Thưa quý vị và các bạn! Có một con số khá bất ngờ về tình trạng sức khỏe tâm thần khi ngành y tế cho biết, tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần thường gặp là gần 15% dân số, tương đương gần 15 triệu người, trong đó trầm cảm, lo âu chiếm tới 5,4%, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như tâm thần phân liệt, động kinh, chậm phát triển tâm thần, mất trí tuổi già, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, lạm dụng rượu, ma túy... Đặc biệt ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm khoảng 12%, tương đương 3 triệu trẻ có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần
Vậy làm thế nào để nhận biết các biểu hiện của rối loạn tâm thần? Để điều trị các triệu chứng này cần các biện pháp gì? Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi mời đến phòng thu trực tiếp BSCK II Nguyễn Thị Vân, Trưởng Khoa Bán cấp tính nữ, BV Tâm thần trung ương I. Mời quý vị và các bạn cùng nghe
- Việt Nam phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên- những giải pháp khoanh vùng hạn chế lây lan dịch bệnh.
- Báo động số ca tử vong do bệnh dại.
Trong ngày 2 bé song sinh xuất viện cách đây 3 ngày, mẹ của bé vỡ òa trong niềm xúc động. Đây là lần đầu tiên, BV Phụ sản Trung ương nuôi sống thành công 2 bé song sinh chỉ nặng 500 gam, sinh ở tuần thứ 25. Trước đó, từ năm 2010, các y bác sỹ BV cũng đã nuôi dưỡng thành công hàng chục bé sinh non có cân nặng 400-500 gam. Vậy chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sinh non có điểm gì đặc biệt? Đằng sau mỗi mầm sống là những câu chuyện gì? Trong chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay, TS.BS Lê Minh Trác, giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản trung ương cùng trò chuyện về nội dung này.
Kiểm soát dịch bệnh sau bão lũ!
- Adenovirus gia tăng: Liệu có nguy cơ bùng phát dịch bệnh?
- Một sức khỏe để phòng chống bệnh dại
Thưa quý vị và các bạn! Trước tình hình số lượng ca mắc virus Adeno phải nhập viện tăng cao, ngành y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh bố trí đủ giường bệnh, nhân lực, phương tiện, trang thiết bị, vật tư để chẩn đoán và điều trị người bệnh nhiễm Adenovirus. Đồng thời thực hiện tốt công tác phân luồng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm trong các cơ sở khám chữa bệnh.
Vậy Andeno virus cần nhận biết, điều trị, phòng ngừa ra sao? Xin mời quý vị và các bạn cùng nghe
Nhằm lan tỏa thông điệp truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng xã hội về phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới, Bộ Y tế phát động Chiến dịch truyền thông "Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh" nhằm kêu gọi người dân chủ động phòng, chống dịch và nghiêm túc tuân thủ các biện pháp 2K (Khẩu trang, Khử khuẩn) + Vắc xin + Thuốc + Điều trị + Công nghệ + Ý thức người dân và các biện pháp khác để cùng nhau bảo vệ, nâng cao sức khỏe đẩy lùi dịch bệnh.
- Ca nhiễm Adenovirus tăng đột biến, viện Nhi phân luồng điều trị.
- Thiếu vắc xin tại một số tỉnh thành và các giải pháp giải quyết việc tiêm chậm, tiêm vét cho trẻ.
Mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, nhưng thời gian gần đây, cả nước vẫn ghi nhận trung bình hơn 2.000 ca mắc mới mỗi ngày. Do đó, tại Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Mới đây, chiến dịch truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới với chủ đề “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh” do Bộ Y tế phát động. Để chiến dịch thành công, cần sự chung sức đồng lòng của mọi người dân, loại bỏ tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch bệnh, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện nghiêm, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.
Diễn ra từ ngày 12/9 đến 31/10, chiến dịch truyền thông Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh được Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, Quỹ Unilever Việt Nam, Tập đoàn Meta (Facebook), Zalo Việt Nam, Lotus Việt Nam... phát động trong cả nước nhằm triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19 trong tình hình mới.
Vậy trong giai đoạn hiện nay, các thông điệp phòng chống dịch bệnh có điểm gì mới và những biện pháp nào đang được triển khai để cùng nhau lan tỏa “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”? Để cùng trò chuyện về nội dung này, trong Chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay, chúng tôi mời đến phòng thu trực tiếp ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế.
Trong tháng 8 vừa qua, đã có hơn 45.000 ca mắc mới COVID-19 trên toàn quốc. Trung bình hơn 1.500 ca/ngày, riêng ngày 18/8 đã có trên 3.000 ca mắc. Xu hướng gia tăng ca mắc COVID-19 đã tăng lên rõ rệt từ những ngày đầu tháng 8/2022, đặc biệt, trường hợp người bị tái nhiễm có dấu hiệu gia tăng. Thực trạng này cảnh báo nguy cơ đợt dịch mới sẽ xuất hiện, thế nhưng tiến độ tiêm chủng ở một số tỉnh thành vẫn ở mức thấp. Vì sao người dân còn ngần ngại mũi tiêm bổ sung và tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi? Giải pháp nào để đẩy nhanh công tác tiêm phòng trong thời gian tới?
Tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe trước dịch bệnh là quyền lợi của con trẻ. Để con có mùa trung thu và đến trường an toàn, Tổ chức Y tế thế giới và ngành y tế khuyến khích các bậc cha mẹ cho con tiêm phòng Covid 19 theo liều tiêm và độ tuổi nhằm ứng phó với làn sóng dịch bệnh mới cũng như nguy cơ dịch chồng dịch.
Dự án thí điểm bác sỹ trẻ tình nguyện về vùng khó khăn (Dự án 585) là bước đột phá của ngành y tế đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân tại các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Và mới đây, lần đầu tiên, Bộ Y tế triển khai lớp đào tạo bác sỹ chuyên khoa cấp I phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân ở các huyện khó khăn, biên giới, hải đảo thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần giải “cơn khát” bác sỹ chất lượng cao cho các địa phương này.
Trước làn sóng dịch bệnh Covid 19 đang có nguy cơ trở lại, các đối tượng yếu thế, trong đó có trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi cần được tiêm phòng để đảm bảo an toàn khi đến trường. Mời quý vị và các bạn cùng nghe tư vấn của chuyên gia
Thời gian gần đây, một số cơ sở y tế lớn đã phải xin dừng tự chủ toàn diện sau hai năm thí điểm để chuyển sang thực hiện tự chủ theo (nhóm 2) của Nghị định số 60. Việc tự chủ toàn diện trong 2 năm qua đã khiến bệnh viện hụt hơi và gặp nhiều khó khăn.