Mỗi năm, nước ta có trên 200 nghìn bệnh nhân bị đột quỵ. Đây là 1 trong những căn bệnh gây tỷ lệ tàn phế và tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Trước số ca đột quỵ ngày càng gia tăng và trẻ hóa về độ tuổi, người dân cần làm gì để phòng ngừa căn bệnh này? Đặc biệt, làm thế nào để nhận biết các dấu hiệu của bệnh đột quỵ, cách thức nào để sơ cấp cứu ban đầu đúng cách cho bệnh nhân? Đây là nội dung mà Ths.BS Nguyễn Minh Anh, Trung tâm Đột quỵ, BV Bạch Mai tư vấn đến quý thính giả trong chương trình 360 độ Sức khỏe. Mời quý vị và các bạn cùng nghe
Tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 6 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, trong đó 1 trường hợp tử vong. Cụ thể, tỉnh Hà Giang ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, tỉnh Bắc Giang ghi nhận 2 ca và Nghệ An 1 ca, người bệnh đã tử vong.
Trước tình hình này, nhiều người dân đã “đổ xô” đi tiêm phòng vắc xin bạch hầu tại các cơ sở tiêm chủng vắc xin dịch vụ. Vậy bệnh bạch hầu lây qua con đường nào và có khả năng bùng phát mạnh không? Trong chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay, BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tư vấn quý vị và các bạn nội dung này.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam có gần 8 triệu người mắc viêm gan B mạn tính, hơn 13 nghìn người bị xơ gan, gần 6 nghìn người bị ung thư tế bào gan và hơn 6.4 nghìn người tử vong mỗi năm do các bệnh lý về gan gây nên. Vậy đang có những phương pháp điều trị hiện đại nào dành cho bệnh nhân gan mật? Mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung chương trình.
- Nhiều nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết.
- Đăng ký hiến tạng: Nghĩa cữ cao đẹp của những tấm lòng nhân ái.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận hơn 30 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, 3 trường hợp tử vong. Dù số ca mắc và tử vong có giảm nhưng theo các chuyên gia, sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ, mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư... Đặc biệt, thời gian gần đây, một số địa phương ghi nhận sự gia tăng số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết do nhiều nguyên nhân. Vì sao một căn bệnh thường xảy ra nhưng bước vào mùa mưa năm nào cũng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát, lây lan rộng? Để tìm hiểu nội dung này, trong chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này
Đuối nước xảy ra do nước đi vào đường hô hấp và phổi, ngăn cản việc trao đổi khí, khiến các tế bào trong cơ thể không được cung cấp oxy nuôi dưỡng. Nếu nạn nhân đuối nước không được sơ cứu đuối nước kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như phù não, chết não, biến chứng thần kinh, viêm phổi, phù phổi thậm chí tử vong. Do vậy, khi phát hiện nạn nhân đuối nước cần được cấp cứu nhanh chóng để dành lại sự sống cho nạn nhân. Đây cũng là nội dung qua phần tư vấn của chuyên gia trong chương trình. Mời quý vị và các bạn đón nghe
- Các giải pháp phòng ngừa tai nạn thương tích mùa mưa bão.
- Hiến tạng cứu người – Cho sự sống được tiếp nối dài hơn.
- Chuyển đổi số ngành y tế - lợi ích kép cho bệnh nhân và bệnh viện ở Đắk Lắk.
Mỗi năm vẫn có hàng nghìn trẻ tử vong do đuối nước, trong đó có những em nhỏ do bị sơ cấp cứu sai cách đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vậy sơ cấp cứu đúng cách sẽ được tiến hành như thế nào? Đây cũng là nội dung Chương trình 360 độ sức khỏe với sự tham gia của Thạc sỹ Y tế công cộng Trịnh Hương Ly, Quản lý vận hành Tổ chức Giáo dục Sức khoẻ Wellbeing
Theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu Trung ương, nước ta có khoảng 1 triệu người mắc bệnh bạch biến. Biểu hiện của bệnh xuất hiện khi bệnh nhân xuất hiện những dát, mảng giảm sắc tố so với vùng da xung quanh, không ngứa, không đóng vảy, giới hạn rõ. Đây là một bệnh lành tính, không lây nhiễm nhưng do ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến cuộc sống của các bệnh nhân bạch biến gặp nhiều khó khăn. Vậy bệnh bạch biến cần được hiểu như thế nào? Những phương pháp nào đang được triển khải để điều trị bệnh? Trong chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay, TS.BS Đỗ Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Trưởng phòng khám chuyên đề Bạch biến, Bệnh viện Da liễu Trung ương tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này.
- Tăng cường các giải pháp phòng chống đuối nước cho trẻ trong mùa hè.
- Cứu sống ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp, sốc tim hy hữu.
Thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến và trở thành mối hiểm họa với giới trẻ. Đã có nhiều báo cáo nghiên cứu về ảnh hưởng của loại thuốc lá này đối với sức khỏe cộng đồng. Vậy hút thuốc lá điện tử ảnh hưởng và tác hại đến cơ thể như thế nào? Giải pháp nào để bảo vệ trẻ em trước tác động của ngành công nghiệp thuốc lá? Đây cũng là nội dung của chương trình 360 độ Sức khỏe sau đây. Mời quý vị và các bạn cùng nghe
- Việc sơ cấp cứu trong các tình huống nguy cấp cần chú ý điều gì?
- Xu hướng làm đẹp tự nhiên, phòng tránh các biến chứng thẩm mỹ
Gù vẹo cột sống là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, số trẻ em bị bệnh chiếm từ 0,5 đến 1% dân số. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây biến dạng nặng cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cơ quan nội tạng, gây suy hô hấp, đe dọa đến sức khỏe, thẩm mỹ, sự phát triển sinh lý của trẻ. Nhằm tư vấn cộng đồng biết cách phát hiện sớm và điều trị bệnh lý gù vẹo cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức khám và tư vấn miễn phí bệnh lý gù vẹo cột sống vào ngày 8- 9/6/2024 cùng các chuyên gia hàng đầu về cột sống. PGS.TS Đinh Ngọc Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sẽ tư vấn về bệnh lý gù vẹo cột sống cùng chương trình khám miễn phí này đến quý vị và các bạn!
- Cần kiểm soát thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng với giới trẻ.
- Tháo gỡ điểm nghẽn cho nhân lực y tế dự phòng.