logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Cánh cửa hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản - Hàn Quốc đang mở rộng (26/3/2023)

Mối quan hệ giữa hai láng giềng Đông Bắc Á là Hàn Quốc và Nhật Bản đang có những tín hiệu cải thiện tích cực. Hàn Quốc vừa quyết định đưa Nhật Bản trở lại “Danh sách trắng” với những ưu đãi thương mại sau 3 năm gián đoạn. Đây là động thái mới nhất nhằm cải thiện quan hệ kinh tế và ngoại giao song phương sau cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng Ba vừa qua. Với quyết định vừa rồi, Hàn Quốc và Nhật Bản đang mở rộng cánh cửa cho hợp tác, xây dựng quan hệ hướng tới tương lai. Điều này sẽ tác động lớn đến bức tranh an ninh và kinh tế tại khu vực. PV Hoàng Nguyễn – Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản phân tích vấn đề này.

Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen lại thành “lá bài mặc cả” giữa Nga và phương Tây (25/4/2023)

Trong cuộc họp cuối tuần qua, Bộ trưởng Nông nghiệp các nước thuộc Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã kêu gọi gia hạn thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen cũng như tuân thủ đầy đủ và mở rộng phạm vi thỏa thuận này. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Xéc-gây La-vrốp sau đó cảnh báo Nga sẽ rút khỏi thỏa thuận nếu các nước phương Tây không rút lại các hạn chế xuất khẩu đối với quốc gia này. Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen sẽ hết hạn vào ngày 18/5, và cả Nga lẫn Ukraine mới đây đều đánh giá không mấy lạc quan về triển vọng gia hạn thỏa thuận này với lý do thỏa thuận chưa được thực hiện một cách toàn diện. Nhưng theo giới phân tích, bên cạnh những vấn đề mang tính kỹ thuật, việc gia hạn Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen còn là những tính toán chính trị của các bên nhằm gây sức ép lẫn nhau trong vấn đề Ukraine.

Chuyến công du Mỹ của Tổng thống Hàn Quốc (24/4/2023)

Hôm nay (24/4), Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bắt đầu chuyến thăm chính thức Mỹ 6 ngày. Điểm nhấn của chuyến thăm là cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden, kỷ niệm thành công của mối quan hệ đồng minh trong 70 năm và trao đổi về tương lai của liên minh Mỹ-Hàn. Tổng thống Hàn Quốc dự kiến sẽ có bài phát biểu tại phiên họp chung của Quốc hội Mỹ vào ngày 27/4. Với chuyến thăm này, ông Yoon Suk-yeol sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài thứ hai thăm chính thức Mỹ kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức đầu năm 2021. Trong bối cảnh Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Hàn cũng sẽ thảo luận về tăng cường cam kết của Mỹ đối với việc bảo vệ Hàn Quốc bằng năng lực quân sự thông thường và hạt nhân, cũng như hợp tác về chuỗi cung ứng chất bán dẫn cũng như những giải pháp kiềm chế căng thẳng trên bán đảo Triều Tiền. PGS, TS Thiếu tướng Lê Văn Cương, chuyên gia phân tích quốc tế nói về nội dung này.

Châu Âu chia rẽ vì năng lượng hạt nhân (21/4/2023)

Điện hạt nhân đang trở thành câu chuyện nóng trên các diễn đàn và tại xã hội các nước châu Âu. Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái, nhiều quốc gia tái khởi động các dự án điện hạt nhân. Tuy nhiên đây cũng là chủ đề gây tranh cãi khi một số quốc gia bảo lưu quan điểm cần chấm dứt kỷ nguyên điện hạt nhân vì lý do an toàn. Thông tin nước Đức chính thức đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng diễn ra gần như đồng thời với việc Phần Lan kích hoạt lò phản ứng hạt nhân lớn nhất châu Âu sau 18 năm đã phần nào cho thấy bức tranh đối lập về tương lai nguồn năng lượng này tại các nước châu Âu. Liệu sự khác biệt này sẽ ảnh hưởng ra sao đến các kế hoạch hành động chung của khu vực trong lĩnh vực năng lượng?

Chuyến thăm đánh dấu sự “tan băng” trong quan hệ Saudi Arabia và Syria (20/4/2023)

Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud đang có chuyến thăm tới Syria. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Saudi Arabia tới Syria, kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao vào năm 2011, thời điểm cuộc xung đột nổ ra tại Syria. Chuyến thăm Syria của Ngoại trưởng Saudi Arabia diễn ra trong bối cảnh khu vực đang chứng kiến ngày càng nhiều động thái hướng tới việc tái kết nạp Syria vào cộng đồng A-rập. Việc nối lại quan hệ giữa Saudi Arabia và Syria đánh dấu bước phát triển quan trọng nhất trong việc các quốc gia A-rập bình thường hóa quan hệ với nước này.

Châu Âu bất đồng về việc cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine (19/4/2023)

Tiếp theo Ba Lan và Hungary, Slovakia là thành viên thứ 3 của Liên minh châu Âu cấm nhập khẩu lương thực từ Ucraina với lý do bảo vệ ngành nông nghiệp trong nước. Bungary cũng cho biết đang xem xét để ban hành lệnh cấm tương tự. Động thái này của một số quốc gia Đông Âu đang vấp phải những tranh cãi trái chiều khi Liên minh châu Âu cho rằng lệnh cấm nhập khẩu đơn phương là không thể chấp nhận.
Dự kiến trong tuần này, đại diện các nước thuộc Liên minh châu Âu sẽ thảo luận về vấn đề miễn thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Ucraina nhằm tìm ra một giải pháp “tôn trọng khuôn khổ pháp lý của Liên minh châu Âu”. Nhưng theo giới phân tích, đây sẽ là bài toán không dễ có lời giải khi động chạm trực tiếp tới lợi ích của một số quốc gia Đông Âu, nhất là khi triển vọng gia hạn Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen – sáng kiến có sự tham gia của Nga nhằm tạo điều kiện xuất khẩu nông sản Ucraina ra thị trường thế giới – không mấy lạc quan. Phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại CH Séc, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.

Điểm nổi bật của Hội nghị Ngoại trưởng nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).

Cùng nhau hội tụ tại thị trấn nghỉ dưỡng Karuidawa, tỉnh Nagano, miền Trung Nhật Bản từ ngày 16-18/4, các nhà ngoại giao hàng đầu của Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đang đối diện với hàng loạt thách thức và khó khăn. Đó là cuộc xung đột Nga-Ucraina, sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc, các vấn đề địa chính trị ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như an ninh năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu…Hội nghị Ngoại trưởng G7 với sự tham dự của người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Canada, Italia và Liên minh châu Âu (EU), còn nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra ở thành phố Hiroshima vào tháng 5 tới. Phóng viên Bùi Hùng - Thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản thông tin rõ hơn về Hội nghị quan trọng này.

Xu đăng bên bờ vực của cuộc nội chiến (17/4/2023)

Những cuộc giao tranh giữa quân đội và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), nhóm bán quân sự đầy quyền lực ở Xu-đăng chưa có dấu hiệu lắng dịu khi ít nhất 25 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ vào cuối tuần qua. Một loạt các quốc gia trong khu vực đã kêu gọi tất cả các bên ở Xu-đăng kiềm chế tối đa và tránh leo thang xung đột.
Căng thẳng giữa quân đội Xu-đăng và nhóm bán quân sự RSF đã leo thang suốt nhiều tháng nay, khiến các đảng phái chính trị ở quốc gia Bắc Phi này chưa thể ký kết thỏa thuận được quốc tế ủng hộ nhằm nối lại quá trình chuyển tiếp chính phủ trong nước. Dư luận lo ngại xung đột leo thang có thể đẩy Xu-đăng rơi vào vòng xoáy cuộc nội chiến. Để có cái nhìn rõ hơn về tình trạng căng thẳng hiện nay ở Xu-đăng, phóng viên Tuấn Nguyễn, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông và Bắc Phi phân tích vấn đề này.

Chuyến thăm mở ra nhiều cơ hội hợp tác với Trung Quốc của Tổng thống Brazil (14/4/2023)

Tổng thống Brazil Lula da Silva đang có chuyến thăm tới Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến công du được đánh giá tiếp tục mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại; đồng thời khẳng định vị thế quốc tế của Brazil trong bối cảnh chính trị toàn cầu có nhiều biến động. Chuyến thăm của Tổng thống Brazil Lula da Silva là chuyến thăm chính thức thứ ba của nhà lãnh đạo 77 tuổi này tới Trung Quốc, sau hai chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2004 và 2009, đều trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. Trong bối cảnh cả Trung Quốc và Braxin đều mong muốn thúc đẩy hợp tác song phương, đồng thời khẳng định vị thế ở khu vực và trên toàn cầu, chuyến thăm tới Trung Quốc lần này của Tổng thống Brazil Lula da Silva sẽ mở ra những cơ hội hợp tác nào?

Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản thúc đẩy quan hệ với Nam Bán cầu (13/4/2023)

Chính phủ Nhật Bản vừa công bố Sách Xanh Ngoại giao năm 2023, trong đó lần đầu tiên cam kết tăng cường hợp tác với các quốc gia thuộc Nam Bán cầu. Đây là một thuật ngữ chỉ chung các quốc gia đang phát triển ở các khu vực như châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh. Bên cạnh đó là quan điểm và thái độ đáng chú ý của Tokyo đối với các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc…Vậy, đâu là những điểm mới trong Sách Xanh Ngoại giao của Nhật Bản năm nay và những tác động đến các trục quan hệ cũng như an ninh của khu vực?

Tầm nhìn “châu Âu tự chủ chiến lược” của Tổng thống Pháp (12/4/2023)

“Tự chủ chiến lược” là một khái niệm được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhiều lần kêu gọi Châu Âu cần hướng đến. Thời gian gần đây, nhà lãnh đạo Pháp thường xuyên nhấn mạnh chủ đề này trong các tuyên bố của mình. Chuyến thăm hai ngày tới Hà Lan hiện nay của ông Macron cũng gây chú ý, một phần vì bài diễn văn quan trọng của ông tại thành phố La-Hay về nỗ lực “tự chủ chiến lược của châu Âu” . Việc lựa chọn Hà Lan để đưa ra quan điểm về “tự chủ chiến lược của châu Âu” hẳn là một động thái có chủ ý của Tổng thống Pháp. Vậy quan điểm của ông có gì mới so với những tuyên bố trước đó? PV Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.

Hội nghị mùa xuân của IMF và WB: Định hình sự phát triển trong kỷ nguyên mới (11/4/2023)

Hội nghị mùa xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra tại thủ đô Washington của Mỹ từ ngày 10/4 đến ngày 16/4. Đây là hội nghị quan trọng mở đầu năm 2023 của hai thể chế đa phương này nhằm thảo luận biện pháp ứng phó với những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh nhiều dự đoán cho thấy kinh tế toàn cầu đang bước vào giai đoạn tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1990 với mức tăng trung bình trong 5 năm tới chỉ là 3%. Nội dung được dư luận chờ đợi trong các cuộc thảo luận tại Hội nghị lần này là những cải tổ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế hỗ trợ hiệu quả hơn, công bằng hơn cho các quốc gia đang gặp khó khăn, trong đó có cải cách cơ chế cho vay của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, những cuộc thảo luận trong một tuần hội nghị dự kiến sẽ không dễ dàng bởi quan điểm khác nhau giữa hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển.

Nguy cơ mất kiểm soát tại “chảo lửa” Trung Đông (10/4/2023)

Những ngày vừa qua, thế giới chứng kiến bạo lực leo thang nghiêm trọng giữa Israel và Palestine. Phía Israel cáo buộc nhóm Hồi giáo vũ trang Hamas của Palestine tiến hành hàng chục cuộc tấn công bằng tên lửa từ Dải Gaza và Li-băng nhằm vào khu vực phía Nam của Israel. Để trả đũa, Không quân Israel đã ném bom vào các mục tiêu của Hamas. Các cuộc tấn công trả đũa xuyên biên giới này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Dư luận đang lo ngại bạo lực có nguy cơ mất kiểm soát tại “chảo lửa” Trung Đông. Vậy tình hình thực sự căng thẳng tới mức nào và hệ lụy của nó ra sao? Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú tại Ai Cập, theo dõi tình hình Trung Đông - Châu Phi phân tích vấn đề này.

Phân tích chuyến thăm Trung Quốc của các nhà lãnh đạo Châu Âu, trong đó trọng tâm bàn về đề cuộc xung đột Nga-Ukraine (06/4/2023)

Hai chuyến thăm cùng thời điểm của Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tới Trung Quốc đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đây được coi là chuyến thăm rất quan trọng trong việc cài đặt lại quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc sau nhiều bất đồng thời gian vừa qua, bởi như cách nói của bà Ursula von der Leyen, “việc EU rời xa Trung Quốc là không khả thi”. Mặc dù có rất nhiều vấn đề quan trọng sẽ được đề cập trong cuộc gặp của các nhà lãnh đạo châu Âu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó có cuộc gặp ba bên giữa ba nhà lãnh đạo, song nội dung được chú ý nhiều nhất là vấn đề Ukraine. Theo đó, ông Macron và bà Ursula von der Leyen được cho là sẽ cố gắng tác động để Trung Quốc thể hiện vai trò rõ nét trong cuộc xung đột Ukraine, hướng tới tìm kiếm những giải pháp ngoại giao khả thi cho cuộc xung đột này. Tuy nhiên, liệu có thể chờ đợi những kết quả khả quan sau các cuộc gặp này?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bị truy tố: Có thực sự bất lợi? (5/4/2023)

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới trình diện trước tòa án hình sự quận Ma-hát-tan vì cáo buộc hình sự chưa từng có tiền lệ. Báo chí Mỹ và quốc tế phủ khắp những thông tin về phiên tòa lịch sử này. Theo báo chí Mỹ, cựu Tổng thống Trump phải đối mặt với hơn 30 tội danh vì làm sai lệch hồ sơ kinh doanh.
Phiên tòa lịch sử này làm gia tăng căng thẳng trong đời sống chính trị Mỹ, vốn đã phân cực nghiêm trọng và nhiều lần đứng bên bờ vực khủng hoảng từ khi ông Trump bước vào chính trường. Ở khía cạnh khác, liệu vụ truy tố có hoàn toàn là bất lợi với cựu Tổng thống Trump, nhất là khi ông được đánh giá là một ứng cử viên tiềm năng của Đảng Cộng hòa có thể tham gia chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2024?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: