logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Ứng phó với hoàn lưu bão số 3, bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân (10/9/2024)

Cơn bão số 3 đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho các tỉnh miền Bắc nước ta. Hoàn lưu bão số 3 đã gây mưa lũ ở nhiều địa phương với những thiệt hại nặng nề về người và của, các tỉnh miền núi phía Bắc gồng mình ứng phó mưa lũ. Sau điểm nóng Quảng Ninh, Hải Phòng – vùng tâm của siêu bão Yaghi quét qua, thì nay với hoàn lưu bão số 3 mưa như trút nước liên tiếp những ngày qua, cộng với nước lũ thượng nguồn đổ về, người dân cả nước đang hướng về các tỉnh miền núi phía Bắc. Mưa vẫn không ngớt và nước lũ lên theo từng giờ. Vùng ngập lụt mỗi lúc một mở rộng. Nhiều làng quê trù phú yên bình, nhiều trung tâm đô thị sầm uất bỗng chốc mênh mông ba bề bốn bên là nước và chứng kiến nhiều khoảnh khắc kinh hoàng.

Nông sản vượt thách thức, đạt mục tiêu xuất khẩu (09/9/2024)

Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, xuất khẩu nông sản 8 tháng qua đã lập kỳ tích khi đạt hơn 40 tỷ USD, tăng 18,6 % và tăng đều ở tất cả các mặt hàng nông lâm, thuỷ sản. Mới đây, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức ký kết 3 Nghị định thư quan trọng, mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc, mở ra cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu cho nông sản của nước ta thời gian tới. Những tháng cuối năm, các sản phẩm nông nghiệp có nhiều cơ hội lớn để bước vào chu kỳ tăng tốc xuất khẩu, sớm đạt mục tiêu xuất khẩu cả năm ở mức 55 tỷ USD. Làm sao để xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tiếp tục đạt, thậm chí vượt mục tiêu đề ra năm nay trong bối cảnh suy thoái kinh tế và thị trường đặt ra ngày càng nhiều rào cản về an toàn chất lượng và kiểm dịch thực vật?

Năm học 2024-2025: Dồn sức cho đổi mới giáo dục phổ thông (5/9/2024)

Hôm nay, học sinh cả nước hân hoan dự lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025. Đây là năm học được xem là năm bứt phá của đổi mới giáo dục, năm học áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ lớp 1 đến lớp 12, năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông 2018...Mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành kết luận số 91 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Đây là tiền đề đặc biệt quan trọng để toàn ngành Giáo dục, toàn xã hội cùng tiếp tục chung tay thực hiện nhiệm vụ lớn này trong bối cảnh, tình hình mới để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đặc biệt là bước sang chu trình thứ hai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.

Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp hiện thực hoá các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển cơ sở hạ tầng (3/9/2024)

Sau hơn 7 tháng thi công “thần tốc”, Công trình đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) dài gần 520km đi qua địa bàn 9 tỉnh từ Bắc miền Trung trở ra đã hoàn thành, đóng điện; nối tiếp thêm kỳ tích của ngành điện Việt Nam. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động Đợt thi đua cao điểm 500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc, phấn đấu hoàn thành và về đích sớm mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Trong không khí cả nước đang thi đua sôi nổi  thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Đại hội lần thứ XIII, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng Cộng sản Việt Nam, Câu chuyện Thời sự sáng nay có chủ đề: “Chỉ bàn làm, không bàn lùi: Giải pháp hiện thực hoá các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội XIII về phát triển cơ sở hạ tầng”. TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Economica Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Làm gì để việc đấu giá đất không trở thành “đất” cho những đối tượng đầu cơ, trục lợi?” (27/08/2024)

Theo dự báo, thời gian tới, dòng tiền sẽ tiếp tục dồn về hình thức đất đấu giá khi các địa phương tổ chức nhiều phiên đấu giá đất để tăng nguồn thu. Làm gì để việc đấu giá đất không trở thành “đất” cho những đối tượng đầu cơ, trục lợi? – là chủ đề của Câu chuyện thời sự hôm nay, với sự tham gia bàn luận của Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh.

Định danh tài khoản mạng xã hội: khó nhưng cần thiết (23/8/2024)

Trong phiên chất vấn tại kỳ họp lần thứ 17 của Hội đồng nhân dân TP.HCM diễn ra mới đây, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đề nghị tất cả các tài khoản trên mạng xã hội đều phải định danh và chỉ có tài khoản định danh thì mới được bình luận. Đề xuất dù không mới nhưng nhận được nhiều ý kiến đồng tình vì cho rằng, quy định này nếu thực hiện sẽ góp phần xây dựng môi trường mạng xã hội văn minh, ứng xử phù hợp với thuần phong mỹ tục, quy định của pháp luật. Khi danh tính của người dùng được xác thực, hành vi vi phạm có thể được truy vết dễ dàng hơn, giúp tăng tính minh bạch và trách nhiệm của người dùng, đồng thời giảm bớt việc lừa đảo trên không gian mạng.

Thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh - tạo đột phá cho tăng trưởng kinh tế (22/8/2024)

Theo Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 8/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được thành lập. Ngay sau đó, Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo đã họp phiên thứ nhất để xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ mà Bộ Tư pháp (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo) và các bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện. Mục tiêu và các nội dung rà soát, sửa đổi đã được hoạch định rõ. Do đó, cộng đồng doanh nghiệp đặt kỳ vọng những động thái mạnh mẽ của Chính phủ về rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, sẽ thúc đẩy cải cách thể chế kinh doanh - tạo đột phá cho tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Cần sớm giải quyết nghịch lý thiếu giáo viên nhưng vẫn thừa biên chế (20/8/2024)

Thiếu giáo viên-chuyện không mới nhưng dư luận gần đây càng bức xúc hơn với số liệu thống kê mà Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ đưa ra. Cụ thể, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến tháng 4 vừa qua, cả nước còn thiếu hơn 113.000 giáo viên các cấp học ở hầu hết địa phương. Trong khi đó, Bộ Nội vụ lại cho hay, đến năm 2023, cả nước còn hơn 64.000 biên chế giáo viên chưa được tuyển dụng. Đó mới chỉ là thống kê, thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều sinh viên sư phạm thất nghiệp hoặc chỉ dạy hợp đồng với số tiền lương ít ỏi. PGS TS Đặng Thị Thanh Huyền, Ban Điều hành Mạng lưới Quản lý Giáo dục EdulightenUp, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Quản lý giáo dục, thuộc Học viện Quản lý giáo dục cùng bàn luận câu chuyện này.

Các yếu tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam và giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (19/8/2024)

Tốc độ tăng trưởng GDP quý II tốt hơn Quý I. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế biến động khó lường, tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, cùng với đó sức cầu trong nước vẫn yếu, là những yếu tố đầy thách thức với việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của cả năm. Lạm phát có dấu hiệu gia tăng, khi chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đã tăng 4,08% so cùng kỳ năm ngoái. Bình quân 7 tháng, CPI tăng 4,12%. Vậy giải pháp nào để “bảo đảm kiểm soát lạm phát mục tiêu năm 2024 dưới 4,5% như đã đề ra” ? Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh có những phân tích, góc nhìn về các yếu tố tác động đến lạm phát tại Việt Nam và giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật (15/8/2024)

Ngày 27/6 vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 178 về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Với những quy định rất cụ thể, nghiêm minh, Quy định 178 được kỳ vọng sẽ ngăn chặn được tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật. Vậy đâu là những điểm đáng chú ý và ý nghĩa của Quy định này như thế nào đối với công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay.

Sáng kiến “Hộ chiếu vườn quốc gia”, phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng (13/8/2024)

Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Đến nay, cả nước đã xác lập 167 khu rừng đặc dụng, trong đó có 34 vườn quốc gia, 56 khu bảo tồn thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 54 khu bảo vệ cảnh quan và các khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học. Với diện tích rừng trên 14 triệu ha cùng tỷ lệ che phủ đạt hơn 42%, rừng Việt Nam là nơi cư trú của hàng chục nghìn loài động vật, thực vật hoang dã và quý hiếm. Trong năm ngoái , hệ thống các vườn quốc gia của nước ta đã đón khoảng trên 3 triệu du khách đem lại doanh thu hơn 300 tỷ đồng. Khai thác giá trị đa dụng của rừng không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, cải thiện thu nhập cho người dân sống dựa vào rừng mà còn góp phần lan toả tình yêu thiên nhiên, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả xã hội đối với việc bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên. Sáng kiến “Hộ chiếu vườn quốc gia” vừa được khởi động mới đây sẽ là một trong những bước đi đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc triển khai thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/2/2024. “Phát huy giá trị đa dụng của rừng nhìn từ sáng kiến Hộ chiếu Vườn Quốc gia” là nội dung của câu chuyện thời sự hôm nay.

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết và trách nhiệm (12/8/2024)

Các cấp công đoàn và giai cấp công nhân cả nước đang trong những ngày hoạt động sôi nổi thiết thực kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trải qua 95 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, trở thành chỗ dựa tin cậy, vững chắc của đoàn viên, người lao động, đóng góp xứng đáng cho mục tiêu xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Bước vào giai đoạn mới, nhiệm vụ phát triển đất nước đặt ra yêu cầu tất yếu, khách quan đối với sự phát triển giai cấp công nhân Việt Nam cũng như tổ chức Công đoàn cả về số lượng, chất lượng và tổ chức. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm và kinh nghiệm thực tiễn đang là nhiệm vụ then chốt của tổ chức công đoàn. Ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.

Thùng thuốc súng Trung Đông tăng nhiệt - Thế giới chạy đua tháo ngòi nổ (09/08/2024)

Dư luận quốc tế những ngày qua đang dành sự quan tâm đặc biệt đến tình hình Trung Đông, khi liên tiếp các diễn biến leo thang căng thẳng, đẩy khu vực trước nguy cơ một cuộc chiến tranh tổng lực, toàn diện mới. Hàng loạt các thủ lĩnh chính trị của các nhóm, lực lượng vũ trang bị tiêu diệt; các cuộc tấn công khiến nhiều người thiệt mạng… với việc các bên tuyên bố trả đũa cứng rắn lẫn nhau. Không chỉ là cuộc đối đầu giữa hai nhân tố chính - vốn là hai kẻ thù không đội trời chung là Iran và Israel; thùng thuốc súng Trung Đông còn đang đứng trước những nguy cơ mới – với sự can dự của các lực lượng thân Iran, các đồng minh phương Tây của Israel cùng nhiều nhóm uỷ nhiệm khác trong khu vực.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp: Khởi tạo phương thức sản xuất nông nghiệp mới (8/8/2024)

Để thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, với sự tham gia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB), và 12 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Từ khi Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL được phê duyệt, các địa phương và bà con nông dân nhiều nơi hào hứng, sẵn sàng tham gia và đã thu được kết quả bước đầu rất tích cực.
Tuy nhiên, việc triển khai Đề án cũng còn gặp không ít khó khăn, thách thức, cần sự nỗ lực và vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương và người dân để thực hiện thành công. Câu chuyện thời sự hôm nay bCùng bàn nội dung này với sự tham gia của TS Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Bộ NN&PTNT

Triển vọng thị trường bất động sản khi các Luật có hiệu lực thi hành (06/8/2024)

Từ ngày 1/8/2024, các Luật quan trọng như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) chính thức có hiệu lực, sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch. Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có nhiều nội dung đổi mới hết sức quan trọng trong quản lý, lành mạnh hóa thị trường, phát triển các phân khúc nhà ở, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia thị trường bất động sản. Thêm vào đó, nhiều chính sách trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có thể thực hiện được ngay mà không cần phải đợi văn bản hướng dẫn chi tiết. Đồng thời, một trong những điểm đáng chú ý nhất khi Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực là bảng giá đất được xây dựng hàng năm. Giá đất sẽ được xác định theo nguyên tắc thị trường. Điểm thứ hai là quy định mở cho Việt kiều mua nhà. Điều này sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển, có thêm nguồn cầu và hút dòng vốn từ nước ngoài.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h00-5h10 Rao sóng
5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h55 Quảng cáo
6h28-6h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
16h00-17h00 Theo dòng TS
17h50-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: