logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Iran nỗ lực hàn gắn quan hệ với Pakistan (26/4/2024)

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi vừa có chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Pakistan. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hai quốc gia Hồi giáo láng giềng tìm cách hàn gắn mối quan hệ sau các cuộc tấn công tên lửa "ăn miếng trả miếng" hồi tháng 1 năm nay. Iran và Pakistan có lịch sử quan hệ không mấy suôn sẻ, nhưng vụ tấn công tên lửa hồi đầu năm nay là vụ việc nghiêm trọng nhất trong nhiều năm. Chính vì thế mà chuyến thăm tới Pakistan lần này của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện và củng cố hơn nữa quan hệ song phương. Trong bối cảnh chảo lửa Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc Iran hàn gắn quan hệ với Pakistan tác động ra sao tới an ninh khu vực?

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc nhằm nỗ lực giảm bất đồng (25/04/2024)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến công du Trung Quốc từ ngày 24-26/4. Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ kể từ tháng 6 năm ngoái, được kỳ vọng sẽ tăng cường quan hệ ngoại giao trong bối cảnh hai bên vẫn tồn tại nhiều bất đồng trong hàng loạt vấn đề.

Nhiều thỏa thuận quan trọng được ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tới Iraq (24/4/2024)

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan có chuyến thăm tới Iraq để tăng cường hợp tác song phương. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Tayyip Erdogan tới Iraq sau hơn một thập kỷ và được đánh giá là bước ngoặt trong quan hệ giữa hai quốc gia. Trong chuyến thăm, ông Tayyip Erdogan đã cùng Thủ tướng nước chủ nhà ký kết thỏa thuận khung nhằm tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực như an ninh, năng lượng, kinh tế… - thỏa thuận mà hai nước đánh giá là tạo lộ trình cho sự hợp tác chiến lược và bền vững. Điều mà dư luận quan tâm là vì sao hai quốc gia từng có nhiều bất đồng liên quan đến các vấn đề như năng lượng, nguồn nước, hoạt động của Đảng Công nhân người Cuốc (PKK)… lại có thể tiến tới thỏa thuận mang tính chiến lược như vậy. Phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.

Trung Quốc thúc đẩy sáng kiến “Vành đai và con đường” với các nước phía Nam (23/04/2024)

Trong chuỗi các hoạt động ngoại giao đáng chú ý ở khu vực, chuyến công du 6 ngày của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Papua Niu Ghi-nê, Indonesia và Campuchia cũng là thông tin được giới quan sát quan tâm. Trung Quốc hy vọng chuyến thăm của ông Vương Nghị sẽ giúp thực hiện sự đồng thuận mà Chủ tịch Tập Cận Bình đã đạt được với lãnh đạo ba nước và thực hiện các dự án chất lượng cao trong Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Thông điệp từ việc Triều Tiên thử đầu đạn siêu lớn cho tên lửa hành trình (22/4/2024)

Cuối tuần qua, Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm đầu đạn siêu lớn cho tên lửa hành trình chiến lược, cũng như phóng thử tên lửa phòng không kiểu mới ở vùng biển phía Tây Bán đảo Triều Tiên. Đây là vụ phóng tên lửa hành trình thứ 6 của Triều Tiên trong năm nay. Các động thái này cho thấy thông điệp gì từ phía Triều Tiên?

“Cuộc bầu cử lớn nhất thế giới định hình tương lai Ấn Độ” (19/04/2024)

Hôm nay - 19/4, Ấn Độ khởi động cuộc tổng tuyển cử được đánh giá là lớn nhất thế giới với những kỷ lục mà không cuộc bầu cử nào có được. Đó là đông cử tri đi bầu nhất, cuộc bầu cử có chi phí tốn kém nhất, các lá phiếu được thu thập ở điểm bầu cử cao nhất hơn 4.600m….

Sách Xanh ngoại giao năm 2024 của Nhật Bản (18/4/2024)

Chính phủ Nhật Bản vừa công bố Sách Xanh ngoại giao năm 2024 của nước này. Đây được đánh giá là tài liệu quan trọng của Bộ ngoại giao Nhật Bản nhằm đánh giá tổng quát tình hình và định hướng chính sách ngoại giao trong năm tài khóa 2024. Đáng chú ý trong Sách Xanh ngoại giao năm 2024, Nhật Bản đã có những mô tả mềm mỏng hơn, thể hiện sự cải thiện trong quan hệ với các nước láng giềng Trung Quốc, Hàn Quốc. Cùng với đó, một số điểm mới của Sách Xanh ngoại giao năm nay cũng đã thể hiện nhiều chuyển dịch chính sách của Nhật Bản với các nước Nam Bán cầu, khu vực Đông Nam Á.

Singapore trước thời điểm chuyển giao quyền lực lần thứ 4 (17/04/2024)

Sau 2 thập niên, Singapore sẽ chính thức có thế hệ lãnh đạo thứ 4. Ngày chuyển giao vị trí lãnh đạo của Singapore đã được ấn định vào ngày 15/5 tới với việc Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ tài chính Lawrence Wong sẽ chính thức trở thành Thủ tướng, tiếp nhận vị trí của ông Lý Hiển Long.

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc nhắm tới nhiều mục tiêu (16/04/2024)

Thủ tướng Đức đã bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày với trọng tâm thúc đẩy kinh tế và hợp tác toàn diện với Bắc Kinh. Hôm nay (16/4), Thủ tướng Đức sẽ hội kiến với các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh. Trong bối cảnh quan hệ giữa EU và Trung Quốc vẫn tiếp tục căng thẳng, chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Olaf Scholz trong năm nay được cho tiếp tục củng cố trục quan hệ Đức-Trung đồng thời có thể làm giảm bớt những căng thẳng EU-Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại.

Trung Đông sau động thái tấn công trả đũa Israel của Iran (15/4/2024)

Tình hình Trung Đông tiếp tục chạm tới đỉnh điểm căng thẳng sau các vụ tấn công trả đũa của Iran và các đồng minh nhắm vào lãnh thổ Israel. Chỉ vài giờ sau khi phát động cuộc tập kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình vào Israel, giới chức Iran tuyên bố kết thúc đòn đáp trả. Đã có nhiều kịch bản đặt ra sau động thái tấn công trả đũa của Iran. Việc Israel tuyên bố sẽ đáp trả tương xứng các cuộc tấn công trả đũa Iran; việc Tổng thống Mỹ Joe Biden họp khẩn cấp Hội đồng An ninh quốc gia đồng thời cam kết đứng về phía Israel ngăn chặn các động thái tấn công từ Iran đã đẩy Trung Đông đứng trước những tình thế đặc biệt nguy hiểm.

Tác động của kết quả bầu cử Quốc hội Hàn Quốc với chính quyền đương nhiệm (12/4/2024)

Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc đã giành được đa số ghế trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 10/4 vừa qua với tỷ lệ 161 ghế trong tổng số 254 ghế tranh cử trực tiếp. Trong khi đó, Đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền chỉ giành được 90 ghế. Kết quả này đồng nghĩa với một thất bại nữa của đảng Quyền lực Quốc dân cầm quyền và dự kiến hoạt động điều hành nhà nước của Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ thêm nhiều khó khăn trong nửa cuối nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2027. Vậy, với chiến thắng giành cho Đảng Dân chủ đối lập trong cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc, chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ đối mặt với những thách thức gì và kết quả này tác động ra sao tới các chính sách đối nội và đối ngoại Hàn Quốc trong thời gian tới?

Định hình liên minh 3 bên Mỹ - Nhật - Philippines và tác động tới khu vực (11/04/2024)

Ngày 11/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì hội nghị thượng đỉnh ba bên lần đầu tiên với Nhật Bản và Philippines. Đón tiếp Thủ tướng Nhật và Kishida Fumio và Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos lần này, ông Biden muốn thúc đẩy hợp tác kinh tế và quốc phòng, trong bối cảnh Washington và các đồng minh đều đang tìm cách ứng phó với những nguy cơ an ninh trong khu vực và toàn cầu, như vấn đề Biển Đông, Triều Tiên, xung đột Ukraina hay Dải Gaza.

Israel đang thay đổi chiến lược ở Gaza (10/04/2024)

Khi cuộc xung đột ở Dải Gaza bước sang tháng thứ 7, Israel bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi Khan Yunes miền Nam Gaza với lời giải thích là để tái bố trí lực lượng “chuẩn bị cho những chiến dịch mới”. Ngay sau đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố đã xác định thời điểm bắt đầu cho cuộc tấn công trên bộ vào thành phố Rafah – nơi được cho là căn cứ ẩn náu cuối cùng của Hamas.

Liên minh Mỹ - Nhật trước “bước ngoặt lịch sử” (09/04/2024)

Trước khi lên đường tới Mỹ, Thủ tướng Kishida đã nhận định căng thẳng địa - chính trị leo thang đang đẩy thế giới đến “bước ngoặt lịch sử” và buộc Nhật Bản phải thay đổi chính sách an ninh, củng cố thế trận phòng thủ. Trong bối cảnh đó, liên minh Mỹ - Nhật càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, từ đó thúc đẩy các sáng kiến hiện đại hóa quan hệ liên minh để ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức trong khu vực.

Pháp làm mới quan hệ với “Lục địa Đen” (08/4/2024)

Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đang có chuyến thăm tới 3 nước châu Phi gồm Kenya, Rwanda và Cote D'ivoire. Đây là chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Pháp Sejourne đến châu Phi trên cương vị người đứng đầu ngoại giao Pháp. Diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa nước này và một số quốc gia từng là thuộc địa tại châu Phi xấu đi trong thời gian gần đây, chuyến thăm tới châu Phi lần này của Ngoại trưởng Pháp Sejourne hướng tới việc đổi mới quan hệ với châu Phi và xây dựng "những mối quan hệ đối tác cân bằng" có lợi cho lục địa này.

Những vấn đề “nóng” gì được các Ngoại trưởng NATO bàn thảo trong Hội nghị diễn ra trong hai ngày 3-4/4 tại Bruxelles, Bỉ? (04/04/2024)

Không chỉ những vấn đề lớn của khối và công tác chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tháng 7 tới, nhiều vấn đề nóng hiện nay cũng được các Ngoại trưởng NATO bàn thảo, nổi bật là phương thức và khoản hỗ trợ mới dành cho Ucraina có giá trị lên đến hơn 100 tỷ Euro. Cuộc trao đổi với Thiếu tướng - GS.TS. Nguyễn Hồng Quân - Nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng.

Bùng phát căng thẳng Israel – Iran, xung đột Trung Đông thêm phức tạp (3/4/2024)

2 tướng cấp cao và 5 cố vấn quân sự Iran thiệt mạng trong vụ không kích nhằm vào Lãnh sự quán nước này tại Syria (Xi-ri) – vụ việc bất ngờ này đang thổi bùng căng thẳng giữa Israel và Iran. Phía Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công này và thề sẽ tiến hành các biện pháp đáp trả nhằm vào cả Israel và Mỹ. Là hai thế lực kình địch có tiềm lực hùng mạnh nhất ở Trung Đông, căng thẳng giữa Israel và Iran được cho là có thể diễn biến rất phức tạp. Sự phức tạp đó không chỉ liên quan đến mối quan hệ song phương mà còn có sự đan xen với cuộc xung đột đang diễn biến khó lường ở khu vực hiện nay giữa Israel và lực lượng Hamas, đe dọa những nỗ lực hòa giải và cứu trợ nhân đạo của cộng đồng quốc tế ở dải Gaza. Phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.

Sức ép trong nước và quốc tế đối với CP Israel tăng cao: Liệu xung đột ở Gaza có thay đổi (02/04/2024)

Gần 6 tháng sau cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, một chiến dịch biểu tình kéo dài 4 ngày của người dân Israel đang diễn ra nhằm yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Chính phủ từ chức. Đây là đợt biểu tình phản đối Chính phủ lớn nhất tại nước này kể từ khi xung đột nổ ra ở Dải Gaza hồi đầu tháng 10/2023. Trước đó, Mỹ - đồng minh của Israel - bỏ phiếu trắng cho nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có nội dung kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza, động thái gần như là “một cú sốc” đối với Israel.

Ngoại trưởng Mỹ thăm Pháp, Bỉ : củng cố lập trường đồng minh trong các vấn đề nóng về an ninh toàn cầu (01/4/2024)

Hôm nay, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Pháp và Bỉ. Tại chặng dừng chân đầu tiên là Pháp, Ngoại trưởng Mỹ sẽ có cuộc gặp Tổng thống Pháp Macron để bàn về nhiều vấn đề nóng như việc hỗ trợ Ukraine, tìm giải pháp ngăn chặn xung đột leo thang ở dải Gaza hay ổn định tình hình ở Haiti. Còn tại Bỉ, ông Antony Blinken sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), trùng với dịp kỷ niệm 75 năm thành lập tổ chức này, vào ngày 4/4. Vì sao chuyến thăm lần này lại được coi là cơ hội để Mỹ củng cố lập trường với các đồng minh châu Âu trong các vấn đề an ninh nóng của thế giới?

“Tổng thống Pháp thăm Brazil hàn gắn quan hệ song phương” (29/03/2024)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa kết thúc chuyến thăm 3 ngày tới Brazil với kết quả đáng chú ý trên nhiều lĩnh vực hợp tác song phương như an ninh – quốc phòng, kinh tế, bảo vệ môi trường. Đáng chú ý, hai bên đã cùng chia sẻ tầm nhìn về sự cân bằng quyền lực – nơi các quốc gia tự chủ chính sách phát triển của mình mà không bị cuốn vào xung đột giữa các cường quốc.

Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Vượt qua thách thức, vì tương lai phát triển bền vững (28/3/2024)

Được ví như Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thuỵ Sỹ, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2024 đang diễn ra tại Hải Nam (Trung Quốc) từ ngày 26-29/3. Với chủ đề “Châu Á và thế giới: Thách thức chung, trách nhiệm chung”, sự kiện được đánh giá tiếp tục là một kênh hiệu quả để lãnh đạo các nước, các tổ chức tài chính, doanh nghiệp, giới chuyên gia trao đổi ý kiến, quan điểm về các vấn đề kinh tế đang nổi lên hiện nay. Trong bối cảnh khu vực và thế giới vẫn đang trong quá trình phục hồi khó khăn, đối diện nhiều rủi ro và thách thức cả kinh tế và địa chính trị, châu Á cần tập trung vào những lĩnh vực, giải pháp nào để thúc đẩy liên kết, nhanh chóng đưa kinh tế vào quĩ đạo phát triển? Bên cạnh đó, sự kiện lần này liệu có hé lộ chính sách ngoại giao, kinh tế lớn nào của chủ nhà Trung Quốc như thường lệ?

An ninh nội địa tại các quốc gia Châu Âu sau vụ tấn công khủng bố ở Liên bang Nga (27/3/2024)

Vụ tấn công khủng bố chấn động ở Nga diễn ra cuối tuần qua, đã khiến châu Âu cảnh giác cao độ về mối đe dọa khủng bố. Hội đồng An ninh Quốc gia Tây Ban Nha mới đây cũng đã đưa ra cảnh báo Liên minh châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ thực sự và trực tiếp về các mối đe dọa khủng bố gia tăng do các cuộc xung đột ở Gaza và Ucraina. Nhiều quốc gia châu Âu đã đồng loạt thắt chặt an ninh, nâng cao cảnh giác trước hiểm họa khủng bố trở lại “lục địa già” này, trong bối cảnh chuẩn bị đón Lễ Phục sinh vào tuần tới. Nền an ninh lục địa già đang ra sao trước nguy cơ tấn công khủng bố, đặc biệt là từ các nhóm Hồi giáo cực đoan? BTV Quỳnh Hoa đến với những phân tích của phóng viên Anh Tuấn, thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực châu Âu phân tích vấn đề này.

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Asean: một chuyến đi, nhiều mục đích (25/3/2024)

Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar bắt đầu thăm 3 nước ASEAN là Phillippines, Malaysia và Singapore. Truyền thông Ấn Độ cho biết chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ song phương, tuy nhiên ở mỗi chặng dừng chân tại ASEAN, Ngoại trưởng Ấn Độ lại hướng đến một mục tiêu khác nhau, trong đó có quốc phòng an ninh. Trong bối cảnh nhiều thách thức an ninh đang gia tăng ở khu vực, chuyến đi của Ngoại trưởng Ấn Độ được dư luận quốc tế, trong đó có Trung Quốc đặc biệt quan tâm.

Quốc phòng, an ninh - Trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh EU (22/3/2024)

Hội nghị thượng đỉnh châu Âu đang diễn ra tại Brussels, Bỉ được dư luận rất quan tâm khi thảo luận một loạt vấn đề cấp bách hiện nay như viện trợ cho Ukraine, chiến lược phòng thủ chung cho châu Âu, tình hình nhân đạo tại Gaza, cải cách hệ thống nông nghiệp châu Âu hay sự chuẩn bị cho việc mở rộng liên minh. Trong đó, quốc phòng – an ninh là trọng tâm của các cuộc thảo luận, nhất là khi có nhiều đồn đoán xung quanh ý tưởng gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Việc tập trung vào vấn đề quốc phòng – an ninh xuất phát từ quan điểm mà Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã nhắc đến trước thềm hội nghị, đó là “đây là thời điểm cần thay đổi mô hình an ninh và quốc phòng của châu Âu để đối phó với mối đe dọa an ninh lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ 2”. Vậy Hội nghị thượng đỉnh EU lần này sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào về chính sách quốc phòng – an ninh của châu Âu, bao gồm cả việc hỗ trợ Ukraine như một “vùng đệm” với Nga?

Ngoại trưởng Mỹ công du Trung Đông- thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza (21/3/2024)

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến công du Trung Đông với 2 điểm dừng chân là Ả-rập Xê-út và Ai Cập. Chuyến thăm này không nằm ngoài mục đích thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Ixraen và Hamas ngày càng leo thang nghiêm trọng. Liệu rằng chuyến thăm Trung Đông lần thứ 6 của ông Antony Blinken kể từ khi bạo lực bùng phát ở Gaza hồi tháng 10 năm ngoái có mang lại những tia hy vọng mới cho khu vực chảo lửa này? PV Vũ Hợp, thường trú tại Mỹ và PV Bá Thi, thường trú tại Ai Cập cung cấp những thông tin sâu về chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Australia- Bước khởi sắc mới trong quan hệ 2 nước(20/03/2024)

Quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Australia trở thành một trong những tâm điểm chú ý của truyền thông khu vực khi Ngoại trưởng Trung Quốc đang có chuyến thăm Australia. Ông Vương Nghị trở thành quan chức cấp cao đầu tiên của Trung Quốc tới Australia sau 7 năm, đánh dấu một bước khởi sắc mới trong mối quan hệ hai quốc gia từng rạn nứt vì những căng thẳng ngoại giao và thương mại.

Ai Cập và Liên minh châu Âu nâng cấp quan hệ song phương (19/03/2024)

Ai Cập và Liên minh châu Âu (EU) vừa nâng cấp quan hệ song phương lên thành đối tác chiến lược toàn diện và ký thỏa thuận tài chính trị giá hàng tỷ Euro. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa hai thực thể có vị trí địa chiến lược quan trọng của thế giới.

Những diễn biến mới nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga vừa kết thúc ngày hôm qua (18/3/2024)

Thời điểm này, cuộc bầu cử tổng thống Nga tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận thế giới. Lần đầu tiên được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 15 đến 17-3, với 4 ứng cử viên tham gia, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề quốc tế Hạ viện Leonid Slutsky của Đảng Dân chủ Tự do Nga, Chủ tịch Ủy ban Phát triển Viễn Đông và Bắc Cực Hạ viện Nikolay Kharitonov của Đảng Cộng sản Liên bang Nga, Phó chủ tịch Hạ viện Vladislav Davankov của Đảng Những người mới và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin, người ứng cử với tư cách ứng cử viên độc lập. Với tỷ lệ 88% kết quả khảo sát ngoài vòng bỏ phiếu vào rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam) cho thấy Tổng thống Vladimir Putin nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng áp đảo trước 3 ứng cử viên còn lại. Dư luận quốc tế đang chờ đợi những đường hướng mới trong chính sách lãnh đạo quốc gia của ông Putin.

Bầu cử Tổng thống Nga: định hình tương lai nước Nga 6 năm tới (15/3/2024)

Hôm nay (15/3) hàng triệu cử tri Nga bắt đầu đi bỏ phiếu bầu Tổng thống. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ hôm nay đến Chủ nhật. Lần đầu tiên kể từ năm 2008, sẽ chỉ có 4 ứng cử viên tham gia tranh cử. Trong đó, Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin tranh cử với tư cách ứng viên độc lập. Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành gần đây cho thấy ông Putin vẫn là chính trị gia nhận được sự ủng hộ lớn nhất từ cử tri Nga. Cuộc bầu cử Tổng thống lần này sẽ là cuộc tranh cử thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin. Sự kiện này được xem mang ý nghĩa quyết định đến định hướng phát triển của nước Nga trong 6 năm tới, thậm chí là xa hơn. Để có những thông tin và nhận định ban đầu về cuộc bầu cử quan trọng này, BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Thu Hà – thường trú Đài TNVN tại Liên bang Nga.

Nghị viện châu Âu chuẩn bị khởi kiện Ủy ban châu Âu về vấn đề hỗ trợ cho Hungary (14/03/2024)

Với 16 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Ủy ban các vấn đề pháp lý của Nghị viện châu Âu vừa thông qua kế hoạch khởi kiện Ủy ban châu Âu lên liên quan đến việc giải ngân gói hỗ trợ 10,2 tỷ Euro dành cho Hungary. Vụ kiện hiếm hoi giữa hai cơ quan quyền lực nhất của châu Âu cho thấy bất đồng dai dẳng về vấn đề pháp quyền ở Hungary – vấn đề mà Nghị viện châu Âu cho rằng EU đang đánh đổi lợi ích chiến lược bằng các giá trị cốt lõi của khối.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: