logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Nga - Trung bắt tay, đối trọng với phương Tây (16/9/2022)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin vừa có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine cuối tháng 2 năm nay. Điện Kremlin khẳng định cuộc gặp này “có ý nghĩa đặc biệt” trong tình hình địa - chính trị hiện nay. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc diễn ra bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tại Ubezkistan. Chuyến công du tới Trung Á trong tuần này cũng là lần đầu tiên ông Tập Cận Bình rời Trung Quốc sau hơn hai năm. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tạo cơ hội cho nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh tầm ảnh hưởng, trong khi Tổng thống Putin có thể chứng minh mối quan tâm của Nga với khu vực châu Á. Trong bối cảnh cả Nga và Trung Quốc đều đang có căng thẳng với phương Tây, việc hai nước bắt tay làm thế đối trọng với phương Tây sẽ tác động ra sao tới tình hình địa-chính trị thế giới?

Hội nghị thượng đỉnh SCO – cân bằng lợi ích trong thế giới đầy biến động (15/9/2022)

Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) sẽ khai mạc tại thành phố Samarkand-Uzbekistan. Được tổ chức trực tiếp lần đầu tiên sau 3 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Hội nghị thượng đỉnh SCO năm nay sẽ bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến đường hướng phát triển của tổ chức trong bối cảnh tình hình địa chính trị khu vực và thế giới đang có rất nhiều biến động, nhất là sau cuộc khủng hoảng tại Ucraina.
Sự kiện tại Samarkand thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế bởi sự xuất hiện của 15 nguyên thủ quốc gia và 10 người đứng đầu các tổ chức quốc tế hợp tác với SCO, đáng chú ý là nguyên thủ các cường quốc trong khu vực như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… Tuy nhiên, khi tình hình khu vực có nhiều biến động, các thành viên của SCO cũng sẽ có những tính toán chiến lược, lợi ích khác nhau. Vì vậy, hội nghị lần này cũng chính là phép thử về vai trò của Chủ tịch Uzbekistan trong việc tạo sự tin tưởng của các bên, từ đó thúc đẩy hợp tác vì lợi ích chung trong không gian của SCO. Những vấn đề này được phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN phân tích cụ thể hơn.

Chủ tịch Trung Quốc thăm Trung Á thúc đẩy lợi ích chiến lược (14/9/2022)

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát cách đây hơn 2 năm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến các quốc gia thuộc khu vực Trung Á gồm có Kazakhstan và Uzbekistan. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Uzbekistan và có cuộc gặp quan trọng với Tổng thống Nga Putin tại đây.
Diễn ra trong bối cảnh cuộc cạnh tranh Trung - Mỹ vẫn đang tiếp tục tăng nhiệt trên mọi lĩnh vực, đồng thời ngay trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc, chuyến công du các nước Trung Á của ông Tập Cận Bình đang gửi đi rất nhiều thông điệp.

Cánh cửa đàm phán phi hạt nhân hóa đang hẹp dần? (13/9/2022)

Trong bối cảnh diễn biến tình hình quốc tế có nhiều biến động, các cuộc đàm phán hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế khi Triều Tiên mới đây đã thông qua luật “cho phép tấn công hạt nhân phủ đầu”, thay thế luật năm 2013. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un khẳng định, luật mới thiết lập vị thế của Triều Tiên là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và điều này không thể đảo ngược. Việc Triều Tiên thông qua luật mới về năng lực hạt nhân được cho là thông điệp gửi đến Mỹ và Hàn Quốc, trong lúc các cuộc đàm phán đình trệ và các cuộc tập trận Mỹ - Hàn diễn ra rầm rộ. Cánh cửa đàm phán của các bên về phi hạt nhân hoá vì thế đang hẹp dần.

Khởi động đàm phán Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) (12/9/2022)

Bộ trưởng 14 nước tham gia đàm phán Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) vừa nhất trí khởi động các cuộc đàm phán chính thức về một trật tự kinh tế dựa trên các quy tắc trong khu vực tăng trưởng năng động.
Gần 4 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố trong chuyến thăm Nhật Bản, tuyên bố chung mà các bộ trưởng đưa ra tại hội nghị đầu tiên của IPEF cho thấy sự đồng thuận và cam kết của các bên tham gia đàm phán, hướng tới việc sớm ký kết thoả thuận này. Vậy, với những nỗ lực của các bên tham gia IPEF, sáng kiến mới này của Mỹ liệu sẽ sớm hiện thực hoá và đâu là những thách thức trong quá trình đàm phán? Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn phân tích vấn đề này.

Tân Thủ tướng Anh sẽ “vượt qua cơn bão” bằng cách nào? (8/9/2022)

Ngay sau khi nhậm chức ngày 6/9, tân Thủ tướng Anh Liz Truss đã công bố nội các và các ưu tiên chính sách. Đây sẽ là sự khởi đầu cho việc chính phủ mới của Anh giải quyết những thách thức được nhận định là chưa từng có kể từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai.
- Ngoài một loạt vấn đề khó khăn như lạm phát cao kỷ lục trong nhiều thập kỷ hay giá năng lượng tăng phi mã, dự kiến sẽ tăng 80% vào tháng tới, nước Anh cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề đối ngoại phức tạp như mối quan hệ rạn nứt với EU hay sự can dự trong chiến sự tại Ukraine.

Diễn đàn Kinh tế phương Đông – cơ hội để Nga “gỡ thế khó (6/9/2022)

Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 7 đang diễn ra tại thành phố Vladivostok , miền Viễn Đông Nga với sự tham gia của đại diện hơn 60 quốc gia và khu vực. Là diễn đàn kinh tế lớn thứ hai của Nga sau Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Sankt-Peterburg, Diễn đàn Kinh tế Phương Đông nhằm mục đích tăng cường hợp tác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến vùng Viễn Đông – khu vực được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng của Nga.

Ai sẽ trở thành Thủ tướng mới của nước Anh? (5/9/2022)

Hôm nay (5/9), tân Thủ tướng Anh sẽ chính thức lộ diện thay thế cựu Thủ tướng Boris Jonhson đã từ nhiệm hồi tháng 7. Dự kiến vào nửa đêm nay (theo giờ địa phương), đảng Bảo thủ cầm quyền sẽ công bố kết quả phiếu bầu lãnh đạo đảng đối với 2 ứng cử viên - Ngoại trưởng Liz Truss và cựu Bộ trưởng Tài chính Rushi Sunak. Ở thời điểm này, ai sẽ là gương mặt nhiều lợi thế có thể được bầu chọn tại nước Anh? Đâu là những thách thức chờ đón tân Thủ tướng Anh trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với một giai đoạn rất khó khăn ở thời kỳ hiện tại? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp thông tin, bình luận về nội dung này.

Tầm vóc mới của quan hệ Nga – Iran (2/9/2022)

Sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian tại thủ đô Moskva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết hai bước đang hoàn tất một văn kiện toàn diện về hợp tác song phương – thỏa thuận mà ông Lavrov nhận định là “thể hiện chiều hướng phát triển đạt đến tầm cao mới về chất, mang tính tầm vóc của quan hệ hai nước”.
Trước khi đạt được thỏa thuận này, Nga và Iran vẫn được đánh giá là những đồng minh thân thiết, luôn sát cánh trong nhiều điểm nóng của thế giới, nổi bật nhất là trong cuộc khủng hoảng tại Xy-ri. Nga và Iran có liên hệ mật thiết trong nhiều lĩnh vực an ninh, kinh tế - nhất là hợp tác năng lượng trong bối cảnh thị trường dầu thế giới có nhiều biến động thời gian gần đây.

Sự chia rẽ của châu Âu liên quan đến hạn chế thị thực với công dân Nga (01/9/2022)

Trong cuộc họp 2 ngày vừa diễn ra, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) liên tục tranh cãi và chia rẽ về việc hạn chế - thậm chí cấm thị thực hoàn toàn đối với công dân Nga. Trong khi một số nước trong đó có Cộng hòa Séc hiện đang giữ vai trò Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu, đã bày tỏ ủng hộ thì nhiều nước khác như Đức, Pháp, Áo, Hungary... đã lên tiếng phản đối các đề xuất này, cho rằng sẽ gây ra những tác dụng ngược. Trước thực tế này, lựa chọn của giới chức châu Âu là gì để vừa thể hiện được thái độ cứng rắn với Nga nhưng cũng không khiến khu vực này phải chịu nhiều thiệt hại như các chuyên gia cảnh báo.

Nhìn lại tròn 1 năm cuộc rút quân vội vã của Mỹ khỏi Afghanistan (31/8/2022)

Hôm nay, ngày 31/8, đánh dấu tròn 1 năm kể từ khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden rút toàn bộ binh sỹ khỏi Afghanistan, kết thúc cuộc chiến hao người tốn của kéo dài dai dẳng suốt 2 thập kỷ tại quốc gia Nam Á này. Sự kiện diễn ra chỉ 2 tuần sau khi lực lượng Taliban tấn công và chiếm đóng hoàn toàn thủ đô Kabul của Afghanistan - ngày 15/8/2021. Nhìn lại 1 năm cuộc rút quân vội vã của chính quyền Mỹ mà dư luận đánh giá là một thất bại nặng nề, Washington liệu đã hoàn toàn bước ra khỏi chiến trường Nam Á này hay chưa, khi mối đe dọa khủng bố vẫn đang hiện hữu?

Nhật Bản đang thay đổi cách tiếp cận với châu Phi? (30/8/2022)

Châu Phi – nơi sinh sống của 1,2 tỷ dân và có thể tăng gấp đôi vào năm 2050 cùng nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào đang là điểm đến đầu tư cho các nước lớn trên thế giới. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vừa cam kết đầu tư 30 tỷ USD trong 3 năm tới cho châu Phi, trong đótậ p trung đầu tư vào nguồn nhân lực và thúc đẩy tăng trưởng có chất lượng. Tuyên bố này được đưa ra tại Hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi lần thứ 8 tại Tuy-ni-di.
So với Mỹ, EU hay Trung Quốc, số tiền cam kết vừa nêu không phải quá lớn song đây là sự điều chỉnh tăng đáng kể của Nhật Bản cho sự phát triển của châu Phi. Bên cạnh đó, dường như Tokyo cũng đang thay đổi cách tiếp cận trong chính sách với châu lục này. TS Phan Cao Nhật Anh – Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam phân tích vấn đề này.

Kỷ nguyên mới trong quan hệ song phương Pháp và Algieria (29/8/2022)

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Algieria vừa ra tuyên bố chung về "sự phát triển mới và không thể đảo ngược" trong quan hệ song phương. Tuyên bố đánh dấu một mốc mới nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Pháp với quốc gia Bắc Phi này sau một loạt căng thẳng gần đây liên quan các vấn đề lịch sử. Tuyên bố chung về sự phát triển mới giữa Pháp và Algieria được hai bên đưa ra nhân chuyến thăm của Tổng thống Pháp Macron tới Algieria trong 3 ngày cuối tuần qua. Kết quả chuyến thăm cho thấy mong muốn của cả 2 nước hướng tới mối quan hệ được xây dựng dựa trên "một tầm nhìn mới trên cơ sở bình đẳng và cân bằng lợi ích". Vậy chuyến thăm tới Algieria lần này của Tổng thống Macron đã đạt được kết quả đáng mong đợi gì, đặc biệt là tuyên bố chung về sự phát triển mới trong quan hệ song phương mà hai nhà lãnh đạo Pháp và Algieria đưa ra có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh cả hai nước đang tìm cách khẳng định vị thế của mình trong khu vực.

Nga và Iran nỗ lực hình thành một liên minh khí đốt (26/8/2022)

Iran vừa thông báo, nước này đã hoàn tất đàm phán với Nga về mua bán và trao đổi khí đốt. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác mở rộng khai thác thêm 14 mỏ dầu khí tại Iran. Trước đó, hồi tháng 7 vừa qua, Tehran và Moskva cũng đã ký một Biên bản ghi nhớ về việc Nga đầu tư 40 tỷ USD vào ngành dầu khí của Iran.
Đàm phán mới nhất giữa Iran và Nga cho thấy hai nước đang thực hiện kế hoạch lâu dài là trở thành những bên tham gia cốt lõi trong một tổ chức toàn cầu của các nhà cung cấp khí đốt, tương tự mô hình OPEC dành cho các nhà xuất khẩu dầu. Với vị trí số một và số hai về trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, Nga và Iran đang tính toán điều gì khi thành lập liên minh khí đốt và tổ chức này khi ra đời sẽ tác động ra sao tới thị trường năng lượng toàn cầu?

Canada – đích ngắm mới cho chiến lược “thoát Nga” về năng lượng của châu Âu (25/8/2022)

Trong chuyến thăm 3 ngày của Thủ tướng Đức Ô-láp Sôn tới Canada, chính phủ hai nước đã ký một thỏa thuận hợp tác xuất khẩu nhiên liệu hydro sang châu Âu, với mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2025 sẽ bắt đầu xuất khẩu nhiên liệu từ miền Đông Canada, tiến tới thành lập chuỗi cung ứng nhiên liệu hydro xuyên Đại Tây Dương trước năm 2030. Việc Đức và Canada ký thỏa thuận hợp tác xuất khẩu nhiên liệu hydro diễn ra trong bối cảnh Công ty Gazprom của Nga vừa tuyên bố dừng cung cấp khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 với lý do bảo dưỡng. Động thái này khiến Đức và châu Âu cảm nhận sức ép rõ nét hơn về việc phải đẩy mạnh chiến lược “thoát Nga” về năng lượng. Vậy Canada có vị trí như thế nào trong chiến lược này của châu Âu?

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
8h35-8h40 Quảng cáo
8h50-8h55 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: