logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Căng thẳng Mỹ-Trung lại bùng phát trong lĩnh vực công nghệ. Kinh tế toàn cầu sẽ chịu tác động như thế nào? (11/82023)

Mỹ vừa công bố lệnh cấm đầu tư vào ngành công nghệ Trung Quốc. Đây là động thái mới nhất trong loạt hành động của chính phủ của Tổng thống Mỹ Giâu Biden nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ tiên tiến. Trong một động thái đáp trả mới nhất, Bộ Thương mại Trung Quốc đã bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về sắc lệnh mà Tổng thống Mỹ Giâu Bai-đừn vừa ký, nói rằng Bắc Kinh có quyền thực hiện các biện pháp đáp trả. Động thái này của Mỹ tác động ra sao tới những nỗ lực song phương nhằm khôi phục đối thoại cấp cao Mỹ-Trung vốn đã rơi vào ngưng trệ từ đầu năm nay.

Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi họp khẩn: Chiến tranh hay hòa giải? (10/8/2023)

Hôm nay, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi ECOWAS triệu tập phiên họp khẩn tại Nigeria để tìm thảo luận các bước đi tiếp theo đối với cuộc khủng hoảng tại Niger. Sau thời hạn chót mà ECOWAS đưa ra cho Niger để khôi phục quyền lực cho Tổng thống Ba-zum, câu hỏi quan trọng nhất lúc này là ECOWAS sẽ xúc tiến can thiệp quân sự vào Niger như đã từng làm với nhiều quốc gia trong quá khứ hay tìm kiếm giải pháp ngoại giao. Theo giới phân tích, với sự chia rẽ trong nội bộ ECOWAS cũng như giữa các quốc gia châu Phi không phải thành viên của tổ chức này, giải pháp quân sự được xem là lựa chọn cuối cùng. Nhưng trong bối cảnh chính quyền quân sự tại Niger đang tỏ ra cứng rắn và từ chối mọi nỗ lực tiếp xúc ngoại giao, ECOWAS phải tính toán cách tiếp cận của mình như thế nào?

Những “cơn gió ngược” nào cản trở kinh tế Đức? (9/8/2023)

Từng là cường quốc xuất khẩu của thế giới, song nền kinh tế Đức hiện đang có dấu hiệu bị chững lại. Trong hai quý liên tiếp, sản lượng kinh tế của Đức đều giảm xuống, khiến các nhà kinh tế gọi là “suy thoái kỹ thuật”. Trong quý gần đây nhất, tất cả các chỉ số kinh tế quan trọng đều cho thấy sự suy giảm. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thậm chí còn dự báo Đức sẽ là nền kinh tế lớn duy nhất trên phạm vi toàn cầu bị thu hẹp trong năm nay. Nhiều cuộc khủng hoảng gần đây đã bộc lộ những điểm yếu trong mô hình kinh doanh của quốc gia này. Để tìm hiểu rõ hơn những “cơn gió ngược” đang làm lung lay vị thế cường quốc xuất khẩu của Đức, phóng viên Anh Tuấn – thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.

Nhìn nhận ra sao việc Hungary và Áo tiếp tục hợp tác năng lượng với Nga, trong khi Liên Minh Châu Âu lại muốn điều ngược lại? (8/8/2023)

Thời gian qua, Hungary và Áo vẫn tiếp tục các chính sách hợp tác năng lượng với Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU). Bộ Ngoại giao Hungary mới đây cho biết, nguồn cung khí đốt Nga rất cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng của nước này và hiện chưa thể thay thế. Còn chính phủ Áo mới đây cũng cho biết, sẽ tuân thủ hợp đồng dài hạn với Gazprom Nga dù đã đảm bảo các nguồn khí đốt thay thế.
Việc cả Hungary và Áo "lội ngược dòng" khi vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt từ Nga bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ucraina cho thấy châu Âu vẫn bất đồng về trừng phạt ngành năng lượng Nga. Đằng sau động thái “trên bảo dưới không nghe” của Hungary và Áo khi tiếp tục hợp tác năng lượng với Nga là gì?

Từ bất ổn tại Niger: Cạnh tranh nước lớn có thể đẩy Tây Phi bước vào một cuộc chiến tranh khu vực” (7/8/2023)

Tây Phi đang ở bên bờ vực của một cuộc chiến tranh khu vực sau khi các quốc gia Senegal, Bờ Biển Nga, Bê- nanh (được sự hậu thuẫn của Pháp và Mỹ) và Buốc-ki-na Pha-sô, Mali và Ghi-nê (được sự hậu thuẫn của Nga và Iran) tuyên bố sẽ ủng hộ các bên đối lập và có thể sẽ tham chiến tại Niger. Trong bối cảnh ngày hôm qua (6/8), Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) tuyên bố đã lên kế hoạch hành động quân sự tại Niger sau khi các nỗ lực trung gian thất bại, các diễn biến chính trị tại Niger trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Trong diễn biến mới nhất, lực lượng đảo chính quân sự liên tiếp tiến hành các động thái củng cố quyền lực và trấn áp chính trị, đẩy cao bầu không khí căng thẳng tại Niger. Theo giới phân tích, đằng sau cuộc đảo chính tại Niger và những diễn biến phức tạp hiện nay là cuộc đua tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ, phương Tây và Nga-Iran, khi mỗi bên đều hậu thuẫn cho các bên đối lập. Phóng viên Bá Thi, thường trú tại Ai cập theo dõi khu vực Trung Đông-châu Phi phân tích nội dung này.

Bắc Âu tìm cách giảm căng thẳng với thế giới đạo Hồi sau các vụ đốt kinh Koran (04/8/2023)

Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ biểu tình và đốt kinh Koran ở Đan Mạch và Thụy Điển làm gia tăng căng thẳng ngoại giao giữa các nước ở khu vực Trung Đông theo đạo Hồi với hai quốc gia Bắc Âu này. Dư luận còn lo ngại các hành vi này sẽ góp phần kích động tuần hành và bạo lực tại một số nơi. Trước sự phản ứng gay gắt của các quốc gia ở khu vực Trung Đông theo đạo Hồi, chính phủ Đan Mạch và Thụy Điển đang tích cực tìm giải pháp nhằm hạ nhiệt tình hình. Những động thái này của chính phủ Đan Mạch và Thuỵ Điển có đem lại hiệu quả trong việc giảm căng thẳng với thế giới Hồi giáo?

Trung Quốc đáp trả phương Tây: Nguy cơ nào cho chuỗi cung ứng chip toàn cầu? (3/8/2023)

Ngành công nghiệp chip thế giới đang đối mặt với những căng thẳng mới khi Trung Quốc và phương Tây liên tiếp đưa ra những động thái đáp trả lẫn nhau. Trong diễn biến mới nhất, đúng như cảnh báo trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố ngừng xuất khẩu hai kim loại quan trọng để sản xuất chip - bước đi nhằm trả đũa các biện pháp hạn chế của Mỹ và các đồng minh châu Âu mới đây. Những động thái này sẽ tác động ra sao đến ngành công nghiệp sản xuất chip - thành phần quan trọng trong hàng loạt lĩnh vực từ điện thoại thông minh đến ô tô tự lái, máy tính hiện đại và cả sản xuất vũ khí? Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn phân tích cụ thể vấn đề này.

Khủng bố IS trỗi dậy đe dọa an ninh khu vực Nam Á (02/8/2023)

Chi nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) xác nhận đã thực hiện vụ đánh bom liều chết ở Pakistan khiến 54 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương. Vụ tấn công được xem là lời nhắc nhở về tình hình an ninh ngày càng tồi tệ ở khu vực biên giới giữa Pakistan và Afghanistan. Vụ đánh bom cũng làm dấy lên lo ngại Pakistan có thể bước vào giai đoạn bầu cử đẫm máu sau nhiều tháng hỗn loạn chính trị sau khi cựu Thủ tướng Im-ran Khan bị bãi nhiệm vào tháng 4 năm ngoái. Ngoài ra, sự trở lại của IS đang đe dọa đến an ninh của toàn bộ khu vực Nam Á.

Chờ đợi gì ở hội nghị hòa bình về Ukraine ở A-rập Xê-út? (1/8/2023)

Ả-rập Xê-út vừa thông báo sẽ tổ chức hội nghị hòa bình về vấn đề Ucraina tại thành phố Giê-ha trong hai ngày đầu tháng 8. Trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ucraina đang có chiều hướng “tăng nhiệt”, thông tin này được dư luận đặc biệt quan tâm, bởi như giới phân tích đã nhận định, cuộc xung đột kéo dài tại Ucraina chỉ có thể kết thúc bằng con đường đàm phán. Bới thế, bất cứ nỗ lực nào nhằm đưa các bên liên quan tới bàn đàm phán đều đáng được hoan nghênh. Nhưng điều đáng chú ý của hội nghị hòa bình mà Ả-rập Xê-út sẽ tổ chức là Nga không được mời tham dự, mặc dù danh khách khách mời lên tới gần 30 quốc gia. Điều này khiến không ít người đặt câu hỏi về mục đích cũng như hiệu quả của hội nghị, bởi bất cứ thỏa thuận nào đạt được liên quan đến cuộc xung đột Ucraina mà không có sự đồng thuận của Nga đều không có nhiều ý nghĩa. Phóng viên Bá Thi, thường trú Đài TNVN thường trú tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích rõ hơn vấn đề này.

Chuyến công du khẳng định tầm nhìn mới của Nhật Bản về "phía Nam toàn cầu" (31/7/2023)

Giữ chức Chủ tịch của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) năm 2023, Nhật Bản chú trọng đẩy mạnh quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, đưa ra một tầm nhìn mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Trong bối cảnh như vậy, chuyến công du tới Nam Á và châu Phi lần này của Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nhằm đẩy mạnh chính sách “phía Nam toàn cầu” của Nhật Bản. Chuyến thăm tập trung vào những nội dung cụ thể gì và liệu có đạt được mục tiêu như kỳ vọng? Phóng viên Hoàng Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích về vấn đề này.

Bước tiến mới trong nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ (28/7/2023)

Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi đang có chuyến thăm tới Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và thương mại, cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Abdel Fattah el-Sisi trên cương vị Tổng thống của Ai Cập. Trong bối cảnh, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ vừa tuyên bố nâng cấp quan hệ ngoại giao lên cấp đại sứ, chấm dứt 10 năm rạn nứt quan hệ song phương, chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi được kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích thiết thực nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Mỹ tăng lãi suất cao kỷ lục trong vòng 22 năm và những tác động? (27/7/2023)

Sau khi tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất từ tháng 6, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cuối cùng đã quyết định tăng lãi suất cơ bản một lần nữa trong cuộc họp vừa diễn ra trong 2 ngày 25-26/7. Đây được coi là đợt thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong 22 năm của FED, bất chấp những dấu hiệu lạm phát đã chậm lại trong thời gian gần đây. Cơ sở nào để Cục Dự trữ liên bang Mỹ đưa ra quyết định mới nhất này? Bước đi này sẽ tác động ra sao đến sức khỏe nền kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu?

“Ngoại giao ngũ cốc” của Nga ở châu Phi - Một mũi tên trúng hai đích (26/7/2023)

Việc Nga không gia hạn thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc biển Đen không chỉ khiến Ukraine lo lắng, mà còn khiến các nước nghèo ở châu Phi cũng “đứng ngồi không yên”. Tuy nhiên, trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Nga Putin khẳng định Nga “đủ khả năng thay thế nguồn cung ngũ cốc từ Ukraine cho các nước châu Phi trên cả phương diện thương mại và miễn phí”. Tuyên bố này của Tổng thống Nga được đưa ra ngay trước khi Hội nghị Thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai, dự kiến được tổ chức tại Xanh Pê-téc-bua từ ngày 27 - 28/7, có thể coi là một cam kết trấn an các quốc gia châu Phi. Giới quan sát cho rằng, hoạt động “ngoại giao ngũ cốc” của Nga thời điểm này có thể hướng tới nhiều mục tiêu và lợi ích. Nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Tổng Biên tập tạp chí Bạch Dương phân tích vấn đề này.

Tổng thống Pháp thăm Nam Thái Bình Dương: Lãnh thổ cũ và những câu chuyện mới (25/7/2023)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang có chuyến thăm các quần đảo nằm ở phía Nam Thái Bình Dương đang và từng là lãnh thổ thuộc Pháp là New Caledonia, Vanuatu, Papua New Guinea. Đây được đánh giá là chuyến thăm đặc biệt quan trọng trong chính sách của Pháp tại châu Á – Thái Bình Dương. Theo giới phân tích, mặc dù kiểm soát các vùng lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế lớn và có khoảng 2.700 binh sĩ đồn trú trong khu vực, nhưng ảnh hưởng ngoại giao của Pháp ở Thái Bình Dương vẫn tương đối khiêm tốn, chủ yếu xuất phát từ sự thiếu tương thích giữa chính sách khu vực của Pháp với lợi ích của các vùng lãnh thổ thuộc Pháp cũng các quốc gia từng là thuộc địa của Pháp. Đây chính là vấn đề mấu chốt mà Tổng thống Macron phải xử lý trong chuyến công du lần này.

Những mâu thuẫn bị khoét sâu giữa thế giới Hồi giáo và các nước Bắc Âu sau các vụ đốt kinh Koran (24/7/2023)

Cuối tuần qua, hàng trăm người biểu tình đã tìm cách xông vào khu vực cơ quan công sở của I-rắc ở thủ đô Badda nhằm thể hiện sự phẫn nỗ trước việc một cuốn sách được cho là Kinh Koran vừa bị đốt trước cửa Đại sứ quán I-rắc tại Đan Mạch. Trước đó, ngày 20/7, người biểu tình còn phóng hỏa một tòa nhà của Đại sứ quán Thụy Điển ở Badda cũng nhằm phản đối các hành động phỉ báng kinh Koran ở thủ đô Stochome của Thụy Điển hồi tháng 6 vừa qua.
- Có thể thấy rằng, các vụ việc liên quan đến xúc phạm tôn giáo đang thổi bùng cơn giận dữ của các nước theo đạo Hồi, không chỉ I-rắc mà còn I-ran, Ca-ta, Thổ Nhĩ Kỳ…v.v…, đồng thời khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa thế giới Hồi giáo với Đan Mạch và Thụy Điển, hay rộng hơn là với các nước phương Tây. Đại sứ Nguyễn Quang Khai bàn về những nguy cơ bất ổn khi các mâu thuẫn này ngày càng bị đẩy lên cao hơn.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: