Thời điểm này, số bệnh nhi mắc các bệnh lý hô hấp tăng mạnh tại các cơ sở y tế trong cả nước. Vậy làm thế nào để nhận biết, phòng ngừa, tránh các biến chứng của bệnh lý hô hấp? Mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung chương trình sau
- Gia tăng các ca bệnh hô hấp- giải pháp phòng ngừa và chuyển nặng.
- Dịch sốt xuất huyết chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt", nhiều ca chuyển nặng tại một số địa phương.
Từ tháng 11 trở lại đây, các cơ sở y tế trong cả nước ghi nhận số bệnh nhân mắc các bệnh lý hô hấp gia tăng như sốt, viêm mũi dị ứng, viêm họng, cảm cúm. Nhiệt độ xuống thấp là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn, virus gây các bệnh lý về tai mũi họng phát triển. Vậy bệnh lý tai mũi họng cần được phòng ngừa như thế nào? Khi có con em mắc bệnh, cần có chế độ chăm sóc, điều trị ra sao để tránh những biến chứng của bệnh? Trong Chương trình 360 độ Sức khỏe, BS Chuyên khoa II Nguyễn Thị Hoa Hồng, Khoa Tai mũi họng trẻ em, BV Tai mũi họng Trung ương tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này
- Nhìn lại việc mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế tại một số cơ sở y tế!
- Phòng tránh biến chứng nguy hiểm khi mắc sốt xuất huyết
- Phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính về đường hô hấp
Nghe đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hẳn chúng ta đều hiểu đây là căn bệnh nguy hiểm, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên thế giới cũng như Việt Nam. Bệnh gây ra khó thở, dẫn đến tình trạng ngày càng trầm trọng và gây các biến chứng nghiêm trọng. Tuy vậy, bệnh hoàn toàn có thể phòng và điều trị được nếu được phát hiện sớm và quản lý đúng cách.
Vậy có những cách nào để phát hiện một người mắc COPD? Cách thức nào để người bệnh có thể “chung sống” một cách an toàn với căn bệnh này? Để tìm hiểu về nội dung này, trong chương trình 360 độ sức khỏe hôm nay, BS Trương Thị Tuyết, Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai sẽ tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này
- Chủ động phòng ngừa bệnh lý đường hô hấp khi thời tiết chuyển mùa
- Lần đầu tiên bệnh viện không “né” vấn đề “hoa hồng” trong đấu thầu y tế
- Phòng ngừa và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Khi bị sốt xuất huyết, người dân cần làm gì để trải qua những ngày bị bệnh một cách an toàn, hạn chế các biến chứng của bệnh dịch này? Đây cũng là nội dung của chương trình 360 độ sức khỏe. Mời quý vị và các bạn cùng nghe
Khi gặp những rắc rối gì về sức khỏe tâm sinh lý, nam giới cần đi khám và điều trị để cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là nội dung của phần tư vấn của chương trình. Mời quý vị và các bạn cùng nghe
- Hơn 2.000 ca mắc sốt xuất huyết trong tuần, dịch sốt xuất huyết nóng nhất tại Hà Nội .
- Giảm tử vong do ung thư thông qua các kỹ thuật mới.
-Thừa Thiên Huế: Nhiều ca bệnh đột quỵ nguy kịch được cứu sống kịp thời.
Tiền thân là Viện Curie Đông Dương được thành lập tại Hà Nội cách đây 100 năm, đến nay, BV K là cơ sở chuyên khoa ung bướu đầu ngành của cả nước với quy mô khám và điều trị cho hơn 400.000 lượt bệnh nhân mỗi năm
Hà Nội: Ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng cần nâng cao cảnh giác
- Người trẻ tuổi tử vong vì sốt xuất huyết là điều rất khó chấp nhận!
- Đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam
Đến thời điểm này, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là khu vực phía Bắc, trong đó có Hà Nội mỗi tuần vẫn ghi nhận từ 2.500 đến 2.800 ca. Trong số các ca mắc nhập viện có khoảng 10% chuyển nặng dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe người bệnh.
Vậy khi mắc sốt xuất huyết, người dân cần chú ý gì? Trường hợp nào các BS cần theo dõi để hạn chế ca bệnh chuyển nặng ở bệnh nhân? Trong chương trình 360 độ Sức khỏe hôm nay, Bác sỹ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này
- Diễn biến bệnh đậu mùa khỉ và các giải pháp phòng ngừa.
- Chất lượng bữa ăn học đường: Cần kiểm soát ra sao?
Thống kê tại Bệnh viện Mắt Trung ương, số người mắc bệnh đau mắt đỏ đang gia tăng trong thời gian gần đây, phần lớn người bệnh là ở Hà Nội. Các bác sĩ khuyến cáo, người mắc bệnh cần được điều trị kịp thời và thực hiện các biện pháp chống lây lan sang những người lành.