logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Những chủ đề ưu tiên của Nhật Bản trên cương vị chủ tịch G7 (10/1/2023)

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đang có chuyến thăm một loạt quốc gia trong nhóm 7 nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới (gọi tắt là G7) với hành trình đầu tiên là 3 nước châu Âu gồm Pháp, Italia, Anh, sau đó sẽ tới Canada và Mỹ. Đây là chuyến đi mở màn của nhà lãnh đạo Nhật Bản trên cương vị là chủ tịch G7 vào năm nay. Thông qua chuyến thăm lần này, Nhật Bản muốn chia sẻ nhận thức chung về tình hình thế giới hiện tại như môi trường an ninh đang trở nên phức tạp và nền kinh tế đang phải đối mặt nguy cơ suy thoái với các đồng minh phương Tây. Chuyến thăm cũng làm rõ hơn chính sách đối ngoại của Nhật Bản cũng như những ưu tiên của nước này khi đảm nhiệm vai trò chủ tịch G7 trong năm nay.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Mexico - Canada: tìm lời giải cho những vấn đề nóng của khu vực Bắc Mỹ (9/1/2023)

Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ gồm 3 nước Mỹ, Mexico và Canada khai mạc tại Mexico hôm nay. Hội nghị 2 ngày này tập trung bàn thảo một loạt những vấn đề quan trọng đối với khu vực như: vấn đề di cư, biến đổi khí hậu, cạnh tranh kinh tế… Trong bối cảnh các nước đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch Covid-19, việc 3 quốc gia Bắc Mỹ thúc đẩy quan hệ hợp tác là điều dễ hiểu. Song muốn vậy, họ phải tìm lời giải cho những vấn đề gai góc và khơi thông những cơ hội hợp tác mới. Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Phạm Phú Phúc phân tích vấn đề này.

Đảng Cộng hòa chia rẽ tại Hạ viện Mỹ (06/1/2023)

Tiến trình bầu cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Kevin McCarthy đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập hợp đủ số phiếu cần thiết. Tại mỗi vòng bỏ phiếu, các hạ sĩ của đảng Cộng hòa lại đưa ra một ứng cử viên đối đầu nhằm “pha loãng” số phiếu của ông Kevin McCarthy, ngăn cản ông đạt được 218 phiếu cần thiết để trở thành Chủ tịch Hạ viện mới kế nhiệm bà Nan-xi Pê-lô-xi. Trong lịch sử nước Mỹ, cuộc bầu cử Chủ tịch Hạ viện gần đây nhất phải bầu nhiều lần là năm 1923 khi Hạ nghị sỹ khi Phrê-đê-rích Ghi-lét của đảng Cộng hòa cần tới 9 vòng bầu mới trúng cử. Như vậy, đây là lần đầu tiên sau đúng 100 năm, Hạ viện Mỹ lại không thể bầu được Chủ tịch trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Đảng Cộng hòa từng trải qua một kỳ bầu cử không mấy dễ dàng để giành lại quyền kiểm soát từ tay đảng Dân chủ, vậy điều gì khiến nội bộ đảng lại chia rẽ như vậy trong việc bầu chọn Chủ tịch Hạ viện?

Những trọng trách trong chuyến công du châu Mỹ của Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa (5/1/2023)

Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa đang có chuyến công du 4 quốc gia Mỹ La-tinh gồm Mexico, Ecuador, Brazil, Argentina và đồng minh Mỹ. Trong chuyến công du đầu tiên tới Mỹ La-tinh, Ngoại trưởng Nhật Bản đặt ra nhiều mục tiêu trọng tâm. Đặc biệt là tăng cường quan hệ hợp tác về mọi mặt, trong bối cảnh nhiều nước như Nga, Trung Quốc... cũng đang tăng tốc thúc đẩy quan hệ với khu vực.
- Kêu gọi sự ủng hộ đối với Nhật Bản khi nước này giữ vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc; hay chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida sắp tới... cũng được cho là những nhiệm vụ chiến lược của Ngoại trưởng Nhật Bản trong chuyến công du lần này.

Những yếu tố tác động đến giá dầu thế giới 2023 (04/1/2023)

Cho đến nay, nhiều định chế tài chính quốc tế cũng như các chuyên gia đều dự đoán tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 này sẽ gặp không ít thách thức. Trong bức tranh toàn cảnh đó, câu chuyện dầu mỏ và năng lượng nói chung trở thành mối quan tâm lớn. Dự đoán giá dầu là cả một thử thách lớn khi có quá nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cả. Về lí thuyết, hai yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến giá dầu mỏ là cung và cầu. Tuy nhiên, hai yếu tố đó lại bị nhiều thứ khác chi phối. Vậy, kịch bản có khả năng xảy ra nhất đối với giá dầu vào năm 2023 là gì? Những yếu tố nào tác động đến thị trường dầu mỏ năm nay?

Tổng thống Philippines thăm Trung Quốc: Mở rộng hợp tác song phương (03/1/2023)

Hôm nay, theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Philipin Ferdinand Marcos Jr bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc. Chuyến thăm dự kiến diễn ra đến ngày 06/01 tới. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị Tổng thống của ông Marcos Jr. Hai nhà lãnh đạo dự kiến sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế và các vấn đề an ninh khu vực. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Philippin, song quan hệ hai bên có lúc căng thẳng do các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Để có cái nhìn rõ hơn về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Philippin Marcos Jr ngay trong những ngày đầu năm mới này.

Thụy Điển chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) (2/1/2023)

Từ 1/1/2023, Thụy Điển đã chính thức đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU). Giữ vai trò dẫn dắt EU trong 6 tháng đầu năm 2023, Thụy Điển sẽ tiếp tục chương trình nghị sự kéo dài 18 tháng từ 2 quốc gia đảm nhận vai trò Chủ tịch luân phiên trước đó là Pháp và Cộng hòa Séc. Rất nhiều trọng tâm ưu tiên đã được đặt ra như an ninh, thống nhất nội bộ, khả năng phục hồi..., cũng chính là những thách thức và khó khăn trong nhiệm kỳ sắp tới của Thụy Điển.
Giới phân tích nhận định 6 tháng tới, không phải là chặng đường dễ dàng đối với quốc gia Bắc Âu này, khi các thành viên EU còn khác biệt trong nhiều vấn đề. Trong bối cảnh ấy, liệu Thụy Điển có thể thúc đẩy mục tiêu “nhất thể hóa” của EU? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.

Nhìn lại nước Mỹ 2022: Chạy đua tranh giành quyền lực và đối phó với lạm phát (30/12/2022)

Đại dịch Covid-19 lắng dịu, mâu thuẫn nội bộ giảm bớt, tuy nhiên nước Mỹ bước vào năm 2022 với sự hoài nghi của người dân về cách thức điều hành đất nước của Tổng thống Joe Biden cũng như khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy…Trong một năm đầy biến động như vậy, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã triển khai nhiều biện pháp về kinh tế-xã hội, đưa nước Mỹ vượt qua đại dịch Covid-19. Năm 2022 cũng là năm chứng kiến một cuộc chạy đua tranh giành quyền lực khá gay cấn và bất ngờ đến phút chót trong cuộc bầu cử giữa kỳ của nước Mỹ. Việc hai đảng Cộng hoà và Dân chủ chia nhau giành quyền kiểm soát hai viện ở Quốc hội ít nhiều sẽ tác động tới cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2024, cũng như quyết định hướng đi của nước Mỹ trong hai năm tới.

10 sự kiện – vấn đề quốc tế nổi bật trong năm 2022 do Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn (28/12/2022)

Năm 2022 thế giới có nhiều biến động với nhiều sự kiện nóng. Sau đây là 10 sự kiện – vấn đề quốc tế nổi bật trong năm 2022 do Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn.

Châu Âu năm 2022: Nhiều biến đổi đòi hỏi sự thay đổi (27/12/2022)

So với các khu vực khác của thế giới, châu Âu trải qua năm 2022 với nhiều lo lắng và bất an hơn cả. Không chỉ kinh tế có nguy cơ cao rơi vào tình trạng suy thoái, mà nhiều vấn đề “nóng” như an ninh năng lượng, rủi ro xung đột đã khiến cho châu Âu trải qua một năm đầy thách thức. Cuộc xung đột tại Ukraine được xem là điểm cuối của một chuỗi các cuộc khủng hoảng liên tiếp mà Liên minh châu Âu phải đối mặt trong hơn một thập kỷ qua và là giới hạn cuối cùng để châu Âu phải đưa ra lựa chọn: hoặc phải thay đổi, hoặc sẽ tan rã. Hãy cùng nhìn lại những diễn biến của châu Âu trong một năm qua và triển vọng về một sự thay đổi ở khu vực.

Định hình cục diện Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chiến lược của các nước lớn (26/12/2022)

Năm 2022, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn , qua việc củng cố các mối liên kết.
Việc một loạt các nước lớn như Mỹ, Canada, Hàn Quốc công bố chiến lược về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong năm nay cho thấy, khu vực này tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự thế giới thế kỷ 21. Vậy, nội dung chiến lược của các nước như thế nào và sự tác động của nó đến an ninh khu vực ra sao đang là vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm. Cùng nhìn lại một năm đầy sôi động của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương qua nhận định của Tiến sĩ Lộc Thị Thuỷ, Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Bán đảo Triều Tiên 2022: Thử thách giới hạn của các bên (23/12/2022)

Cùng với các diễn biến quốc tế nóng trong năm 2022, bán đảo Triều Tiên cũng trở thành một trong những tâm điểm chú ý của thế giới. Suốt cả năm, khu vực này liên tục trong tình trạng căng thẳng với các màn phô trương sức mạnh quân sự của các bên liên quan. Triều Tiên tiến hành thử tên lửa và đạn pháo với số lượng và tần suất chưa từng có, trong khi Mỹ - Hàn Quốc và liên minh Mỹ - Nhật - Hàn liên tục tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn. Những động thái này diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán Mỹ - Triều hay liên Triều đều đang bị ngưng trệ và không bên nào có ý định nhượng bộ. Nhìn lại cục diện bán đảo Triều Tiên năm 2022, phải chăng các bên đang thử thách giới hạn chịu đựng của nhau và giới hạn đó sẽ đến mức nào?

Ngoại trưởng Australia thăm Trung Quốc - dấu hiệu tan băng trong quan hệ song phương (22/12/2022)

Diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trong khuôn khổ chuyến thăm, Ngoại trưởng Australia Penny Wong đã có cuộc gặp với một loạt các quan chức cấp cao của Trung Quốc và tham dự Đối thoại Ngoại giao-Chiến lược Australia -Trung Quốc lần thứ 6. Đây là cuộc đối thoại Ngoại giao-chiến lược đầu tiên giữa Australia và Trung Quốc kể từ năm 2019, thời điểm quan hệ giữa hai nước bắt đầu xuống dốc. Chuyến thăm Bắc Kinh lần này của Ngoại trưởng Australia Penny Wong có đạt được kết quả như dư luận hai nước kỳ vọng? Phóng viên Bích Thuận, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc và phóng viên Việt Nga, thường trú Đài TNVN tại Australia phân tích vấn đề này.

Những hệ lụy nguy hiểm của cuộc Xung đột Ukraine đối với thế giới (21/12/2022)

Một trong những sự kiện nổi bật nhất được dư luận quốc tế quan tâm trong năm 2022 là việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ucraina ngày 24/2. Gần 1 năm trôi qua, cục diện địa chính trị toàn cầu đã ghi nhận rất nhiều bước chuyển, kéo theo tác động về mọi mặt với thế giới, từ kinh tế, năng lượng đến an ninh lương thực. Thế nhưng trong các diễn biến mới nhất, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các bên sẽ sớm dừng các cuộc giao tranh và xung đột, khi con số thương vong vẫn tăng lên từng ngày.

Châu Âu nỗ lực tìm đồng thuận về giá trần khí đốt (20/12/2022)

Sau cuộc họp tuần trước mà không thể đi đến thống nhất về vấn đề áp giá trần khí đốt, Bộ trưởng Năng lượngcác nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục nhóm họp để tìm kiếm sự đồng thuận về vấn đề này. Giới phân tích đều nhận định đây là một tiến trình đàm phán đầy khó khăn của EU do quan điểm rất khác nhau của các quốc gia thành viên, liên quan đến nhiều vấn đề như có áp giá trần hay không, áp giá linh hoạt hay cố định, mức giá trần cần để thấp hay cao… Trước đó, Cộng hòa Séc – quốc gia đảm nhiệm vị trí Chủ tịch EU đã đưa ra khá nhiều đề xuất mới liên quan đến vấn đề giá trần khí đốt, nhưng nhiều quốc gia vẫn không nhất trí với đề xuất này do lo ngại rủi ro với thị trường khí đốt châu Âu, nhất là ở thời điểm kho dự trữ khí đốt của các quốc gia đã sụt giảm do nhu cầu sử dụng trong mùa đông tăng cao. Vậy nỗ lực tìm đồng thuận về giá trần khí đốt của châu Âu liệu có mang lại kết quả?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: