logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

10 sự kiện – vấn đề quốc tế nổi bật trong năm 2022 do Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn (28/12/2022)

Năm 2022 thế giới có nhiều biến động với nhiều sự kiện nóng. Sau đây là 10 sự kiện – vấn đề quốc tế nổi bật trong năm 2022 do Đài Tiếng nói Việt Nam bình chọn.

Châu Âu năm 2022: Nhiều biến đổi đòi hỏi sự thay đổi (27/12/2022)

So với các khu vực khác của thế giới, châu Âu trải qua năm 2022 với nhiều lo lắng và bất an hơn cả. Không chỉ kinh tế có nguy cơ cao rơi vào tình trạng suy thoái, mà nhiều vấn đề “nóng” như an ninh năng lượng, rủi ro xung đột đã khiến cho châu Âu trải qua một năm đầy thách thức. Cuộc xung đột tại Ukraine được xem là điểm cuối của một chuỗi các cuộc khủng hoảng liên tiếp mà Liên minh châu Âu phải đối mặt trong hơn một thập kỷ qua và là giới hạn cuối cùng để châu Âu phải đưa ra lựa chọn: hoặc phải thay đổi, hoặc sẽ tan rã. Hãy cùng nhìn lại những diễn biến của châu Âu trong một năm qua và triển vọng về một sự thay đổi ở khu vực.

Định hình cục diện Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong chiến lược của các nước lớn (26/12/2022)

Năm 2022, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn , qua việc củng cố các mối liên kết.
Việc một loạt các nước lớn như Mỹ, Canada, Hàn Quốc công bố chiến lược về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong năm nay cho thấy, khu vực này tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hình trật tự thế giới thế kỷ 21. Vậy, nội dung chiến lược của các nước như thế nào và sự tác động của nó đến an ninh khu vực ra sao đang là vấn đề được dư luận quốc tế quan tâm. Cùng nhìn lại một năm đầy sôi động của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương qua nhận định của Tiến sĩ Lộc Thị Thuỷ, Viện nghiên cứu châu Mỹ, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam.

Bán đảo Triều Tiên 2022: Thử thách giới hạn của các bên (23/12/2022)

Cùng với các diễn biến quốc tế nóng trong năm 2022, bán đảo Triều Tiên cũng trở thành một trong những tâm điểm chú ý của thế giới. Suốt cả năm, khu vực này liên tục trong tình trạng căng thẳng với các màn phô trương sức mạnh quân sự của các bên liên quan. Triều Tiên tiến hành thử tên lửa và đạn pháo với số lượng và tần suất chưa từng có, trong khi Mỹ - Hàn Quốc và liên minh Mỹ - Nhật - Hàn liên tục tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn. Những động thái này diễn ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán Mỹ - Triều hay liên Triều đều đang bị ngưng trệ và không bên nào có ý định nhượng bộ. Nhìn lại cục diện bán đảo Triều Tiên năm 2022, phải chăng các bên đang thử thách giới hạn chịu đựng của nhau và giới hạn đó sẽ đến mức nào?

Ngoại trưởng Australia thăm Trung Quốc - dấu hiệu tan băng trong quan hệ song phương (22/12/2022)

Diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 50 năm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, trong khuôn khổ chuyến thăm, Ngoại trưởng Australia Penny Wong đã có cuộc gặp với một loạt các quan chức cấp cao của Trung Quốc và tham dự Đối thoại Ngoại giao-Chiến lược Australia -Trung Quốc lần thứ 6. Đây là cuộc đối thoại Ngoại giao-chiến lược đầu tiên giữa Australia và Trung Quốc kể từ năm 2019, thời điểm quan hệ giữa hai nước bắt đầu xuống dốc. Chuyến thăm Bắc Kinh lần này của Ngoại trưởng Australia Penny Wong có đạt được kết quả như dư luận hai nước kỳ vọng? Phóng viên Bích Thuận, thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc và phóng viên Việt Nga, thường trú Đài TNVN tại Australia phân tích vấn đề này.

Những hệ lụy nguy hiểm của cuộc Xung đột Ukraine đối với thế giới (21/12/2022)

Một trong những sự kiện nổi bật nhất được dư luận quốc tế quan tâm trong năm 2022 là việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ucraina ngày 24/2. Gần 1 năm trôi qua, cục diện địa chính trị toàn cầu đã ghi nhận rất nhiều bước chuyển, kéo theo tác động về mọi mặt với thế giới, từ kinh tế, năng lượng đến an ninh lương thực. Thế nhưng trong các diễn biến mới nhất, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các bên sẽ sớm dừng các cuộc giao tranh và xung đột, khi con số thương vong vẫn tăng lên từng ngày.

Châu Âu nỗ lực tìm đồng thuận về giá trần khí đốt (20/12/2022)

Sau cuộc họp tuần trước mà không thể đi đến thống nhất về vấn đề áp giá trần khí đốt, Bộ trưởng Năng lượngcác nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục nhóm họp để tìm kiếm sự đồng thuận về vấn đề này. Giới phân tích đều nhận định đây là một tiến trình đàm phán đầy khó khăn của EU do quan điểm rất khác nhau của các quốc gia thành viên, liên quan đến nhiều vấn đề như có áp giá trần hay không, áp giá linh hoạt hay cố định, mức giá trần cần để thấp hay cao… Trước đó, Cộng hòa Séc – quốc gia đảm nhiệm vị trí Chủ tịch EU đã đưa ra khá nhiều đề xuất mới liên quan đến vấn đề giá trần khí đốt, nhưng nhiều quốc gia vẫn không nhất trí với đề xuất này do lo ngại rủi ro với thị trường khí đốt châu Âu, nhất là ở thời điểm kho dự trữ khí đốt của các quốc gia đã sụt giảm do nhu cầu sử dụng trong mùa đông tăng cao. Vậy nỗ lực tìm đồng thuận về giá trần khí đốt của châu Âu liệu có mang lại kết quả?

Quan hệ Mỹ - Trung năm 2022 :Đối đầu nhưng không vượt “lằn ranh đỏ”! (19/12/2022)

Năm 2022, thế giới chứng kiến mối quan hệ Mỹ- Trung tiếp tục xu thế đối đầu căng thẳng. Sóng gió đã nổi lên ngay từ đầu năm với việc Mỹ tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Mùa đông tại Bắc Kinh hồi tháng 2/2022. Tiếp đó là một loạt các hồ sơ nóng giữa hai nước cũng không ngừng tăng nhiệt như: vấn đề Đài Loan, cạnh tranh về công nghệ và tranh giành ảnh hưởng trên toàn cầu...
Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh và chính quyền Wasinton cho tới thời điểm này vẫn đang nỗ lực kiểm soát rủi ro, tránh tạo nên một sự đổ vỡ, trong bối cảnh thế giới vốn đã hết sức rối loạn và bất ổn do cuộc xung đột Nga- Ucraina. Đại sứ Phạm Quang Vinh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phân tích nội dung này.

Australia tăng tốc thúc đẩy quan hệ với các nước Thái Bình Dương, cạnh tranh với Trung Quốc (15/12/2022)

Ngoại trưởng Australia Penny Wong và phái đoàn lưỡng đảng nước này đang có chuyến công du 3 nước khu vực Thái Bình Dương gồm có Vanuatu, Nhà nước Liên bang Micronesia và Palau. Thỏa thuận an ninh quan trọng đạt được tại điểm dừng chân đầu tiên Vanuatu đã cho thấy xu hướng ngày càng gắn kết giữa Australia và các quốc đảo trong khu vực.
Trong bối cảnh Thái Bình Dương đang là điểm đến chiến lược của nhiều nước lớn, Australia cũng đang có cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc tại đây, liệu chuyến công du lần này sẽ mang lại những thế mạnh nào cho Canbera? PV Việt Nga - Thường trú Đài TNVN tại Australia phân tích vấn đề này.

Thượng đỉnh EU – ASEAN: Kết nối và hợp tác bền vững (14/12/2022)

Hội nghị thượng đỉnh EU – ASEAN diễn ra tại Brúc-xen, Bỉ nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ đối thoại giữa hai bên. Tại hội nghị, gần 40 nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên hai khối sẽ thảo luận về thách thức an ninh khu vực và toàn cầu, phát triển bền vững và hợp tác kinh tế giữa EU và ASEAN trong bối cảnh địa chính trị thế giới đang có rất nhiều biến động. Là hai dự án hội nhập khu vực thành công nhất trên thế giới, việc kết nối và hợp tác giữa EU và ASEAN được đánh giá là một xu thế tự nhiên. Không những vậy, với tinh thần của chủ nghĩa đa phương, Hội nghị thượng đỉnh EU – ASEAN còn gửi đi thông điệp về tăng cường hợp tác thay vì cạnh tranh và đối đầu, nhất là trong bối cảnh trật tự thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- châu Phi Thu hẹp khoảng cách niềm tin (13/12/2022)

Hàng chục nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ các nước châu Phi dự kiến sẽ đến Mỹ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-châu Phi, diễn ra trong 3 ngày, từ ngày hôm nay, do Tổng thống Joe Biden chủ trì. Sự kiện được cho là nhằm tìm cách thu hẹp khoảng cách niềm tin giữa Mỹ với châu Phi, đồng thời cụ thể hóa chính sách mới của chính quyền Tổng thống Biden về châu Phi. Đây là hội nghị thượng đỉnh Mỹ - châu Phi lần thứ hai sau 8 năm gián đoạn. Trong bối cảnh các mối quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi, châu Phi trở thành địa bàn có sự cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn, tiếng nói của lãnh đạo Mỹ và châu Phi tại hội nghị lần này sẽ cho thấy rõ hơn xu hướng và sự kỳ vọng của họ vào mối quan hệ đôi bên trong tương lai.

Những tác động của sự kiện Áo phủ quyết Rumania và Bulgaria gia nhập khu vực Schengen (12/12/2022)

Cuối tuần qua, Áo đã phủ quyết phê chuẩn bác bỏ việc Rumania và Bulgaria gia nhập khu vực miễn thị thực Schengen. Động thái này giáng đòn mạnh vào nỗ lực kéo dài cả thập kỷ qua của hai nước vừa nêu. Ngay sau động thái này, quan hệ giữa Áo, Rumania và Bulgaria đã trở nên căng thẳng. Vì sao Áo lại đưa ra quyết định này và hệ lụy của nó đối với Liên minh châu Âu sẽ ra sao?

Trung Quốc điều chỉnh chính sách chống dịch Covid-19 (09/12/2022)

Trung Quốc vừa công bố 10 biện pháp mới về phòng chống dịch Covid-19, trong đó đáng chú ý nhất là cho phép những người mắc Covid-19 dạng nhẹ và không triệu chứng được cách ly tại nhà và loại bỏ phần lớn mã QR y tế vốn là quy định bắt buộc đối với hầu hết các địa điểm công cộng trước đây. Các biện pháp này được Trung Quốc đưa ra dựa trên sự cân nhắc toàn diện để đối phó với các đặc điểm mới của virus SARS-CoV-2. Các biện pháp mới được coi là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị cho người dân của mình sống chung với Covid-19 sau gần 3 năm ứng phó với dịch bệnh. Sự thay đổi trong cách tiếp cận này của Trung Quốc được dư luận thế giới hết sức quan tâm bởi việc nới lỏng chính sách phòng chống dịch của quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ có tác động đáng kể tới việc khôi phục chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xác lập “cột mốc mới” cho quan hệ Trung Quốc và thế giới Ả-rập (8/12/2022)

Một trong những sự kiện quốc tế đang thu hút sự chú ý của giới quan sát là chuyến công du Ả-rập Xê-út của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên sau 6 năm. Đáng chú ý, trong khuôn khổ chuyến thăm này, Chủ tịch Trung Quốc dự kiến sẽ tham dự ba Hội nghị thượng đỉnh nhằm mục đích làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia vùng Vịnh, vốn đã và đang trở nên toàn diện, chứ không chỉ hợp tác trong lĩnh vực dầu mỏ.
Với một lịch trình dày đặc các sự kiện quan trọng cùng nhiều thỏa thuận dự kiến được ký kết, chuyến công du của ông Tập Cận Bình được cho sẽ xác lập một “cột mốc mới” cho quan hệ Trung Quốc với thế giới Ả-rập và tác động không nhỏ đến cán cân quyền lực ở Trung Đông. PV Bích Thuận – thường trú Đài TNVN tại Trung Quốc và PV Ngọc Thạch – thường trú tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông cùng phân tích rõ hơn vấn đề này.

Triển vọng hòa bình tại Trung Đông sau chuyến thăm lịch sử các nước Arab của Tổng thống Israel (07/12/2022)

Tổng thống Israel vừa có chuyến thăm đáng chú ý đến 2 quốc gia Arab ở khu vực Trung Đông là Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ vào năm 2020. Cần nhắc lại, 2 năm trước, Bahrain, UAE và Morocco đã trở thành những quốc gia Arab đầu tiên trong nhiều thập kỷ bình thường hóa quan hệ với Israel sau các cuộc đàm phán do chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trum dẫn đầu, tiến tới đạt được Hiệp định Bahrain. Trong thông điệp gửi đi trong chuyến thăm, Tổng thống Israel nhấn mạnh, xu hướng hòa bình tại Trung Đông là vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh khu vực đang đối diện nhiều nguy cơ bất ổn. Thông điệp này đã được các đối tác Arab đón nhận ra sao, liệu có mở ra những giai đoạn hợp tác phát triển mới cho khu vực?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h59-6h00 Báo giờ
6h28-6h30 Quảng cáo
7h00-8h30 Theo dòng TS
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Đối thoại
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: