logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Sắp xếp tổ chức tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. (28/11/2024)

Đại hội XIV của Đảng dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2026, đánh dấu thời điểm dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên vươn mình. Để hiện thực hóa được khát vọng này, sẽ cần khơi thông, phát huy và huy động mọi nguồn lực, trong đó nhân tố đóng vai trò then chốt là bộ máy của hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (26/11/2024)

Theo Quyết định số 1017 ngày 21/9/2024 phê duyệt Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050", đến năm 2030, nước ta sẽ đào tạo 50.000 kỹ sư trong ngành công nghiệp bán dẫn. Câu hỏi lớn được đặt ra là làm thế nào để đào tạo nhanh nguồn nhân lực về các công nghệ mới trong thời điểm công nghệ thay đổi nhanh chóng như hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…

Vì một nền hành chính chuyên nghiệp và phục vụ. (21/11/2024)

Từ ngày 9/11 đến ngày 25/12, Bộ Nội vụ tổ chức khảo sát sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024, là cơ sở để công bố chỉ số này trong năm 2025.
Còn tại các địa phương, với mục tiêu, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cải cách hành chính, các cơ quan hành chính ở cơ sở cũng đang tiến hành đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, thông qua việc cung cấp các dịch vụ hành chính công.
Đây là cơ sở để các địa phương tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng phục vụ, góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, vì dân.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức (19/11/2024)

Thực tế cho thấy việc chuyển đổi xanh đang là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa với tiềm lực hạn chế. Để quá trình chuyển đổi xanh được hiệu quả, thì ngoài hành động của doanh nghiệp sẽ rất cần sự dẫn dắt đồng hành của Chính phủ, các cấp các ngành.

Đề án 06: những tiện ích và giải pháp tháo gỡ khó khăn (17/10/2024)

Đề án 06 "phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" để phục vụ 5 nhóm tiện ích: Giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển công dân số; hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; phục vụ chỉ đạo, điều hành của các cấp đã thực hiện được gần 3 năm. Đến nay, những ích lợi của đề án 06 đã được khẳng định trong thực tế.

Triển khai, thực hiện Đề án 06, Trung tâm dữ liệu quốc gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của ngành Công an. (14/11/2024)

Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) đã được người dân đón nhận, qua đó thay đổi tư duy, thói quen của người dân trong các hoạt động giao dịch, giải quyết thủ tục hành chính trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong tình hình mới (12/11/2024)

Ngày 28/10 vừa qua, Chính phủ đã có Nghị quyết số 209 ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong tình hình mới. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch là nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác báo cáo, thống kê, cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động; kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, thanh tra lao động, thanh tra ATVSLĐ các cấp.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững (07/11/2024)

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế số, hướng tới phát triển bền vững là xu thế tất yếu của cả thế giới, không phải của riêng Việt Nam. Bởi thông qua đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh đồng thời giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Sự đồng hành của Chính phủ thông qua các chính sách hỗ trợ toàn diện và tích cực đã giúp doanh nghiệp có thể chủ động vượt qua các thách thức khó khăn để chuyển đổi thành công và từng bước phát triển bền vững.

Tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường mạng (05/11/2024)

Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nước ta đang trải qua quá trình chuyển đổi số với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và Internet. Để quá trình này thành công, đảm bảo an toàn thông tin là một trong những yếu tố đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, các nguy cơ gây mất an toàn thông tin đã và đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi cần tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới.

Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. (31/10/2024)

- Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã: Kinh nghiệm của Hà Tĩnh.

Giá điện và giải pháp phát triển bền vững cho ngành điện (29/10/2024)

Trong bối cảnh đất nước ta còn nhiều khó khăn và để bảo đảm sự hài hòa về mục tiêu kinh tế gắn liền với thực hiện các mục tiêu xã hội… thời gian qua, việc tính toán chi phí giá thành đối với điện vẫn mang màu sắc "bao cấp", bù trừ; sự phân định giữa giá điện phục vụ sản xuất, với giá điện phục vụ các mục tiêu xã hội, mục tiêu an sinh nhiều lúc còn chưa rạch ròi, lằn ranh còn thiếu rõ nét, dẫn đến chưa được hạch toán đầy đủ giữa chi phí đầu vào và giá thành bán ra. Thực tế là giá điện bán ra còn thấp hơn so với giá thành sản xuất. Hiện việc "tính đúng, tính đủ giá điện" và đẩy mạnh thực hiện lộ trình này đang được Chính phủ từng bước thực hiện vì đây là yêu cầu tất yếu, khách quan vì sự phát triển bền vững của ngành điện nói riêng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước ta nói chung.

Bắc Ninh tạo chuyển biến thực chất, rõ nét trong chuyển đổi số lĩnh vực đất đai. (24/10/2024)

- Bắc Ninh tạo chuyển biến thực chất, rõ nét trong chuyển đổi số lĩnh vực đất đai.
- Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VneID.

Giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản (22/10/2024)

Quý 2 năm nay giá căn hộ chung cư đã tăng trung bình từ 5 đến 6,5% so với quý trước và tăng đến 25% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều dự án ở Hà Nội ghi nhận mức tăng 20 – 30%, phân khúc nhà riêng tại các thành phố lớn, đặc biệt là ở Hà Nội cũng tăng giá mạnh trong những tháng đầu năm. Có thể nói, thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều thách thức khi những tin đồn về việc giá nhà tăng cao lan truyền khiến thị trường trở nên phức tạp hơn. Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý nhà nước đã có những biện pháp can thiệp như thế nào để ngăn chặn tình trạng thổi giá bất động sản, gây rối loạn thông tin, nhằm bảo vệ người mua nhà khỏi rủi ro từ những cơn sốt ảo?

Phát triển nguồn nhân lực số - Cần sự chung tay (15/10/2024)

Những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành đã từng bước xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách về phát triển nhân lực số. Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định 146 ngày 28/01/2022. Vậy nhưng, để có đội ngũ nhân lực số đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng thì vẫn còn nhiều việc phải làm, cần sự chung tay của người dân và sự tham gia của các doanh nghiệp.

Triển khai Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID (10/10/2024)

Đề án 06 (Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030", qua hơn hai năm thực hiện đã đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao. Triển khai Đề án 06, Hà Nội và Thừa Thiên Huế được giao thực hiện thí điểm 2 tiện ích về sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID. Đây là 2 dịch vụ liên quan nhiều và trực tiếp tới người dân. Với tinh thần chỉ bàn làm, không bàn lùi, vướng mắc phải tháo gỡ, thách thức phải vượt qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai mở rộng thí điểm 2 tiện ích này trên phạm vi toàn quốc, góp phần xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có mục tiêu tới năm 2030 kinh tế số đóng góp 30% cho nền kinh tế.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tại bộ phận 1 cửa trong giải quyết thủ tục hành chính (03/10/2024)

Kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu; Số hóa các dịch vụ công; nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4… Việc ứng dụng công nghệ trong giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính (Bộ phận một cửa) đã giúp giảm thời gian, chi phí xã hội, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, tăng “chỉ số minh bạch” của nền hành chính Nhà nước.

Những chính sách mới tác động đến thị trường bất động sản (01/10/2024)

- Công tác truyền thông dự thảo chính sách xây dựng văn bản quy phạm pháp luật - Vướng mắc pháp lý chiếm phần lớn khó khăn của thị trường bất động sản - Những chính sách mới tác động đến thị trường bất động sản

Việt Nam trong nhóm nước phát triển rất cao về chính phủ điện tử. (26/09/2024)

Trong báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (EGDI) 2024 mới được Liên hợp quốc công bố, Việt Nam lần đầu tiên có tên trong nhóm nước phát triển rất cao về chính phủ điện tử, xếp thứ 71 toàn cầu, tăng 15 bậc so với kỳ đánh giá năm 2022. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức rất cao.

Kỳ vọng tháo gỡ những vướng mắc trong cải tạo chung cư cũ nhờ những quy định mới (24/09/2024)

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, cả nước hiện nay có hơn 2.500 chung cư cũ cần được cải tạo, xây mới. Riêng ở Hà Nội, số chung cư cũ chiếm khoảng 2/3 số này. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, tuy nhiên, đến nay tiến độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố vẫn rất chậm. Luật Nhà ở (sửa đổi) 2023 có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2024 với nhiều điểm mới, được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao sự hài lòng của người dân. (19/09/2024)

Trong quá trình cải cách hành chính, dù hiện đại hóa, số hóa đến đâu, thì yếu tố con người vẫn là mấu chốt trong hệ thống đó. Chính vì vậy, cùng với chuyển đổi số, chuẩn hóa bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (bộ phận một cửa), thì kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính là “cốt lõi” của một nền hành chính phục vụ, vì dân.

Chính sách bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên (17/09/2024)

Việc thực hiện bao phủ 100% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT là một nhiệm vụ quan trọng, tạo nền tảng vững chắc hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân. Với ý nghĩa đó, những năm qua, chính sách BHYT HSSV đã được triển khai hiệu quả, thể hiện không chỉ ở diện bao phủ tăng mà quyền lợi hưởng BHYT của các em cũng ngày càng được đảm bảo.

Đánh giá 63 cổng dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh: Đã cải thiện nhưng còn một số bất cập. (12/09/2024).

Có đến 60 cổng dịch vụ công chưa đạt ở tiêu chí bảo vệ dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư; 39 cổng dịch vụ công chưa đạt mức độ tiếp cận với người khuyết tật; hầu hết các cổng dịch vụ mới chỉ đạt mức trung bình về độ tương thích với cả máy tính và điện thoại thông minh...

Đinh danh tài khoản mạng xã hội: Công cụ hữu hiệu để giảm thông tin sai lệch trên mạng. (10/09/2024)

Lừa đảo, đăng thông tin sai lệch, giả mạo, xúc phạm người khác… diễn ra phổ biến trên các trang mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng cần phải định danh toàn bộ tài khoản người dùng, để ngăn chặn những hệ lụy từ các tài khoản mạng xã hội ảo.

Chính sách thuế, tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp (05/09/2024)

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao là đơn vị chủ trì xây dựng và đang lấy ý kiến góp ý rộng rãi các cấp, các ngành đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số để trình Quốc hội xem xét và thông qua vào kỳ họp sắp tới. Dự thảo luật này có nhiều điểm nổi bật về quản lý, hành lang pháp lý, phát triển công nghệ số, trong đó tài sản số lần đầu tiên được định nghĩa tại Điều 8 của dự thảo luật. Theo đó, dự thảo luật khẳng định: "Tài sản số là sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan".

Chính sách thu hút đầu tư cho ngành điện (03/09/2024)

Là sản phẩm hàng hóa đặc thù, được coi như đầu vào của mọi đầu vào, điện năng có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ đời sống dân sinh, bảo đảm an ninh - quốc phòng của đất nước. Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của điện năng đối với phát triển kinh tế và xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn nhất quán quan điểm và yêu cầu "phải đảm bảo điện năng trong mọi tình huống" và đã có những chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo rất sát sao cả cấp bách, cả lâu dài để bảo đảm điện năng, trong đó có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là thúc đẩy đầu tư, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư vào sản xuất, cấp phát, phân phối điện.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã: 10 địa phương chưa gửi hồ sơ sáp nhập. (29/08/2024)

Bộ Nội vụ đã tiếp nhận 43 hồ sơ của 43 tỉnh trong số hơn 50 tỉnh thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; đã hoàn thiện thẩm định được 32 bộ hồ sơ, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 3 bộ và đang báo cáo Chính phủ 3 bộ hồ sơ và còn 10 địa phương chưa gửi hồ sơ để thẩm định. Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tiến độ thực hiện sáp nhập khó có thể hoàn thành trước tháng 10 năm nay.

Hoàn thiện thể chế để phát triển thương mại điện tử lành mạnh, bền vững (27/08/2024)

Hiện nay, nước ta có hơn 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỉ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỉ USD. Theo các chuyên gia, để thương mại điện tử phát triển bền vững, cần quan tâm đến thể chế, xử lý tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.

Ngành bảo hiểm xã hội đẩy mạnh chuyển đổi số- mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp (22/08/2024)

Với quyết tâm kiến tạo, phát triển ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, vì sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp, thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số.

Chính sách bảo hiểm y tế đã đi vào cuộc sống (13/08/2024)

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng dần qua các năm, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân. Năm 2008, toàn quốc có 39,7 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt 46,1% dân số, đến năm 2015 đạt tỷ lệ 74,87% thì đến hết năm 2023 đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số (tương ứng với 93,6 triệu người tham gia BHYT). Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng, là cơ chế tài chính vững chắc giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Chính vì vậy, bảo hiểm y tế luôn được Chính phủ xác định như là một trong những trụ cột quan trọng của chính sách an sinh xã hội, cần được triển khai sâu rộng, thiết thực và hiệu quả. Những số liệu đã nêu cho thấy chính sách BHYT đã và đang thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân.

Đẩy nhanh tiến độ triển khia các chương trình mục tiêu quốc gia (20/08/2024)

Các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, được Chính phủ và Nhân dân đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tích cực hoàn thiện hệ thống khung chính sách, văn bản hướng dẫn, bộ máy quản lý, điều hành các cấp và chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc; kết quả giải ngân vốn chưa cao; việc lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế; một số chỉ tiêu giao chưa phù hợp tình hình thực tiễn của địa phương.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: