Thực thi Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) có ý nghĩa quyết định để tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu đối với nghề cá ở Việt Nam; thể hiện cam kết chung với cộng đồng quốc tế trong phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), góp phần phát triển nghề cá toàn cầu một cách bền vững và có trách nhiệm. Việc thực thi Hiệp định cũng góp phần tăng cường vị trí, vai trò của ngành thủy sản Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng, phát triển thương hiệu thủy sản.
Sau 4 năm thực hiện, dù đạt một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn đó những khó khăn, trở ngại cần phải tháo gỡ. Cùng bàn luận nội dung nà với khách mời là bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Cục Kiểm ngư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Trung ương xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong triển khai chủ trương tổng kết Nghị quyết 18 và sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả. Tinh thần là các cơ quan phải hoàn thành phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong quý 1/2025! Lần cải cách này có điểm gì khác biệt, đột phá so với những lần trước đây? Thời gian rất gấp, khối lượng công việc đặc biệt lớn, vậy biện pháp nào để các bộ ngành địa phương triển khai đồng bộ, hiệu quả, kịp tiến độ và chất lượng? Tiến sỹ Đinh Duy Hòa, chuyên gia hành chính công, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ cùng bàn luận câu chyện này.
Theo Kế hoạch của Bộ Công Thương, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 đã được khởi động từ hôm qua(25/11). Đây là chương trình mua sắm trực tuyến lớn nhất Việt Nam với các hoạt động trải nghiệm thương mại điện tử và công nghệ số, kích cầu tiêu dùng trong nước, tăng cường nhận thức của người dân với thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển các hạ tầng và giải pháp công nghệ số; đồng thời định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xây dựng thị trường thương mại điện tử bền vững tại Việt Nam. Mục Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi bàn về chủ đề: "Phát triển bền vững thương mại điện tử để thúc đẩy kinh tế số. Khách mời là PGS.TS Phan Chí Anh-Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quản trị kinh doanh-ĐH Kinh tế-ĐH Quốc gia Hà Nội.
Sáng ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo- chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo Đảng công cuộc đổi mới của đất nước tiếp tục diễn ra với những chuyển động mạnh mẽ. Trong đó, cải cách thể chế và tinh gọn bộ máy được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Gần đây, hai bài viết cùng nhiều phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội đi kèm những kỳ vọng về các hành động quyết liệt hơn nữa để tạo ra sự chuyển biến tích cực, triệt để trong thời gian tới. Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước. Vậy bộ máy cần tinh gọn như thế nào?
Kết quả khảo sát của Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam EuroCham vừa công bố cho thấy, trong quý 3, chỉ số niềm tin kinh doanh của khối doanh nghiệp này tăng lên đáng kể, từ 45,1 trong quý 3 năm ngoái lên 52 điểm phần trăm vào quý 3 năm nay. Tuy vậy chỉ số này vẫn chưa thực sự quay trở lại kỳ vọng như trước thời điểm đại dịch Covid 19. Cần làm gì để đẩy nhanh tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh, để là điểm tựa niềm tin vững chắc cho cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh thu hút dòng vốn lớn, chất lượng cao?
Dưới sự lãnh đạo Đảng công cuộc đổi mới của đất nước tiếp tục diễn ra với những chuyển động mạnh mẽ. Trong đó, cải cách thể chế và tinh gọn bộ máy được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Gần đây, hai bài viết cùng nhiều phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận xã hội đi kèm những kỳ vọng về các hành động quyết liệt hơn nữa để tạo ra sự chuyển biến tích cực, triệt để trong thời gian tới. Tinh gọn bộ máy là công việc cấp thiết, không chỉ mang tính cải cách hành chính, quan trọng hơn cả, đó là một chiến lược, quyết định đến sự phát triển đất nước. Vậy bộ máy cần tinh gọn như thế nào?
“Nợ xấu đang có xu hướng tăng”- Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thông tin tới các đại biểu quốc hội
trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn vừa qua.
Vậy thực trạng nợ xấu ngân hàng hiện nay ra sao? Nợ xấu tăng có những
tác động gì tới điều hành chính sách, hệ thống ngân hàng nói riêng, nền kinh tế
nói chung? Giải pháp gì để nợ xấu bớt “xấu”? Những nội dung này được bàn
luận trong câu chuyện Thời sự cùng chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng
Thịnh.
Bắt đầu từ hôm nay, Quốc hội sẽ dành gần 2 ngày để tiến hành phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, các Bộ trưởng, trưởng ngành. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ chất vấn 3 lĩnh vực: y tế, ngân hàng và thông tin truyền thông, trong đó trách nhiệm trả lời chất vấn chính là Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Quốc hội là một trong những nội dung quan trọng, thể hiện vai trò giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan nhà nước nhận được sự quan tâm, theo dõi sát sao của cử tri và nhân dân cả nước. Vấn đề đặt ra là làm sao để những phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội ngày càng hiệu quả, thực chất và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, sự mong đợi của cử tri cả nước. Cùng bàn luận nội dung này vớ khách mời là đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai
Bức tranh kinh tế nước ta qua 10 tháng của năm nay ghi nhận nhiều điểm sáng. Mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% trong cả năm 2024 đang dần trở thành hiện thực. Trong đó chân kiềng đầu tư - mà đầu tư công - động lực quan trọng để tăng tốc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội đã cho thấy những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương trong chặng “nước rút” những tháng cuối năm này. Tính chung 10 tháng năm 2024, vốn đầu tư công ước đạt 64,3% kế hoạch năm, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng, theo Bộ Tài chính, tính đến 31/10/2024 vẫn còn hơn 47% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao chưa giải ngân được. Đặc biệt, lượng vốn chưa giải ngân của những “đầu tàu kinh tế” như Hà Nội, TP.HCM và 9 dự án quan trọng ngành giao thông vận tải còn nhiều, cần có sự bứt phá tăng tốc trong thời gian còn lại thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024. TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Trưởng ban Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Theo kế hoạch, hôm nay (07/11) Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về Dự thảo luật điện lực (sửa đổi). Tiếp theo loạt bài phân
tích “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam”, Câu chuyện thời sự hôm nay chúng tôi bàn về chủ đề: “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Tạo không gian phát triển điện hạt nhân”, ông Nguyễn Thái Sơn - Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (nguyên CVP Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực) cùng bàn luận câu chuyện này.
Ở thời điểm này, sự chú ý của dư luận thế giới vẫn tiếp tục đổ dồn về nước Mỹ - nơi mà hầu hết các điểm bỏ phiếu đã đóng cửa và bắt đầu
quá trình kiểm phiếu để tìm ra người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024. Không có một quy định cụ thể nào về thời điểm xác định được người thắng cuộc, mà điều đó tùy thuộc vào tốc độ kiểm phiếu của các bang: có thể là ngay trong đêm 5/11 (theo giờ Mỹ), tức là trong ngày hôm nay (theo giờ Việt Nam), hoặc có thể là phải mất vài ngày như từng xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2020. Và trong quá trình chờ
đợi những lá phiếu cuối cùng được kiểm đếm và hé lộ cái tên giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay, Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ bàn luận về cơ hội chiến thắng của hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump cùng bàn luận câu chuyện này.
Hôm nay (5/11), theo giờ Mỹ, cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo nước Mỹ nhiệm kỳ 4 năm tới. Tâm điểm của mùa bầu cử năm nay, được đánh giá đầy kịch tính và khó đoán định là cuộc chạy đua giữa hai ứng cử viên với nhiều khác biệt trong cam kết tranh cử, gồm Phó Tổng thống Kamala Harris thuộc đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa. Các cử tri tham gia cuộc bầu cử không chỉ bầu tổng thống, mà còn bỏ phiếu để chọn ứng viên cho các ghế Thượng viện và Hạ viện trong Quốc hội Mỹ. Phần lớn cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu trực tiếp vào đúng ngày bầu cử. Tuy nhiên một số cử tri có thể lựa chọn bỏ phiếu sớm qua thư hoặc tại các địa điểm được quy định.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ, đặc biệt là cơn bão số 3 lịch sử, song thời gian qua, nông sản xuất khẩu tiếp tục lập kỷ lục, đặc biệt trong tháng 9 đạt tới gần 1 tỷ USD. Trong đó, có những mặt hàng tiếp tục có vị trí tăng trưởng vượt bậc, tiêu thụ số lượng lớn vào các thị trường truyền thống và mới thiết lập. Mức tăng trưởng kỷ lục, liên tục xô đổ những mốc lịch sử được thiết lập trước đó cho thấy, nông sản Việt đang ngày càng phát triển mạnh, thiết lập chuỗi kỳ tích, vươn mình tới mọi thị trường, kể cả khó tính nhất. Những tháng cuối của năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm cán đích mục tiêu của ngành nông nghiệp đã đề ra trong năm là 55 tỷ USD.
Tại phiên thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15, đại biểu Trần Quốc Tuấn, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Trà Vinh dẫn chứng một hiện tượng xã hội không ai ngờ tới.
Vụ việc này gióng lên những hồi chuông cảnh báo về tính liêm chính trong giáo dục – học giả, bằng thật, mà còn phơi bày những lỗ hổng đáng lo ngại trong quy trình quản lý và giám sát của các cơ quan có thẩm quyền. Yêu cầu đặt ra là cần rà soát, kiểm tra công tác đào tạo, cấp bằng tiến sĩ, phong chức danh khoa học PGS, GS. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS TS Nguyễn Hoàng Ánh, Nguyên Phó Trưởng khoa sau đại học, phụ trách đào tạo tiên sĩ, Trường ĐH Ngoại thương
Chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm và ban hành nhiều Nghị quyết nhằm tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, sự nghiệp đổi mới nói riêng, đã lập nhiều kỳ tích, đạt được thành tựu. Tuy nhiên, trong bài viết của mình mới đây, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã cho rằng: “Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tổ chức, cá nhân, người đứng đầu có nội dung chưa rõ; phân cấp, phân quyền chưa mạnh”. Điều này đã cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; đồng thời tạo cơ chế “xin-cho”. Việt Nam đang đứng trước kỷ nguyên mới, với những thách thức mới, yêu cầu mới. Để thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, thì một trong những giải pháp cần thực hiện đó là cần phân cấp, phân quyền như thế nào để "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" nhằm thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh, thành phố - nhân tố để quyết định sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội.
Sàn thương mại điện tử Temu – một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới giá rẻ dù đang làm thủ tục đăng ký hoạt động tại Việt Nam nhưng đã quảng bá, bán hàng rầm rộ không phép tại Việt Nam. Sự việc này đang nổi lên hai vấn đề: Thứ nhất là cho thấy những lỗ hổng trong quản lý thương mại điện tử cần phải khắc phục; Và thứ hai là nó cho thấy sức hút của thị trường Việt Nam và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bán lẻ điện tử, đòi hỏi các sàn thương mại điện tử Việt phải thay đổi nhanh chóng để không bị doanh nghiệp ngoại chiếm lĩnh thị trường. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là là ông Tuấn Hà - người sáng lập Học viện đào tạo Digital Marketing Vinalink Academy , chủ tịch Vinalink Media, chuyên gia thương mại điện tử.
Đảng, Chính phủ đã xác định chủ trương phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và bền vững, thích ứng với xu thế phát triển trên thế giới hiện nay. Phương hướng này không chỉ giúp Việt Nam đạt cam kết phát thải ròng bằng “0” - Net Zero vào năm 2050, mà còn là cách thức để tạo đột phá cho nền kinh tế, đi tắt, đón đầu, vươn lên bắt kịp các nước phát triển.
Trong công cuộc này, thì doanh nghiệp, doanh nhân chính là đội ngũ trực tiếp hiện thực hóa khát vọng Net-Zero. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn về Quản lý Kinh tế - Economica Việt Nam và ông Trần Văn Hiếu, Đồng sáng lập, Phó giám đốc Công ty cổ phần Lagom Việt Nam, doanh nghiệp đã ghi dấu ấn trong lĩnh vực vật liệu “xanh” và kinh tế tuần hoàn.
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề mưa lũ, đặc biệt cơn bão số 3 lịch sử, song trong tháng 9/2024 nông sản xuất khẩu tiếp tục lập kỷ lục, đạt gần 1 tỷ USD, góp phần gia tăng tốc độ tăng trưởng 9 tháng năm nay đạt gần 5,7 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, nối tiếp đà tăng trưởng của hàng nông sản. Trong đó, có những mặt hàng tiếp tục có vị trí tăng trưởng vượt bậc, tiêu thụ số lượng lớn vào các thị trường truyền thống và mới thiết lập. Mức tăng trưởng kỷ lục, liên tục xô đổ những mốc lịch sử được thiết lập trước đó cho thấy, nông sản Việt đang ngày càng phát triển mạnh, thiết lập chuỗi kỳ tích, vươn mình tới mọi thị trường, kể cả khó tính nhất. Những tháng cuối của năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm cán đích mục tiêu của ngành nông nghiệp đã đề ra trong năm là 55 tỷ USD. Ông Lê Thanh Hoà – Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng bàn luận câu chuyện này.
Vượt qua nhiều khó khăn, 9 tháng năm nay nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực, với tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng tăng 6,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ kết quả này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra kịch bản điều chỉnh- gọi là “kịch bản cao”, phấn đấu tăng trưởng quý 4/2024 khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%. Mục tiêu này đã được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ, do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày hôm qua, 21/10. Câu chuyện Thời sự hôm nay, chúng ta cùng nhìn nhận về những yếu tố góp phần làm nên kết quả tăng trưởng 9 tháng qua; những khó khăn, thách thức cần hóa giải, tháo gỡ, cùng những khuyến nghị chính sách, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm, tạo đà “tăng tốc” cho năm 2025 – năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025. Vị khách mời bàn luận câu chuyện thời sự là TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Bởi lãng phí gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên; gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế - xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Đây cũng là thông điệp trong bài viết mới đây của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với nhan đề “"Chống lãng phí". Tiến sĩ Đinh Văn Minh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Với chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển", Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10, nhiệm kỳ 2024-2029 bắt đầu diễn ra từ hôm nay đến ngày 18/10, tại Thủ đô Hà Nội. Diễn ra vào một thời điểm lịch sử quan trọng của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, Đại hội sẽ đánh giá toàn diện tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ 9; khơi dậy mạnh mẽ niềm tin, khát vọng cống hiến, sức sáng tạo của mọi người dân, nỗ lực cao nhất phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng 13 của Đảng; tạo đồng thuận xã hội, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc, hướng tới một “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Bối cảnh mới đặt ra yêu cầu tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc; “Kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu... Điều này đặt ra yêu cầu cho cả hệ thống MTTQ phải đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, các cuộc vận động; hướng mạnh về cơ sở, địa bàn khu dân cư, để xây dựng từng khu dân cư bình yên, để địa phương ổn định và phát triển.
Chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cao để có thể làm chủ công nghệ mới, ứng dụng chuyển đổi số một cách hiệu quả. Song hiện nay, mỗi năm Việt Nam ước tính thiếu khoảng 90.000 nhân lực để phát triển nền kinh tế số, xã hội số, trong khi các chương trình đào tạo trong nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Vậy làm thế nào để giải bài toán nguồn nhân lực trong Chuyển đổi số quốc gia?
Vượt qua nhiều khó khăn, 9 tháng năm nay nền kinh tế đã có những tín hiệu tích cực, với tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng tăng 6,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ kết quả này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra kịch bản điều chỉnh, phấn đấu tăng trưởng quý 4/2024 khoảng 7,6-8%, giúp tăng trưởng cả năm đạt và vượt 7%. Cùng nhìn nhận về những yếu tố góp phần làm nên kết quả tăng trưởng 9 tháng qua; những khó khăn, thách thức cần hóa giải, tháo gỡ, cùng những khuyến nghị chính sách, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm, tạo đà “tăng tốc” cho năm 2025 – năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 với khách mời bàn luận về nội dung này là TS Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
Ngày này 70 năm trước, mùng 10/10/1954, hàng vạn người dân Thủ đô hân hoan đón đoàn quân chiến thắng trở về sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự kiện đánh dấu ngày Thủ đô hoàn toàn giải phóng, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. 70 năm đã qua, Thủ đô Hà Nội đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt được những bước tiến vững chắc, “vươn mình” mạnh mẽ, xứng đáng là trung tâm lớn về hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan trước và dự kiến được bàn thảo luận tại Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới đây. Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng; các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Nghị quyết số 28 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Vậy những điểm mới nào trong dự thảo Luật Việc làm cần lưu ý; những quy định nào cần phải sửa đổi bổ sung để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động?
Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến rộng rãi của các bên liên quan trước và dự kiến được bàn thảo luận tại Quốc hội vào kỳ họp tháng 10 tới đây. Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng; các nội dung cải cách về chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Nghị quyết số 28 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Vậy những điểm mới nào trong dự thảo Luật Việc làm cần lưu ý; những quy định nào cần phải sửa đổi bổ sung để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động?
Xung đột ở Trung Đông leo thang căng thẳng với nhiều diễn biến quân sự mới không chỉ mang tới nhiều rủi ro, mà còn đặt ra nhiều thách
thức cho nỗ lực vãn hồi hòa bình. Các “giới hạn” trong xung đột hay các “lằn ranh đỏ” lần lượt bị phá vỡ! Chỉ trong mấy ngày qua, hàng loạt diễn biến quân sự mới làm leo thang căng thẳng trong khu vực, trong đó đáng chú ý nhất là việc Israel chuyển từ không kích dữ dội sang một cuộc tấn công trên bộ vào Li-băng nhằm tiêu diệt Hecbola; sau đó, Iran tiến hành màn tấn công tên lửa quy mô lớn vào Israel. Tất cả dấy lên nguy cơ xảy ra các màn trả đũa không hồi kết và nỗi lo về một cuộc chiến toàn diện ở khu vực với sự tham gia của nhiều bên, nhiều lực lượng đang lớn hơn bao giờ hết. Những tác động ngắn hạn, dài hạn của những diễn biến này; và đâu là con đường dẫn đến hòa bình? Nhà báo, nhà bình luận các vấn đề quốc tế Hà Mạnh Tường và các phóng viên Đài TNVN Việt Nam tại một số khu vực phân tích vấn đề này.
Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên trong phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định như vậy trước các nhà lãnh đạo, chuyên gia các tập đoàn công nghệ, tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn và AI tại toạ đàm với chủ đề “Tăng cường hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo” ở New York, Hoa Kỳ. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã ký quyết định ban hành Chiến lược phát triển Công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó đặt mục tiêu doanh thu ngành này đạt 25 tỷ đô la Mỹ mỗi năm vào 2030 và trên 100 tỷ USD vào năm 2050. Vậy những tiềm năng nào cần được khai phá, thách thức nào cần phải vượt qua; cơ hội hợp tác nào giữa Việt Nam và các nước đầu tầu trong công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo AI cần được tận dụng để hiện thực hóa mục tiêu này.
Nền kinh tế Việt Nam đã có sự hồi phục và tăng trưởng đầy lạc quan từ đầu năm cho đến tháng 09 với kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 7% cả năm 2024. Tốc độ tăng trưởng ấn tượng 6,93% trong quý II/2024, cao hơn mức 5,66% vào quý I/2024 tạo cơ sở để chúng ta tin tưởng vào một kỳ tích mới của kinh tế Việt Nam năm 2024. Điều này cũng là cảm quan chung của các tổ chức kinh tế khi nhìn nhận về nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, cơn bão số 3 Yagi vừa qua đã tàn phá ghê gớm ở 26 tỉnh phía bắc, gây ra hậu quả nặng nề. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính sơ bộ trên 50
nghìn tỷ đồng, dự báo có thể làm tốc độ tăng trưởng GDP cả năm giảm khoảng 0,15% so với kịch bản tăng trưởng 6,8-7%. Trước thực tế này, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143, ngày 17/09/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. TS Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, giám đốc công ty Economica Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.