logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nguy cơ một cuộc chiến tranh tổng lực mới ở Trung Đông (09/10/2023)

Quân đội Israel đã phát động chiến dịch tấn công quân sự quy mô lớn vào dải Gaza, chỉ vài giờ sau khi các tay súng Palestine tiến hành vụ tấn công bất ngờ vào miền Nam Israel hôm thứ 7 cuối tuần trước. Trong tuyên bố ngay sau đó, Thủ tướng Israel Netayahu cho biết “nước này đang trong tình trạng chiến tranh đồng thời tuyên bố sẽ buộc đối phương trả giá chưa từng thấy". Trong 2 ngày cuối tuần, Israel đã tiến hành chiến dịch tấn công vào Gaza với tên gọi “Gươm sắt” nhắm vào các mục tiêu của lực lượng Hamas tại Palestine. Các thống kê ban đầu cho thấy đã có hơn 2000 người chết và bị thương ở cả hai phía. Ngày hôm qua (8/10), HĐBA LHQ đã phải nhóm họp khẩn cấp nhằm ngăn chặn bạo lực leo thang tại dài Gaza. Điều giới phân tích quốc tế lo ngại hiện nay đó là một cuộc chiến tổng lực quy mô lớn giữa Israel-Palestine sẽ bùng phát nhanh chóng tại Trung Đông với những hệ quả lâu dài ảnh hưởng xấu tới khu vực.

Căng thẳng giữa Canada và Ấn Độ tiếp tục leo thang (6/10/2023)

Căng thẳng giữa Canada và Ấn Độ những ngày qua không những không giảm nhiệt mà tiếp tục leo thang liên quan đến vụ ám sát thủ lĩnh Phong trào vũ trang Khalistan của người Sikh tại Canada, mà nước này cáo buộc có liên quan đến phía Ấn Độ. Trong diễn biến mới nhất, Ấn Độ đã yêu cầu Canada phải rút 41 nhà ngoại giao về nước trước ngày 10/10.

Lần đầu tiên một Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị phế truất (05/10/2023)

Với kết quả 216 phiếu thuận và 210 phiếu chống, Hạ viện Mỹ vào lúc rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam) đã chính thức bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy. Trong suốt lịch sử 234 năm của Quốc hội Mỹ, đây là lần đầu tiên một Chủ tịch Hạ viện bị phế truất, đưa ông McCarthy trở thành người giữ chức vụ này với thời gian ngắn thứ hai trong lịch sử. Đáng chú ý là cuộc bỏ phiếu phế truất ông Kevin McCarthy được khởi xướng bởi một hạ nghị sĩ của chính đảng Cộng hòa với sự “tiếp sức” của 7 hạ nghị sĩ Cộng hòa khác. Những diễn biến này một lần nữa cho thấy sự chia rẽ cố hữu trên chính trường Mỹ không chỉ tồn tại giữa phe Dân chủ và phe Cộng hòa, mà còn ngay trong nội bộ các Đảng. Vậy việc phế truất Chủ tịch Hạ viện sẽ ảnh hưởng như thế nào đến uy tín, đến khả năng điều hành chính sách của chính phủ Mỹ, và xa hơn là dự báo điều gì cho cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào năm sau?

Vừa thoát nguy cơ đóng cửa, Nhà Trắng lại nóng vấn đề liên quan đến viện trợ cho Ucraina (4/10/2023)

Nước Mỹ đã tránh được kịch bản chính phủ đóng cửa với một dự luật tạm thời được Tổng thống Joe Biden ký vào hạn chót lúc nửa đêm 30/9 vừa qua (theo giờ Mỹ). Tuy nhiên đáng chú ý, khoản viện trợ bổ sung cho Ucrai-na đã bị loại khỏi gói tài trợ chính phủ, khiến dư luận hoài nghi về cam kết hỗ trợ của Mỹ cho nước này trong tương lai. Theo giới quan sát, sự thiếu vắng khoản viện trợ này trong dự luật tạm thời tác động không nhỏ đến hình ảnh nước Mỹ; đồng thời đặt ra câu hỏi về tình đoàn kết giữa Mỹ và phương Tây trong vấn đề viện trợ cho Ucraina.

Kết quả cuộc bầu cử Slovakia tác động ra sao đến sự thống nhất của phương Tây về Ukraine (3/10/2023)

Theo kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Slovakia trước thời hạn vừa diễn ra, đảng Dân chủ xã hội theo đường lối cảnh tả của cựu Thủ tướng Robert Fico đã giành chiến thắng với hơn 23% số phiếu ủng hộ. Chiến thắng của đảng có quan điểm thân Nga, phản đối hỗ trợ quân sự cho Ucrai-na đang báo hiệu những căng thẳng và chia rẽ mới, đe doạ sự thống nhất đoàn kết trong Liên minh châu Âu (EU) và NATO đối với cuộc xung đột ở Ukraina. Trước đó, ông Fico từng kêu gọi chính phủ Slovakia ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraina và nói rằng nếu ông trở thành thủ tướng, chính phủ của ông sẽ “không gửi thêm một lô đạn dược nào nữa” cho Kiep.

Liên minh châu Âu lại “nóng” với vấn đề kiểm soát người di cư (02/10/2023)

Làn sóng người di cư qua Địa Trung Hải “đổ bộ” vào châu Âu tiếp tục gây ra tình trạng khủng hoảng, làm nóng trở lại cuộc tranh luận trong Liên minh châu Âu (EU) về vấn đề phân bổ người tị nạn. Để đối phó với tình trạng này, lãnh đạo 9 nước Địa Trung Hải và Nam Âu cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã phải nhóm họp tại Malta. Tuyên bố chung sau hội nghị, lãnh đạo 9 quốc gia nước Địa Trung Hải và Nam Âu đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hoàn tất sớm thỏa thuận mới về người di cư và tị nạn, đồng thời tăng cường nỗ lực ngăn chặn người di cư trái phép từ Bắc Phi; đồng thời tìm cách tiếp cận mới nhằm giải quyết gốc rễ vấn đề.

Xung đột Nagorno-Karabakh và những dịch chuyển địa chính trị mới (29/9/2023)

Đã 10 ngày kể từ khi quân đội Azerbaijan bất ngờ mở chiến dịch chống khủng bố nhằm vào lực lượng ly khai thân Armenia tại Nagorno-Karabakh và đã giành được thắng lợi một cách nhanh chóng. Với vai trò trung gian của Lực lượng Gìn giữ Hòa bình Nga, đại diện Azerbaijan và lực lượng thân Armenia tại vùng lãnh thổ này đã đạt thỏa thuận chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch. Đáng chú ý, lực lượng ly khai vùng Nagorno-Karabakh sau khi quyết định ngừng bắn đã giải tán lực lượng và chấp nhận đàm phán sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Azerbaijan sau hơn 3 thập kỷ kiểm soát. Những diễn biến mới này đang báo hiệu những thay đổi địa chính trị nào tại khu vực này?

Chính phủ Mỹ trước nguy cơ đóng cửa và những hệ luỵ (28/9/2023)

Chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa nếu Quốc hội nước này không thông qua dự luật ngân sách trước ngày 30/9 tới. Không chỉ ảnh hưởng đến việc làm của nhân viên liên bang, viễn cảnh chính phủ Mỹ đóng cửa còn có thể có tác động sâu rộng đến các dịch vụ công của chính phủ cũng như gây thiệt hại cho thị trường tài chính.

Pháp tuyên bố sẽ rút hết quân khỏi Niger trước cuối năm nay, quyết định này khiến an ninh và cán cân ảnh hưởng ở khu vực này thay đổi ra sao? (27/9/2023)

Hai tháng sau khi quân đội Niger tiến hành đảo chính, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây quyết định rút quân khỏi ở quốc gia Tây Phi này vào cuối năm nay. Thông báo này đánh dấu bước đi lớn và mới nhất của Pháp đối với sự hiện diện ở châu Phi. Tầm ảnh hưởng kéo dài của Pháp ở Tây Phi và vùng Sa-hen là một trong những yếu tố đóng góp vào vị thế chính trị tổng thể của Paris trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Việc rút quân khỏi Mali, Burkina faso và nay là Niger được cho sẽ làm suy giảm tầm ảnh hưởng của Pháp trong khu vực cũng như làm thay đổi cán cân ảnh hưởng của các nước lớn tại đây. Ngoài ra, an ninh và chống khủng bố cũng là vấn đề đáng quan tâm ở khu vực nhiều bất ổn này.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - các quốc đảo Thái Bình Dương: “Bài sát hạch” với Mỹ ở Thái Bình Dương (26/9/2023)

Sau một năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden và lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương lại gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra trong hai ngày 25-26/9 tại Washington. Hội nghị này được xem như “bài sát hạch” với Mỹ trong việc thực hiện những cam kết với khu vực mà Mỹ từng đưa ra cách đây một năm. Theo Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jeans Pierre, sự kiện này là cơ hội để Mỹ tăng cường quan hệ với các quốc đảo Thái Bình Dương, để cùng thảo luận những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững. Nhưng theo các chuyên gia, điều quan trọng là Mỹ phải cân bằng được những quan ngại về an ninh của Mỹ với những ưu tiên phát triển của các quốc đảo Thái Bình Dương. Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích rõ hơn nội dung này.

Căng thẳng trong vấn đề xuất khẩu ngũ cốc - Áp lực đè nặng quan hệ Ba Lan– Ukraine (25/9/2023)

Sự kiện được dư luận chú ý, đó là việc Ba Lan, một trong những đồng minh thân cận nhất của Ukraine trong Liên minh châu Âu cho biết sẽ ngừng gửi vũ khí tới Kiev. Quyết định của Ba Lan được cho là do là bởi những căng thẳng bùng lên do lệnh cấm nhập khẩu của Ba Lan, Slovakia và Hungary với ngũ cốc Ukraine khiến Ukraine nộp đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Căng thẳng trong vấn đề xuất khẩu ngũ cốc đã khiến nhiều người đặt câu hỏi về tính bền vững trong mối quan hệ Ba Lan – Ukraine, hình ảnh thu nhỏ của tình đoàn kết châu Âu với Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga. Vậy tác động của động thái này sẽ đẩy quan hệ Ba lan- Ukraine, rộng hơn là EU-Ukraine tới đâu?

Căng thẳng ngoại giao giữa Cannada và Ấn Độ và những tác động tiêu cực đến khu vực (22/9/2023)

Ấn Độ vừa trục xuất một nhà ngoại giao cao cấp của Canada. Đây là động thái đáp trả hành động tương tự của Canada nhằm vào một nhà ngoại giao Ấn Độ đang làm việc tại Ottawa. Việc hai nước có màn trả đũa nhau diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước ngày càng leo thang liên quan đến vụ sát hại ông Hardeep Singh Nijjar, thủ lĩnh Phong trào vũ trang Lực lượng con Hổ Khalistan tại Canada. Trước đó, các cuộc đàm phán thương mại giữa hai nước đã thất bại, trong khi Canada quyết định hủy chuyến thăm của phái đoàn thương mại tới Ấn Độ dự kiến vào tháng 10 tới. Liệu những động thái cứng rắn của các bên có đẩy quan hệ song phương Ấn Độ-Canada chạm lằn ranh đỏ?

Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Syria (21/9/2023)

Trong một động thái ngoại giao đáng chú ý, hôm nay, Tổng thống Syria Bashar al-Assad bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Syria tới quốc gia đối tác quan trọng này kể từ năm 2004. Trung Quốc cũng là quốc gia thứ 3 ngoài các nước Ả-rập mà Tổng thống Bashar al-Assad tới thăm kể từ khi xung đột nổ ra ở Syria. Trung Quốc gần đây mở rộng vai trò ở Trung Đông sau khi làm trung gian cho một thỏa thuận giữa Ả Rập Xê-út và Iran, đồng thời tiếp tục hỗ trợ Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc xung đột ở Syria. Vì thế chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Syria không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt với mối quan hệ hai nước mà còn phản ánh sự hội nhập của Syria cũng như những ảnh hưởng của Trung Quốc tại Trung Đông. PV Bá Thi – thường trú Đài TNVN tại Ai Cập theo dõi khu vực Trung Đông và PV Tuấn Đạt – thường trú tại Trung Quốc cùng phân tích vấn đề này.

Nga - Trung chia sẻ cam kết về một thế giới đa cực l (20/9/2023)

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến công du 4 ngày đến Nga, đồng thời tham dự Tham vấn An ninh Chiến lược Trung-Nga lần thứ 18. Sự kiện này tiếp nối loạt chuyến thăm và hoạt động tiếp xúc cấp cao giữa Trung Quốc và Nga diễn ra trong thời gian gần đây, thằm thúc đẩy quan hệ hai nước dựa trên những cam kết về một thế giới đa cực. Trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và Trung Quốc với các nước phương Tây đều đang căng thẳng liên quan cuộc xung đột Nga-Ukraine, hay việc Bắc Kinh tăng cường hiện diện trong khu vực, chuyến công du lần này sẽ mang lại những thoả thuận, lợi ích nào cho hai nước?

EU chia rẽ vì ngũ cốc Ukraine (19/9/2023)

Ủy ban châu Âu (EC) vừa qua đã kêu gọi Ba Lan, Hungary và Slovakia có thái độ mang tính xây dựng sau khi 3 quốc gia này đơn phương tuyên bố sẽ tiếp tục cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, bất chấp quyết định của Ủy ban châu Âu về việc chấm dứt lệnh cấm này. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu hôm qua cũng tổ chức cuộc họp với tất cả các quốc gia thành viên để thảo luận sâu hơn về vấn đề này. Nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine đã làm nảy sinh bất đồng kéo dài giữa Liên minh châu Âu và các thành viên ở phía Đông, nhất là trong bối cảnh các quốc gia này đang đứng trước những kỳ bầu cử quan trọng. Vậy Liên minh châu Âu có các biện pháp giải quyết như thế nào để duy trì các nguyên tắc thương mại thống nhất của khối, xa hơn là sự thống nhất trong hỗ trợ với Ucraina? PV Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích vấn đề này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: