Hôm nay khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15. Ngay trong phiên khai mạc, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024. Một trong những vấn đề được quan tâm là chỉ tiêu về tốc độ tăng năng suất lao động, vốn 3 năm liền không đạt mục tiêu Quốc hội giao. Theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân năm 2024 được điều chỉnh là 4,8-5,3%, thay vì 5-6% của năm 2023. Năng suất lao động, yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Vậy cần những giải pháp gì để đạt được mục tiêu đề ra?
Việc tập hợp, tổng hợp kiến nghị cử tri gửi tới kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá 15 cần phải thật sự khách quan, có trọng tâm, góp phần giải quyết những vấn đề mà cử tri và Nhân dân quan tâm.. Đây là những nhận định tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội Khóa XV; Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội Khóa XV.
Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề: “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Quảng Ninh tổ chức. Hội thảo đã cung cấp luận cứ khoa học phục vụ quá trình xây dựng, giám sát thực hiện pháp luật của Quốc hội và giúp Chính phủ nhìn nhận đánh giá lại thực trạng để khơi thông nguồn lực phát triển, sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hoá, thể thao.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đã có nhiều chủ trương, chính sách về Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH). Tuy nhiên việc thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCCC và CNCH, đặc biệt là nội dung xã hội hóa công tác PCCC còn hết sức hạn chế; chưa khuyến khích được doanh nghiệp, người dân cùng tham gia.
Vì vậy, việc xây dựng, ban hành Luật PCCC và CNCH là thực sự cần thiết để tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chính sách của Đảng và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý về công tác PCCC và CNCH; đồng thời, bổ sung quy định về hoạt động cứu nạn cứu hộ (CNCH) đối với những sự cố, tai nạn xảy ra trong đời sống hằng ngày có tác động trực tiếp đến tài sản, tính mạng, sức khoẻ của người dân, doanh nghiệp.
Hiện cả nước có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, trong đó 5,1 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Tuy vậy, vẫn còn không ít người ở độ tuổi từ 60 đến 79 tuổi rơi vào cảnh hai không: không lương hưu, không trợ cấp bảo hiểm xã hội. Để giúp người cao tuổi có điểm tựa an sinh vững chắc hơn, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã đề xuất, bổ sung nhiều nội dung liên quan đến vấn đề hưu trí và trợ cấp hưu trí xã hội, nhằm phù hợp với thực tiễn tốc độ già hóa dân số tăng nhanh; cũng như thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm “không bỏ ai lại phía sau”.
Vừa qua, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã họp phiên thứ 2. Trên cơ sở đó, xác định nguyên nhân (chủ quan, khách quan); chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.
Đô thị hóa là quá trình tất yếu, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới. Việc kết hợp hài hòa quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị và khu vực nông thôn trong tiến trình đô thị hóa là hết sức cần thiết. Do đó, công tác quy hoạch đô thị và nông thôn cần có tư duy đổi mới và cần được quy định thống nhất trong cùng một Luật để đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, dễ triển khai áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên thiết kế các quy định cụ thể như thế nào để đạt được mục tiêu đề ra là nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi cho ý kiến đối với dự thảo luật quy hoạch đô thị và nông thôn.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai 2024, theo đó, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn 202 về việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống. Luật có hiệu lực sớm hơn 5 tháng có ý nghĩa như thế nào? Mang lại lợi ích gì? Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần nỗ lực, chủ động ra sao để Luật sớm đi vào cuộc sống?
Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi sẽ được cho ý kiến lần đầu vào Kỳ họp Quốc hội thứ 7 tới đây. Gồm 9 chương, 102 điều, tăng 2 chương, 29 điều so với Luật hiện hành. Một trong những điểm mới của dự thảo Luật di sản (sửa đổi) lần này là bổ sung khái niệm “di sản tư liệu”. Đây là 1 khái niệm tương đối mới cả ở Việt Nam và trên thế giới, vì vậy việc xác định nội hàm khái niệm này trong luật còn khó khăn, dễ chồng lấn. Đây cũng là vấn đề nhận được nhiều ý kiến góp ý do chưa có sự thống nhất với Luật lưu trữ (sửa đổi) trong xác định di sản tư liệu.
Việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông ở một số địa bàn chưa đáp ứng yêu cầu vận tải, đi lại của Nhân dân; công tác chuẩn bị đầu tư, đặc biệt là đánh giá mức độ an toàn giao thông đối với hệ thống giao thông đường bộ còn là khâu yếu; tình trạng vi phạm hành lang an toàn giao thông diễn ra phức tạp vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đây là một trong nhiều tồn tại được nêu trong Báo cáo kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023”, tại phiên họp 32 của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội vừa qua.
Thời gian gần đây, tội phạm chưa thành niên tăng về số lượng, mức độ, thủ đoạn phạm tội cũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, hành vi ngày càng manh động. Tuy vậy, người chưa thành niên thường chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nên chưa thể tự bảo vệ mình một cách tốt nhất khi tham gia vào các quan hệ xã hội, đặc biệt là trong hoạt động tư pháp. Hầu hết người chưa thành niên khi tham gia vào quy trình tố tụng tư pháp hình sự phức tạp đều cảm thấy lo sợ, dễ bị tổn thương, bị tác động tiêu cực. Do đó, xây dựng hệ thống tư pháp đối với người chưa thành niên như thế nào đảm bảo nhân văn, giáo dục hiệu quả là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm khi dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đang được soạn thảo.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, tình trạng gia tăng các loại tội phạm với các phương thức thủ đoạn tinh vi, gây hậu quả khó lường. Đáng nói, thời gian qua, tình trạng tội phạm lừa đảo đầu tư tài chính qua mạng trở nên phổ biến, vẫn tiếp tục có thêm nhiều nạn nhân của tội phạm này, trong khi đó hành lang kỹ thuật cũng như hành lang pháp lý còn hạn chế.
Thực tiễn triển khai cho thấy một số quy định của Luật Dược đã không còn phù hợp yêu cầu quản lý, gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dược, ảnh hưởng đến việc bảo đảm cung ứng thuốc, nhất là trong điều kiện cấp bách như phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19 vừa qua. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược để phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng, Nhà nước và giải quyết những vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn là rất cần thiết.
Tình hình khiếu nại, tố cáo tăng so với tháng trước, tuy nhiên số vụ việc phức tạp cũng như khiếu kiện đông người giảm là một số kết quả trong báo cáo công tác dân nguyện tháng 3 và báo cáo của Thanh tra Chính phủ, Bộ công an được trình bày trong phiên họp thứ 32 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội lưu ý Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan tiếp tục quan tâm việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.