều chính sách tốt đẹp vẫn chưa đi đến đích, chưa đạt được hiệu quả, tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp. Quá trình thực hiện cho thấy việc hoàn thiện các quy định pháp luật vẫn là yêu cầu tiếp tục đặt ra, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp, cần sự ứng phó và xử lý linh hoạt nhưng hiệu quả.

Cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (27/05/2024)

Cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vẫn là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quy định theo hướng như thế nào để vừa bảo đảm tính khả thi, vừa đáp ứng yêu cầu phòng ngừa, răn đe, xây dựng được ý thức của mọi người biết bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của bản thân và của người khác khi tham gia giao thông?

Các điều kiện “cần và đủ” để triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới (24/5/2024)

Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chức năng rà soát các văn bản hướng dẫn, các điều kiện “cần và đủ” để triển khai thực hiện chính sách tiền lương mới từ 01/7/2024. Trong đó, cần quan tâm giải quyết kịp thời những bất cập, vướng mắc phát sinh để chính sách tiền lương mới thực sự động viên cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Quy định cụ thể hơn về tiêu chuẩn, quy chuẩn đường cao tốc (22/5/24)

Cần làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến hoạt động đường bộ, phân định rõ, tránh trùng lắp với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ và một số luật liên quan là nội dung các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, cho ý kiến vào Dự thảo Luật Đường bộ tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá 15.

Cần đẩy mạnh chỉ tiêu tăng năng suất lao động để phát triển kinh tế, xã hội (20/05/2024)

Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15. Ngay trong phiên khai mạc, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Một trong những vấn đề được quan tâm là chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động, vốn 3 năm liền không đạt mục tiêu Quốc hội giao. Theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân năm 2024 được điều chỉnh là 4,8-5,3%, thay vì 5-6% của năm 2023. Năng suất lao động, yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Vậy cần những giải pháp gì để đạt được mục tiêu đề ra?

Tổng hợp ý kiến cử tri phải khách quan, có trọng tâm

Việc tập hợp, tổng hợp kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá 15 cần phải thật sự khách quan, có trọng tâm, góp phần giải quyết những vấn đề mà cử tri và Nhân dân quan tâm.. Đây là những nhận định tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội Khóa XV; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XV.

Hội thảo Văn hóa 2024: Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao (15/5/2024)

Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề: “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh tổ chức. Hội thảo đã cung cấp luận cứ khoa học phục vụ quá trình xây dựng, giám sát thực hiện pháp luật của Quốc hội và giúp Chính phủ nhìn nhận đánh giá lại thực trạng để khơi thông nguồn lực phát triển, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hoá, thể thao.

Hoàn thiện chính sách pháp luật về PCCC và CNCH (12/05/24)

Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đã có nhiều chủ trương, chính sách về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH). Tuy nhiên việc thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCCC và CNCH, đặc biệt là nội dung xã hội hóa công tác PCCC còn hết sức hạn chế; chưa khuyến khích được doanh nghiệp, người dân cùng tham gia. Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật PCCC và CNCH là thực sự cần thiết để tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác PCCC và CNCH; đồng thời, bổ sung quy định về hoạt động cứu nạn cứu hộ (CNCH) đối với những sự cố, tai nạn xảy ra trong đời sống hằng ngày có tác động trực tiếp đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ của người dân, doanh nghiệp.

Hoàn thiện các chính sách bảo vệ, chăm sóc người cao tuổi (08/05/2024)

Hiện cả nước có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, trong đó 5,1 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Tuy vậy, vẫn còn không ít người ở độ tuổi từ 60 đến 79 tuổi rơi vào cảnh hai không: không lương hưu, không trợ cấp bảo hiểm xã hội. Để giúp người cao tuổi có điểm tựa an sinh vững chắc hơn, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất, bổ sung nhiều nội dung liên quan đến vấn đề hưu trí và trợ cấp hưu trí xã hội, nhằm phù hợp với thực tiễn tốc độ già hóa dân số tăng nhanh; cũng như thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm “không bỏ ai lại phía sau”.

Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (6/5/2024)

Vừa qua, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã họp phiên thứ 2. Trên cơ sở đó, xác định nguyên nhân (chủ quan, khách quan); chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Dự thảo luật quy hoạch đô thị và nông thôn: phân định rõ các loại quy hoạch để tránh chồng chéo (03/05/2024)

Đô thị hóa là quá trình tất yếu, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới. Việc kết hợp hài hòa quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị và khu vực nông thôn trong tiến trình đô thị hóa là hết sức cần thiết. Do đó, công tác quy hoạch đô thị và nông thôn cần có tư duy đổi mới và cần được quy định thống nhất trong cùng một Luật để đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, dễ triển khai áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên thiết kế các quy định cụ thể như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra là nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến đối với dự thảo luật quy hoạch đô thị và nông thôn.

Để Luật đất đai 2024 sớm đi vào cuộc sống (01/05/2024)

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai 2024, theo đó, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn 202 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống. Luật có hiệu lực sớm hơn 5 tháng có ý nghĩa như thế nào? Mang lại lợi ích gì? Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần nỗ lực, chủ động ra sao để Luật sớm đi vào cuộc sống?

Thống nhất, đồng bộ giữa tài liệu lưu trữ và di sản tư liệu (29/4/2024)

Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi sẽ được cho ý kiến lần đầu vào Kỳ họp Quốc hội thứ 7 tới đây. Gồm 9 chương, 102 điều, tăng 2 chương, 29 điều so với Luật hiện hành. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật di sản (sửa đổi) lần này là bổ sung khái niệm “di sản tư liệu”. Đây là 1 khái niệm tương đối mới cả ở Việt Nam và trên thế giới, vì vậy việc xác định nội hàm khái niệm này trong luật còn khó khăn, dễ chồng lấn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều ý kiến góp ý do chưa có sự thống nhất với Luật lưu trữ (sửa đổi) trong xác định di sản tư liệu.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: