Hôm nay 17.01, tức 26 tháng Chạp Nhâm Dần. Chỉ còn vài ngày nữa, chúng ta đón Xuân mới Quý Mão, cái Tết- mùa Xuân đầu tiên hoàn toàn trở về “bình thường” sau 3 năm đại dịch Covid 19 xuất hiện trên toàn cầu. Khắp mọi miền đất nước, không khí Tết đã ngập tràn. Mong Tết ấm, Xuân an tới mọi nhà, và kỳ nghỉ Tết sẽ là dịp tiếp thêm nguồn năng lượng cho mỗi người, chứ không phải là gánh nặng, là sự đình trệ lao động sản xuất, trì níu sự phát triển.
Bộ Công an vừa cảnh báo thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các nhà thầu chuyển nhượng trái phép hợp đồng tại dự án thi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 (2017 - 2020). Trong bối cảnh 12 gói thầu giai đoạn 2 với tổng chiều dài gần 730 km vừa được khởi công, thì cảnh báo này cần được nhắc nhở, để chúng ta c ó một con đường cao tốc xuyên Việt chất lượng, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Trong cuộc đua tìm ra Chủ tịch Hạ viện Mỹ, Nghị sỹ đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đã phải trải qua 15 cuộc bỏ phiếu trong vòng 1 tuần liên tiếp với rất nhiều nhượng bộ, để có thể giành được chiếu thắng tối thiểu. Đây là lần đầu tiên trong hơn một 100 năm qua, Hạ viện Mỹ không thể bầu được Chủ tịch trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Điều này không chỉ cho thấy uy tín của ông McCarthy chưa đủ thuyết phục đối với phe đa số ở Hạ viện mà còn là sự chia rẽ khó có thể khỏa lấp trong nội bộ của Đảng Cộng hòa.
Sáng nay, tại Hà Nội, kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội khóa 15 chính thức khai mạc. Việc Quốc hội tổ chức những kỳ họp bất thường như vậy cho thấy rõ tinh thần một Quốc hội thật sự năng động, linh hoạt, một Quốc hội đổi mới trong tư duy, trong hành động, không bắc nước sôi chờ gạo người để phản ứng kịp thời trước những yêu cầu đang đặt ra trong cuộc sống, đáp ứng tốt hơn kỳ vọng, niềm tin của cử tri và Nhân dân cả nước.
Với sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng- Nhà nước, Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh tế -xã hội giữa Chính phủ với các địa phương tổ chức hôm qua( 3/1) có thể xem như một cuộc ra quân đầu năm bằng tất cả tinh thần, ý chí của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân nhằm phát huy những thành tựu nổi bậc năm 2022, tiếp tục giành thắng lợi nhiều hơn nữa trong năm 2023, để đất nước tiếp tục ổn định và phát triển.
Hôm nay (3/1/2023), ngày làm việc chính thức đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, cũng là ngày đầu tiên Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) được đưa ra lấy ý kiến của nhân dân theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là bước quan trọng trong xây dựng pháp luật về đất đai, thể chế hóa Nghị quyết số 18, Hội nghị trung ương 5 khóa 13 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất; tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Do vậy, lắng nghe dân, hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai trong năm 2023, việc hệ trọng- cần cẩn trọng.
Sáng 29/12 Tổng Cục Thống kê đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 với những kết quả hết sức ấn tượng - cho thấy bức tranh kinh tế 2022 nhiều điểm sáng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 8,02%, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân cả năm tăng 3,15%, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo. Đây là cơ sở, nền tảng tốt cho năm 2023 nhiều khó khăn, thách thức .
Hiện nay, các địa phương đang triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2022. Theo đó, người dân sẽ được chấm điểm cán bộ, công chức. Điều này cho thấy sự đổi mới tư duy theo hướng vì nhân dân và phục vụ nhân dân của hệ thống công vụ, đồng thời là cơ sở tiếp tục thúc đẩy tiến trình cải cách bộ máy hành chính và các đơn vị cung ứng dịch vụ công ở nước ta. Bình luận của BTV Nghiêm Hùng.
Tiếp tục cải cách môi trường kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp là một trong những nhóm giải pháp quan trọng để kinh tế xã hội phục hồi và phát triển nhanh sau dịch, được đề ra tại Nghị quyết 02 của Chính phủ, ban hành hồi đầu năm. Vậy nhìn lại cải cách môi trường kinh doanh trong năm 2022 này, đã thực sự hỗ trợ cho quá trình phục hồi kinh tế?
Một trong những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần là Hội nghị cấp cao kỷ niệm 45 năm quan hệ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU). Đây là sự kiện chưa từng có giữa Liên minh châu Âu EU và ASEAN - hai dự án hội nhập khu vực thành công nhất trên thế giới; đánh dấu mốc hợp tác quan trọng giữa hai khu vực nhằm hướng tới những lợi ích chung trong tương lai. Nhìn lại tình hình thế giới tuần qua, BTV Hồ Điệp có bình luận “Cấp cao EU-ASEAN: Thắp lên động lực mới cho tương lai”.
Hôm nay, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII chính thức khai mạc. Đại hội sẽ dành nhiều thời gian, tâm huyết thảo luận và xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi nhiệm kỳ 2022-2027. Một đại hội được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, thực hiện Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết – Bản lĩnh và Sáng tạo, để tuổi trẻ Việt Nam được thực hiện “Khát vọng cống hiến trí tuệ, tài năng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bình luận "Thanh niên và khát vọng cống hiến" của Nhà báo Vân Thiêng.
Hôm nay, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII chính thức khai mạc. Đại hội sẽ dành nhiều thời gian, tâm huyết thảo luận và xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi nhiệm kỳ 2022-2027. Một đại hội được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, thực hiện Khát vọng - Tiên phong - Đoàn kết – Bản lĩnh và Sáng tạo, để tuổi trẻ Việt Nam được thực hiện “Khát vọng cống hiến trí tuệ, tài năng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bình luận "Thanh niên và khát vọng cống hiến" của Nhà báo Vân Thiêng.
Phát biểu bế mạc Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 khóa 13 của Đảng,
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng một lần nữa nhắc lại phương châm công
tác cán bộ của Đảng ta là “có vào, có ra, có lên, có xuống” nhằm quyết tâm xây
dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Trong
đó, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực chính là khâu đột phá
để thực hiện được quyết tâm đó. Nhà báo Vân Thiêng có bình luận: “Có vào có ra,
có lên có xuống để đất nước có đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ”.
Cùng với tăng cường xuất khẩu và tiêu dùng nội địa thì kích thích đầu tư, trong đó ưu tiên đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục là các giải pháp trọng tâm để bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, tạo việc làm và an sinh xã hội. Thế nhưng, chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là hết năm kế hoạch 2022 nhưng tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công vẫn đạt rất thấp. Điều đang nói là các chỉ đạo ngày càng quyết liệt hơn, nhưng tỷ lệ giải ngân năm sau vẫn thấp hơn năm trước, thậm chí nhiều bộ ngành đã xin “trả lại” nguồn vốn được giao. Vì sao lại có tình trạng như vậy?
Chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc năm, những chỉ số kinh tế xã hội 11 tháng do Tổng Cục thống kê vừa công bố, góp phần khẳng định rõ hơn dự báo, nhận định về kinh tế nước ta năm 2022 này- cơ bản phác họa bức tranh kinh tế Việt Nam 2022 với nhiều gam màu sáng. Tuy nhiên, đã có những chỉ báo cho thấy những khó khăn, tác động từ những bất định của thế giới bắt đầu ảnh hưởng tới nước ta, như những con số dự báo về lao động bị ngừng việc, mất việc làm tháng cuối năm và đầu năm 2023 được công bố. Cần nhìn nhận như thế nào về thực tế này?
Cả nước đang sôi nổi nhiều hoạt động hướng đến kỷ niệm Ngày di sản Việt
Nam 23-11. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí của công chúng mà
mục tiêu sâu xa là góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của Di
sản, để di sản được bảo tồn, tôn tạo và phát huy, trở thành nguồn lực mạnh mẽ
phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Nhà báo Vân
Thiêng có bình luận: “Để di sản văn hóa là động lực phát triển đất nước”.
#Tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 27 (gọi tắt là COP27) diễn ra tuần qua tại Ai Cập, các quốc gia nghèo hơn đang phải gánh chịu gánh nặng của biến đổi khí hậu, đã khẩn thiết kêu gọi thành lập một quỹ toàn cầu bồi thường “tổn thất và thiệt hại” về môi trường ngay lập tức, bởi họ không thể đợi thêm được nữa. Tuy nhiên, lời kêu gọi này một lần nữa vấp phải sự phản đối của các nước giàu có. Việc chưa thể trả lời được câu hỏi “ai trả tiền đền bù và trả
bao nhiêu” đã khiến cho Hội nghị COP27 tiếp tục trở thành diễn đàn “hứa nhiều làm ít”.
Thế giới vừa đón công dân thứ 8 tỷ, sớm hơn kỳ
vọng những… 15 năm theo công bố của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA). Việt Nam, dự báo tới đầu năm 2023 sẽ đạt gần con số 100 triệu người và vẫn đang trong giai đoạn “dân số vàng”. Việt Nam tận dụng cơ hội này ra sao, đóng góp
như thế nào vào sự phát triển, chung tay giải quyết những vấn đề toàn cầu như tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, nghèo đói?
BTV Ngọc Diệu bình luận “Việt Nam trong thế giới 8 tỷ người: Chủ động- cùng hành động vì một tương lai tươi sáng hơn”.
Ngày 26/9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định lấy ngày 10/11 hằng năm là Ngày Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam nhằm thúc đẩy việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và trong toàn xã hội; Tôn vinh các doanh nhân, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp; Góp phần tạo môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp cho sự phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế. Nhân ngày này, BTV Đài Tiếng nói Việt Nam có bài bình luận “Thượng tôn pháp luật phải trở thành chuẩn mực trong văn hoá doanh nghiệp”.
Hôm nay (6/11), Hội nghị cấp cao lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) chính thức khai mạc tại Ai Cập. Trong 2 tuần làm việc, hội nghị COP27 lần này được kỳ vọng sẽ hiện thực hóa các cam kết tại hội nghị COP26, mà điểm nhấn là việc thực thi các cam kết hỗ trợ tài chính của các nước giàu nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên các mục tiêu này có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Hôm nay, Quốc hội bắt đầu 2 ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn với nhiều vấn đề quan trọng được nhân dân quan tâm, kỳ vọng. Đây là dịp để các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành thể hiện bản lĩnh, tài năng và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện lời hứa trước cử tri. Cũng là dịp để Quốc hội và đại biểu Quốc hội thể hiện sự sâu sát của mình trong thực thi quyền giám sát tối cao đối với Chính phủ thông qua việc điều hành, chỉ đạo thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển được Quốc hội giao.
Một sự tình cờ thú vị, đó là ngày hôm qua 31/10- Ngày Tiết kiệm thế giới- quốc hội khóa XV dành trọn ngày để thảo luận về Báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” trong khu vực công. Nhiều vấn đề được các đại biểu quốc hội đặt ra, với những dẫn chứng cụ thể cho thấy lãng phí trong khu vực công diễn ra ở khắp nơi, để lại nhiều hệ lụy. Để các quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực thi hiệu quả, tránh hình thức, điều quan trọng vẫn là ý thức của từng cá nhân trong xã hội.
Theo Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá 15, hôm nay Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023… Có thể thấy, bên cạnh những kết quả hết sức tích cực của nền kinh tế qua 9 tháng, như: tăng trưởng GDP cao gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát… thì nền kinh tế nước ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2022 khoảng 8% và tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 6,5% đòi hỏi phải có các giải pháp điều hành đồng bộ, linh hoạt, mạnh mẽ và quyết liệt hơn.
Theo dự kiến, tại kỳ họp thứ 4 này, Quốc hội khóa XV sẽ thông qua Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa chủ trương của Đảng về bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân và hiện thực hóa phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được thông qua cũng sẽ nhằm bảo đảm để việc thực hiện quy chế dân chủ được thực chất hơn, khả thi hơn, đáp ứng sự mong đợi của người dân.
Lãnh đạo các nước liên minh Châu Âu (EU) hôm qua đã nhất trí áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran trước cáo buộc nước này cung cấp máy bay không người lái cho Nga trong cuộc xung đột ở Ucraina. Quyết định của EU như thêm một gáo nước lạnh vào các cuộc đàm phán về khôi phục “Kế hoạch Hành động chung toàn diện” (JCPOA) hay còn gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran, vốn đang nhiều trắc trở. Hơn thế nữa, quyết định của EU cũng bị coi là hành động “lấy đá đập chân mình” trong thời điểm cơn khát dầu đã lên đến đỉnh điểm.
Hôm nay là ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, ngày để mọi người thể hiện tình thương yêu, sự trân trọng, biết ơn đối với “một nửa thế giới” của mình. Cao hơn thế, còn là dịp để mỗi người cùng suy nghĩ, hành động giúp phụ nữ thể hiện tốt nhất vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Nói khác hơn là để phụ nữ bình đẳng hơn trong cuộc sống và trong sáng tạo, cống hiến.
Cuộc chiến chống tham nhũng vẫn đang còn tiếp tục, chưa phải đã hết. Đó là khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 15 vừa diễn ra trong tuần qua. Lời khẳng định đó của người đứng đầu Đảng ta càng cho thấy tinh thần quyết tâm, quyết liệt của Đảng trong cuộc chiến chống tham nhũng, kiên quyết loại ra khỏi đội ngũ những con sâu mọt đang đục ruỗng làm nghèo đất nước.
Đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn do Covid 19, kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, thành quả ấy là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó, có đóng góp vô cùng quan trọng của lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân. Dịp kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 năm nay, nhiều hoạt động tôn vinh doanh nhân đã được tổ chức, ghi nhận những đóng góp to lớn của doanh nhân trong quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Đằng sau những thành công đó, là sự lao tâm khổ tứ, là bản lĩnh “vượt sóng cả” của các doanh nghiệp. Bình luận của BTV Ngọc Diệu.
Tròn một năm trước, ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ký Nghị quyết số 128 - ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Tại thời điểm đó, mặc dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, song, Chính phủ đã kiên định thực hiện “mục tiêu kép”: vừa chống dịch, vừa khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội - thông qua Nghị quyết số 128 - đặt mục tiêu “đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể…”. Các kết quả kinh tế - xã hội đạt được đã minh chứng “Nghị quyết số 128 của Chính phủ chính là tiền đề quan trọng đưa đất nước tăng trưởng “ấn tượng”.