Với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, những hiểu biết về virus gây bệnh Covid-19 chưa toàn diện, các biến chủng mới hay bệnh lạ xuất hiện, có thể làm giảm hiệu quả vắc xin, khiến bệnh lây lan mạnh, tử vong cao cũng có thể xảy đến. Chính vì vậy, việc chuẩn bị các kịch bản ứng phó phù hợp là cần thiết để tránh nguy cơ bị động khi có tình huống mới.
- Cảnh giác với bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em .
- Tình nguyện viên tôn giáo giúp bệnh nhân covid-19 vượt qua dịch bệnh ở Đăk Lăk.
Gần một tháng trở lại đây, số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh tại các tỉnh phía Nam và một số địa phương miền Bắc, trong đó có 6 ca tử vong. Bên cạnh đó, bệnh viêm não cũng diễn biến phức tạp khi có hàng chục ca phải nhập viện điều trị mỗi ngày. Để tìm hiểu cách nhận biết nguy cơ trở ặng của sốt xuất huyết, viêm não ở trẻ em, chúng tôi kết nối với TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới Trẻ em, BV Nhi trung ương về nội dung này
Với gần 30% dân số trong độ tuổi trưởng thành mắc các bệnh lý về xương khớp, đây sẽ là gánh nặng lớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Làm thế nào để khắc phục các bệnh lý xương khớp? Xin mời quý vị và các bạn cùng nghe phần tư vấn của chuyên gia trong chương trình
- Cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.
- Tình nguyện viên 100 tuổi- người truyền cảm hứng cho các bác sỹ và bệnh nhân tại một bệnh viện ở Luân Đôn, Anh.
Dù kịch bản nào thì các biện pháp phòng chống dịch cũng không ngơi nghỉ!
- Không lơ là chống dịch sốt xuất huyết, phòng tránh nguy cơ dịch chồng dịch
- Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính
Với 3,5 triệu bệnh nhân đái tháo đường, 5,3 triệu người bị tiền đái tháo đường và 2/3 số này sẽ chuyển thành đái tháo đường với rất nhiều các nguy cơ đi kèm. Một nghiên cứu từ một nhóm nhà khoa học Mỹ cho thấy, mắc COVID-19 có thể làm tăng khoảng 40% nguy cơ bị bệnh đái tháo đường trong năm tiếp theo và ngược lại, người mắc đái tháo đường khi mắc Covid 19 cũng có thể gặp diễn biến nặng hơn thông thường.
Vậy người bệnh, người tiền đái tháo đường làm thế nào để kiểm soát đường huyết đường huyết trong máu, ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe? TS.BS Lê Quang Toàn, Trưởng Khoa Đái tháo đường, BV Nội tiết Trung ương tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này
- Làm gì để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm phòng COVID-19?
- Lưu ý chăm sóc trẻ trước và sau khi tiêm phòng COVID-19
- Loay hoay xử lý rác thải của F0 điều trị tại nhà
Sau khi mắc Covid 19 và khỏi bệnh, có số lượng không nhỏ các bệnh nhân bị rụng tóc và gặp các vấn đề về da, khiến bệnh nhân lo lắng, phải tìm đến các cơ sở có chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.
Vậy vì sao Covid 19 lại gây rụng tóc và ảnh hưởng đến làn da của người bệnh? Các triệu chứng này sẽ kéo dài bao lâu và có thể khắc phục được sớm không? Xin mời quý vị và các bạn cùng nghe phần tư vấn của BS Nguyễn Minh Thu, Phó Trưởng Khoa Điều trị bệnh da nam giới, BV Da liễu Trung ương tư vấn nội dung này
Làm đẹp là một nhu cầu chính đáng với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Xong với một thị trường làm đẹp đang phát triển nở rộ theo kiểu “vàng thau lẫn lộn” đã gây ra những biến chứng nhiều mức độ cho người đi làm đẹp, thậm chí dẫn đến tử vong như trường hợp người phụ nữ đi nâng mũi tại Hà Nội và phẫu thuật nâng ngực tại TP Hồ Chí Minh thời gian qua.
Với những trường hợp làm đẹp bị các biến chứng thì các BS sẽ phải xử trí ra sao cho người bệnh? Để làm đẹp một cách an toàn, người dân cần lưu ý những điều gì? ThS.BS Hoàng Mạnh Ninh, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ BV Bưu điện sẽ tư vấn đến quý vị và các bạn!
Sau "bão" Covid-19 nhân viên y tế nghỉ việc hàng loạt vì lương thấp, áp lực cao
- Chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân hậu Covid-19
- Nhận biết và phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
- Những điều kiện đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm phòng covid-19.
- Y học cổ truyền và y học hiện đại song hành điều trị các triệu chứng hậu Covid-19.
Sau khi mắc Covid 19, có khoảng 10% số bệnh nhân mắc các triệu chứng viêm phổi, xơ phổi. Vậy làm sao để nhận biết và điều trị có khó khăn không? Xin mời quý vị và các bạn cùng nghe phần tư vấn và giải đáp của chuyên gia chương trình
- Kịch bản nào khi covid-19 chuyển sang bệnh nhóm B?
- Những hoạt động tích cực của bác sỹ Nguyễn Tuấn Thành, người kết nối các y bác sỹ đồng hành với F0.
Ngày hôm nay ( 26/03), BV Đa khoa Tâm Anh Hà Nội và BV Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chính thức triển khai tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19 cho người suy giảm miễn dịch từ vừa đến nặng, người không thể tiêm hoặc đã tiêm vắc xin Covid-19 nhưng không sản sinh đủ kháng thể để chống lại SARS-CoV-2. Tin của PV Thúy Ngà
Số bệnh nhân cơ xương khớp tại nước ta đang ngày càng gia tăng, ước tính chiến 35 đến 50% dân số từ độ tuổi trên 30. Đặc biệt giai đoạn sau khi mắc Covid 19, số bệnh nhân đến khám cơ xương khớp tại các cơ sở y tế cũng ghi nhận tăng khoảng 20%. Làm thế nào để phòng ngừa, điều trị bệnh lý này? TS.BS Vũ Thị Thanh Hoa, Khoa Nội cơ xương khớp, BV Trung ương Quân đội 108 tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này.
- Chuyên gia cho rằng cần bỏ khái niệm F0, F1
- Gia tăng bệnh nhân tái nhiễm Covid-19: Các F0 khỏi bệnh không được chủ quan
- Phòng ngừa và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Trong và sau thời gian mắc Covid 19, nhiều người bệnh có cảm giác khó thở, hụt hơi, ho kéo dài và thường lo lắng liệu mình có bị viêm phổi, xơ phổi do Covid 19 hay không? Một số bệnh viện ghi nhận 50-60% người bệnh có tổn thương bất thường ở phổi khi chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
Vậy làm thế nào để nhận biết người bệnh có thể có nguy cơ viêm phổi, xơ phổi trong và sau thời gian mắc Covid 19, cũng như khắc phục tình trạng này? Trong chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay, Bác sỹ Lê Văn Thiệu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Đông Anh, Hà Nội – Cơ sở y tế đang điều trị số lượng bệnh nhân Covid 19 nặng lớn nhất miền Bắc sẽ tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này.
Hiện nay, số lượng bệnh nhân covid-19 ngày càng tăng cao dẫn đến nhu cầu thuốc điều trị càng trở nên cấp bách. Một vấn đề “nóng” hiện nay là người dân khó tiếp cận với thuốc bởi nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến vấn đề thủ tục lưu hành thuốc. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị của hàng triệu bệnh nhân, trong khi các nhà sản xuất dược phẩm cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng thuốc không bị đứt gãy.
- Những điều kiện đảm bảo an toàn tiêm chủng phòng covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi .
- Nguy cơ gián đoạn nguồn cung ứng thuốc trong bối cảnh đại dịch covid- 19.
Những ngày gần đây, khi ca mắc mới Covid 19 lên tới trên dưới 200 nghìn ca/ ngày, số người phải điều trị tại nhà theo đó cũng chiếm tới 99% số người mắc mới mỗi ngày, trong đó có không ít bệnh nhân là người cao tuổi, người mắc các bệnh lý nền như huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… Vậy trong và sau khi mắc Covid 19, các bệnh nhân F0 này cần chú ý điều gì trong chăm sóc sức khỏe, sử dụng thuốc tại nhà? Trong chương trình hôm nay, BSCK II Đoàn Văn Phúc, Trưởng Khoa Thần kinh, BV đa khoa Đức Giang, Hà Nội sẽ tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này
Với hàng triệu bệnh nhân F0 đang điều trị tại nhà, điều gì cần lưu ý trong chăm sóc sức khỏe, sử dụng các loại thuốc cũng như chế độ dinh dưỡng? Để đồng hành cùng các F0 đang điều trị tại nhà, các chuyên gia của chương trình là GS.TS Nguyễn Văn Kính, Nguyên Giám đốc BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Phó Chủ tịch thường trực Tổng hội Y học Việt Nam và PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc BV Nhi trung ương sẽ tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này
- Phát hiện và điều trị kịp thời phòng tránh hội chứng hậu Covid-19 ở trẻ
- Có phải bài thuốc và sản phẩm nào cũng có hiệu quả điều trị virus Sar CoV2 hay không?
- Phòng ngừa và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Theo ước tính, sau khi mắc Covid 19 sẽ có khoảng 66% bệnh nhân mắc 1 trong hàng trăm triệu chứng khác nhau hậu Covid 19. Vậy làm cách nào để nhận biết, điều trị dứt điểm các triệu chứng này? Chúng tôi xin mời quý vị và các bạn lắng nghe chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay để phần nào hiểu về các căn bệnh này.
Nhiều bệnh nhân sau khi nhiễm COVID-19 đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải quay trở lại bệnh viện để điều trị. Đây là nội dung có trong chuyên mục Chuyện ngành y.
- Chuyên mục Sống khỏe sống đẹp cùng tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe người mắc COVID-19 tại nhà.
- Di chứng sau khi đã âm tính với Covid 19: Cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời
- Bệnh nhân được điều trị tốt hơn ở các phòng khám hậu Covid-19
- Chăm sóc và điều trị F0 tại nhà: Những điều cần lưu ý
- Công tác đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng mùa xuân ở các tỉnh thành.
- Tấm lòng của người dân, sư cô tỉnh Sóc Trăng với tuyến đầu chống dịch.
Với hơn 2.4 triệu ca mắc Covid 19 tích lũy từ đợt dịch thứ 4 và dự báo còn gia tăng mạnh trong những ngày tới, chúng ta cũng vui mừng khi có 2.2 triệu bệnh nhân đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, các cơ sở y tế cũng liên tục đưa ra cảnh báo, “di chứng kéo dài hậu COVID-19” là một trong những “góc khuất” của đại dịch cần được quan tâm đúng mức, giúp người dân trở lại cuộc sống khỏe mạnh bình thường sau thời gian mắc bệnh.
Để tìm hiểu về các triệu chứng và các biện pháp điều trị khi người bệnh không may gặp phải các di chứng kéo dài hậu Covid 19, trong chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay, BSCK II Đoàn Văn Phúc, Trưởng Khoa Thần kinh, BV đa khoa Đức Giang, HN trao đổi tới quý vị và các bạn cùng nghe
Với gần 600 bệnh nhân Covid 19 nặng đang phải điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới trung ương, các y bác sỹ phải phụ trách tất cả các khâu để làm sao giảm triệu chứng, giảm tử vong cho người bệnh. Mời quý vị và các bạn nghe nội dung này trong chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay