logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chính phủ với các giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, an toán, hiệu quả, ổn định và bền vững ( 31/01/2023)

Chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009. Sau nhiều lần điều chỉnh cơ chế, chính sách, nhà ở xã hội đã giúp nhiều người dân có thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp... được cải thiện chỗ ở. Phát huy sự ưu việt của chính sách, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng lập Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."
Đây sẽ là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương xác định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội từng năm, từng giai đoạn; từ đó, quan tâm, dành đủ nguồn lực nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn tới; góp phần thúc đẩy, khơi thông thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững./.

Cải cách hành chính - Những nỗ lực từ Chính phủ, các bộ ngành, địa phương (19/01/2023)

Trong năm 2022, công tác cải cách hành chính tiếp tục được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, sáng tạo và kịp thời thích ứng với tình hình mới. Nhìn lại thời gian qua có thể thấy, cải cách hành chính là một trong những giải pháp trọng tâm để thực hiện hiệu quả quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Chính phủ với phương châm hành động năm 2023: “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả”

Năm qua, với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân, tình hình kinh tế-xã hội nước ta đã phục hồi tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực; trong 15 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu, có 13 chỉ tiêu đạt và vượt, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt, 1 chỉ tiêu không đạt. Năm 2023 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, Chính phủ thống nhất phương châm điều hành của năm 2023 là "Đoàn kết kỷ cuơng, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả".

Khi người dân chấm điểm cán bộ, công chức (12/01)

Việc triển khai đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đã và đang được thực hiện tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, người dân được chấm điểm cán bộ, công chức. Điều này cho thấy sự đổi mới tư duy theo hướng vì nhân dân và phục vụ nhân dân của hệ thống công vụ, đồng thời là cơ sở tiếp tục thúc đẩy tiến trình cải cách bộ máy hành chính và các đơn vị cung ứng dịch vụ công ở nước ta.

Chính phủ với những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài bền vững, hiệu quả (10/01/2023)

Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển, dòng vốn FDI đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, vì đây là ngoại lực bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với nỗ lực của Chính phủ trong cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cấp cơ sở hạ tầng, trong những năm qua, nước ta đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI.

Chính phủ điều hành linh hoạt, phù hợp trước biến động (03/01/2023)

Năm 2022, Chính phủ đề ra phương châm hành động là "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển", với 6 quan điểm, trọng tâm trong chỉ đạo điều hành: Thứ nhất, tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Thứ hai, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Thứ ba, tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển KTXH. Thứ tư, tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế; Thứ năm, bảo đảm an sinh xã hội, an dân; Thứ sáu, bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Năm 2022 đã khép lại, đến thời điểm này có thể khẳng định, những kết quả kinh tế - xã hội đạt được cả năm vừa qua là hết sức tích cực, minh chứng cho đường lối đúng đắn và sự điều hành hiệu quả của Chính phủ.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa (29/12/2022)

Xác định thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm tạo ra tác động đa chiều, vừa mang lại tiện ích cho người dân, vừa tạo đà tăng trưởng kinh tế, nên trong những năm gần đây, Chính phủ đã hết sức quan tâm chỉ đạo thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán điện tử. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, sau 8 tháng triển khai thí điểm, 3 nhà mạng Viettel, Mobifone, Vinaphone đang có khoảng 2,2 triệu khách hàng ở nông thôn, miền núi. Tuy đạt được một số kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chủ yếu phát triển ở khu vực thành thị; Tốc độ phát triển khách hàng mới của dịch vụ này có xu hướng giảm dần trong những tháng gần đây. Trong khi đó, vẫn còn số lượng lớn người dân ở khu vực nông thôn chưa được tiếp cận các dịch vụ ngân hàng, chưa có thói quen sử dụng các phương thức thanh toán điện tử. Các đơn vị triển khai đang phải đối mặt với bài toán khó, như thói quen của người dân, hoặc khắc phục hạn chế, đơn giản hoá quá trình xác minh thông tin thuê bao, đăng ký.

Tự chủ bệnh viện như thế nào để phục vụ người dân được tốt hơn (27/12/2022)

Thực hiện tự chủ bệnh viện là một quyết sách lớn của Nhà nước và đây cũng là xu thế được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Việc thực hiện thí điểm tự chủ bệnh viện theo Nghị quyết 33 của Chính phủ thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực bước đầu, nhiều vấn đề nhận thức về tự chủ bệnh viện ngày càng được rõ hơn. Tuy nhiên, bệnh cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện tự chủ bệnh viện cũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Vậy, cần triển khai tự chủ bệnh viện thế nào, nhất là các bệnh viện công lập tuyến cuối, để giúp các cơ sở này vượt qua khó khăn và phát triển bền vững nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, phục vụ người dân tốt hơn

Tik Tok và mối nguy hiểm riềm ẩn với trẻ em (22/12/2022)

TikTok hiện là một trong những nền tảng thu hút sự quan tâm của giới trẻ. Theo thống kê, lượng người dùng TikTok tại Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới, trong đó có tới 4 triệu người dưới 18 tuổi dùng mạng xã hội này. Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy, bên cạnh những thông tin hữu ích thì cũng tràn lan clip độc hại, trẻ em rất có thể bị rơi vào “ma trận” của những video không được sàng lọc.

Công cụ hữu hiệu để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (20/12/2022)

Theo kết quả khảo sát của Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, có 89% trẻ em truy cập và sử dụng Internet, trong số này có 87% sử dụng hằng ngày. Ngoài thời gian học tập, trung bình trẻ em dành tới 5-7 tiếng/ngày để lên mạng. Tuy nhiên, chỉ có 36% trẻ em (hầu hết ở độ tuổi 16-17) được giáo dục về việc đảm bảo an toàn trên mạng. Thống kê từ Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111, các cuộc gọi tư vấn, hỗ trợ liên quan đến không gian mạng đã tăng trong thời gian gần đây. Cụ thể, trong 7 tháng năm 2022, có 268 cuộc gọi đến tổng đài yêu cầu được tư vấn, với 3 nhóm vấn đề lớn: Xâm hại tình dục (trẻ em trên môi trường mạng (31%); cách sử dụng Internet an toàn (31,3%); tư vấn khi trẻ em bị dụ dỗ, gạ gẫm chiếm (gần 17%). Hãy đồng hành và trang bị kỹ năng sử dụng internet thông minh và an toàn cho trẻ em để mỗi em nhỏ trở thành công dân số trong xã hội số văn minh. Đó là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo, nhưng người gần gũi với các em nhất.

Ưu tiên giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số (15/12/2022)

Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó, “tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” là một trong những nội dung được đề cập trong Chương trình. Đây là cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại khu vực miền núi được quan tâm, chăm lo và hỗ trợ toàn diện về mọi mặt, đặc biệt là trong tìm kiếm việc làm.

Xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi (13/12/2022)

Giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền. Trong giai đoạn tới, Chính phủ chủ trương cần tiếp tục hoàn thiện chính sách kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng khó khăn với vùng phát triển. Nâng cao ý chí tự vươn lên thoát nghèo, phát huy vai trò, nội lực của người nghèo và cộng đồng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững:

Đồng hành cùng trẻ em trên môi trường mạng (06/12/2022)

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các thiết bị thông minh đã mở ra nhiều cơ hội để trẻ em học tập, vui chơi và tìm hiểu thế giới khi có thể dễ dàng tìm kiếm, tiếp cận nhiều thông tin hữu ích. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực như vậy, vẫn còn đó những tác động tiêu cực từ các thông tin xấu, độc lan truyền trên mạng; các nguy cơ tiềm ẩn hay cạm bẫy khó nhận biết do trẻ em chưa có đủ kỹ năng để tự bảo vệ mình khi tham gia hoạt động trên không gian mạng. Do đó, việc tạo ra môi trường mạng lành mạnh, trang bị kỹ năng sống để trẻ em nhận biết và sử dụng Internet an toàn là vô cùng cần thiết. Và việc này rất cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng.

Những hệ lụy khôn lường khi trẻ em sử dụng mạng xã hội quá nhiều (01/12/2022)

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin là sự ra đời của rất nhiều ứng dụng, từ trò chơi điện tử tới các trang mạng xã hội. Bên cạnh những thông tin tích cực cũng có nhiều nội dung xấu độc, gây ra những hệ lụy khôn lường, nhất là đối với trẻ em khi vô tình tiếp nhận. Vậy làm thế nào để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng?

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (29/11/2022)

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 60 triệu người sử dụng mạng xã hội, trong đó, trẻ em chiếm khoảng 30%. Thế nhưng, trẻ em lại chưa có đầy đủ nhận thức về nguy cơ, mặt trái của internet về kỹ năng sống cũng như kiến thức trong việc sử dụng internet, mạng xã hội an toàn. “Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” là vấn đề được đề cập trong Chương trình Chính phủ với người dân hôm nay.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
05h50-05h59 Quảng cáo
05h59-06h00 Báo giờ
06h28-06h30 Quảng cáo
07h00-08h30 Theo dòng TS
08h30-08h35 Bản tin VH-XH
08h35-08h40 Quảng cáo
08h50-8h55 Quảng cáo
09h35-09h40 Quảng cáo
09h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h35-11h50 Kết nối 54
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h40-13h45 Quảng cáo
14h05-14h50 Khởi nghiệp
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: