logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Mỹ xích lại gần hơn với Pháp qua chuyến thăm Pháp của Tổng thống Mỹ Joe Biden. (7/6/2024)

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có chuyến thăm tới Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Chuyến thăm này nhằm tăng cường mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, trong bối cảnh châu Âu phải đối mặt với cuộc xung đột Nga-Ukraina và các thách thức từ cạnh tranh Trung-Mỹ và bất ổn từ xung đột ở Trung Đông.
Vào thời điểm có những lo ngại kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào cuối năm nay, có thể làm đảo lộn trật tự địa chính trị hiện tại, trong chuyến thăm Pháp lần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tái khẳng định những cam kết với các đồng minh của Mỹ và sự ủng hộ kiên định đối với an ninh châu Âu. Liệu những cam kết mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trong chuyến thăm Pháp lần này có trấn an các đồng minh ở châu Âu?

Bầu cử Nghị viện: Bài sát hạch khó khăn với châu Âu (06/6/2024)

Bắt đầu từ hôm nay, hơn 400 triệu cử tri ở 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ bắt đầu cuộc bầu cử quan trọng diễn ra từ ngày 6-9/6, bầu ra 720 nhà lập pháp cho Nghị viện châu Âu (EP) khóa mới. Đây được đánh giá là bài sát hạch khó khăn với cả khu vực, khi lực lượng cực hữu đang dẫn trước ở nhiều nước trong các cuộc thăm dò mới nhất. Những yếu tố nào đang chi phối cuộc bầu cử Nghị viện có tính chất quan trọng này của châu Âu? Liệu kịch bản nào sẽ xảy đến với khu vực, trong bối cảnh châu Âu đang đối diện hàng loạt thách thức cả đối nội và đối ngoại?

Kết quả cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ và dự kiến những ưu tiên chính sách trong chính phủ mới (5/6/2024)

Kết quả kiểm phiếu sau cuộc tổng tuyển cử kéo dài 6 tuần ở Ấn Độ cho thấy, liên minh cầm quyền do đảng Nhân dân Ấn Ðộ (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi dẫn dắt đã giành chiến thắng. Điều này đồng nghĩa Thủ tướng Modi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh hai nhiệm kỳ vừa qua, Ấn Độ đã đạt những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội, tăng cường vị thế quốc gia....Chính phủ mới sẽ được thành lập ở Ấn Độ từ ngày 16-6 tới trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng giữa các cường quốc. Vì thế, chính quyền Ấn Độ có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức cả trong và ngoài nước. Để có những góc nhìn cụ thể hơn về đất nước Ấn Độ sau cuộc bầu cử này, PV Phan Tùng – thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phân tích vấn đề này.

Những tính toán của Đảng Cộng hoà sau khi ông Donald Trump bị kết tội hình sự (04/06/2024)

Sau khi bị Tòa án Manhattan, New York kết án hình sự với tổng cộng 34 tội danh, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bài phỏng vấn mới đây thừa nhận ông có thể đối diện với án tù hoặc quản thúc tại gia. Tuy nhiên, ông Donald Trump khẳng định việc ông bị kết án không ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử, thậm chí có thể tạo thành “điểm đột phá” với những cử tri ủng hộ ông – lời tuyên bố làm dấy lên lo ngại về bạo lực chính trị trong cuộc bầu cử diễn ra cuối năm nay.

Nhìn lại Đối thoại Shangri-La 2024: Quản trị rủi ro phải dựa trên sự tôn trọng luật pháp quốc tế (03/6/2024)

Sự kiện quốc tế được dư luận quan tâm thời điểm này là những kết quả tại Đối thoại an ninh ShangriLa 2024 vừa bế mạc hôm qua tại Singapore. Sau 3 ngày làm việc, hội nghị đã đạt được sự nhất trí chung coi đối thoại dựa trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế là cách thức quan trọng để quản trị rủi ro và các thách thức ở khu vực. Đáng chú ý, tại Đối thoại Shangri La 2024, Tổng thống Philippines Marcos lần đầu nêu lên tầm nhìn về an ninh châu Á - Thái Bình Dương, còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Loy Ốt-xtin cũng đã nêu bật chiến lược hội tụ mới của Mỹ ở khu vực. Theo đó, tập hợp các quốc gia xung quanh những nguyên tắc và giá trị chung để đối phó với đe dọa và thách thức.

Đối thoại Shangri-La 2024 hướng tới tầm nhìn về một châu Á-Thái Bình Dương mạnh mẽ và thịnh vượng (31/5/2024)

Hôm nay (31/05), tại Singapore, khai mạc Đối thoại Sangri-La lần thứ 21. Đối thoại Shangri-La năm nay là nơi gặp gỡ giữa giới lãnh đạo các nước, các bộ trưởng quốc phòng, tư lệnh quân đội, chuyên gia an ninh…của khoảng 40 quốc gia trên thế giới. Việc Tổng thống Philippines Marcos dự kiến phát biểu tại phiên khai mạc hội nghị tối nay (31/5) tập trung vào những thách thức an ninh biển, được cho là sẽ “hâm nóng” diễn đàn an ninh khu vực. Diễn ra sau một năm đầy biến động ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cùng với vấn đề an ninh biển, Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 cũng sẽ thảo luận về cách thức quản trị các thách thức khu vực; những hồ sơ an ninh nóng từ lĩnh vực hàng hàng hải, hàng không cho đến không gian mạng....

Hội nghị hợp tác Trung Quốc – Arab (30/05/2024)

Hôm nay diễn ra Hội nghị lần thứ 10 của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc- Arab tại Bắc Kinh – sự kiện dự kiến sẽ vạch ra một kế hoạch chi tiết mới để tăng cường mối quan hệ Trung Quốc- Arab trong giai đoạn tiếp theo. Bốn nhà lãnh đạo của các nước Arab gồm Ai Cập, Tunisia, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Bahrain đã đến Bắc Kinh trong dịp này.

Ngoại trưởng Mỹ trấn an các quốc gia Đông Âu trước những bước tiến của Nga tại Ukraine (29/5/2024)

Ngoại trưởng Mỹ Antoni Blinken đang có chuyến công du kéo dài 4 ngày tới Đông Âu với các chặng dừng chân là Moldova và Cộng hòa Séc. Điểm chung trong cuộc gặp của ông Blinken với giới chức các nước Đông Âu là khẳng định sự cam kết của Mỹ đối với an ninh các quốc gia này trong bối cảnh những bước tiến của Nga trong cuộc xung đột với Ucraina ngày càng gây nhiều lo ngại. Cùng với những thỏa thuận mang tính song phương, lịch trình đáng chú ý của ông Blinken là Hội nghị Ngoại trưởng NATO diễn ra tại Praha (CH Séc) hôm nay và ngày mai. Đây là hội nghị lớn cuối cùng trước thềm Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO tại Mỹ vào tháng 7 tới – nơi vấn đề xác lập quan hệ giữa Ucraina với NATO sẽ được dư luận quốc tế cũng như các nước Đông Âu đặc biệt quan tâm. Phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc, theo dõi khu vực Đông Âu sẽ phân tích rõ hơn những thông điệp mà Mỹ gửi tới các nước Đông Âu trong chuyến công du này.

Pháp - Đức hâm nóng quan hệ đồng minh vì tương lai châu Âu (28/05/2024)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có chuyến thăm Đức 3 ngày nhằm khẳng định sự bền chặt cũng như hâm nóng mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu châu Âu. Dù thường xuyên thăm viếng lẫn nhau nhưng đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Tổng thống Pháp đến Đức trong vòng 24 năm qua.

Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tạo động lực mới cho hợp tác 3 bên (27/5/2024)

Hôm nay, tại Seoul, Hàn Quốc, các nhà lãnh đạo Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên sau hơn 4 năm căng thẳng. Hội nghị lần này được kỳ vọng sẽ đánh dấu bước ngoặt, góp phần khôi phục và bình thường hóa hoàn toàn hệ thống hợp tác ba bên, tạo cơ hội để phục hồi động lực hợp tác thực chất. Việc nối lại hội nghị thượng đỉnh 3 bên sau vài năm căng thẳng được đánh giá là một bước đi tích cực. Vậy, chính phủ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ mong chờ gì từ hội nghị thượng đỉnh 3 bên lần này?

Bạo loạn nghiêm trọng tại New Caledonia - Thách thức lớn với chính quyền Pháp (24/5/2024)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa có chuyến thăm bất ngờ tới vùng lãnh thổ New Caledonia của nước này ở Thái Bình Dương. Chuyến công du nhằm xoa dịu tình hình tại đây sau gần 10 ngày xảy ra bạo loạn, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Việc Tổng thống Macron bất ngờ quyết định bay tới quần đảo phía Tây Nam Thái Bình Dương, cách đất liền nước Pháp khoảng 17.000 km là dấu hiệu cho thấy, Paris đánh giá tình hình ở khu vực này đang ở mức độ nghiêm trọng, cần giải quyết triệt để tránh những tác động tiêu cực không đáng có.

Trung Đông với nỗ lực bình thường hóa quan hệ Israel - Saudi Arabia (23/05/2024)

Trong bối cảnh xung đột giữa Israel và lực lượng Ha-mát chưa có dấu hiệu dừng lại, chính phủ Israel với sự hỗ trợ tích cực từ đồng mình Mỹ, đang tìm cách cải thiện quan hệ với các nước Arab, trong đó có Saudi Arabia. Đại sứ Mỹ tại Israel Giắc Liu mới đây khẳng định, việc thiết lập mối quan hệ chính thức giữa Israel và Saudi Arabia như một phần của thỏa thuận ba bên với Mỹ sẽ gắn chặt tới hòa bình ở Gaza cũng như vấn đề kiểm soát khu vực này của Palestin.

Công nhận nhà nước Palestine độc lập liệu sẽ tác động đến quan điểm của phần còn lại trong Liên minh Châu Âu EU như thế nào? (22/5/2024)

Những cuộc thảo luận hoàn toàn mới về vấn đề Palestine hiện đang thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Không chỉ ở các quốc gia đang phát triển ở Nam bán cầu, mà nhiều nước châu Âu cũng có dấu hiệu thay đổi chính sách, công nhận Nhà nước Palestine độc lập. Tây Ban Nha, Ailen, Xlovenia và Manta là những thành viên trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine độc lập và dự kiến sẽ có một sự công nhận chung trước ngày 31/5. Sự thay đổi lập trường của một số nước châu Âu mang tính biểu tượng chính trị quan trọng nhưng liệu nó sẽ có tác động đến quan điểm của phần còn lại trong EU như thế nào? Nhà báo Phạm Phú Phúc – nhà quan sát các vấn đề quốc tế làm rõ hơn khía cạnh này.

“Tổng thống Iran qua đời: Cú sốc đối với Iran và toàn Trung Đông” (21/05/2024)

Sau những nỗ lực tìm kiếm bất thành, truyền thông và giới chức Iran đã chính thức xác nhận Tổng thống nước này Ebrahim Raisi, Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahhian đã tử nạn trong sự cố rơi máy bay vào chiều ngày 19/5 tại khu vực rừng núi giáp biên giới Azerbaijan. Sự ra đi của của ông Raisi là một cú sốc lớn với Iran và Trung Đông trong bối cảnh nội bộ Iran cũng như khu vực đang chứng kiến những biến động chính trị lớn.

Mức độ leo thang căng thẳng trong mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Israel (20/5/2024)

Israen vừa tuyên bố hủy bỏ Hiệp định Thương mại tự do với Thổ Nhĩ Kỳ và áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu của nước này. Đây được xem là hành động nhằm trả đũa việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết định đình chỉ tất cả các hoạt động giao thương với Israen từ hôm 2/5, với lý do chiến dịch quân sự của Israel gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng nghiêm trọng ở Dải Gaza. Có thể thấy rằng, những quyết định gần đây của Thổ Nhĩ Kỳ và Israen đã chứng minh rằng, những căng thẳng chính trị tác động đến quan hệ kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Vậy hệ lụy của nó là như thế nào?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: