logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Phụ nữ khởi nghiệp vì sức khỏe cộng đồng và phát triển bền vững (24/11/2024)

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc thúc đẩy các giải pháp kinh doanh sáng tạo và xanh là điều vô cùng cần thiết. Hòa chung vào làn sóng khởi nghiệp quốc gia, những năm vừa qua, nhiều phụ nữ đã và đang không ngừng tìm tòi, sáng tạo, khởi nghiệp trên cơ sở phát huy nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, áp dụng quy trình sản xuất xanh, sạch, công nghệ tiên tiến để làm ra các sản phẩm chất lượng tốt, an toàn với môi trường và sức khỏe của ngưởi tiêu dùng.
Khách mời tham gia chương trình là chị Nguyễn Thị Mến - Chủ tịch Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại MOM BEAUTY (tỉnh Nghệ An) và chị Phạm Thị Nhung - Phó Giám đốc Hợp tác xã Thái Nguyên ToTa.

Phát triển thương hiệu – gia tăng giá trị sản phẩm của doanh nghiệp khởi nghiệp (17/11/2024)

Phát triển thương hiệu là quá trình xây dựng danh tiếng của một thương hiệu thông qua việc lập kế hoạch và thực hiện nhiều chiến lược tiếp thị khác nhau. Quá trình này tập trung vào việc thiết lập bản sắc và tính cách doanh nghiệp bằng cách tạo ra các mối quan hệ, tăng cường tương tác và xây dựng lòng tin với khách hàng. Xây dựng thương hiệu là một phần của quá trình phát triển thương hiệu, tập trung vào việc tạo ra sự nhận diện thương hiệu thông qua quảng bá và hình ảnh. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp vì đây chính là cách “định hình doanh nghiệp” trên thị trường. Cùng trò chuyện với các vị khách mời:
- Anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và TMDV Lê Gia – nhà sản xuất các sản phẩm mắm, nước mắm truyền thống và thực phẩm từ hải sản – là sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia gắn với phát triển du lịch trải nghiệm.
- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc sáng tạo Công ty Cổ phần Thiết kế ADD Design Việt Nam, Viện trưởng Viện Khởi nghiệp sáng tạo, Trường Đại học Nguyễn Trãi.

Khi phụ nữ khởi nghiệp (20/10/2024)

Được coi là “phái yếu”, nhưng ngày nay, trong thời kỳ hội nhập, thực tế đã chứng minh phụ nữ không chỉ thực hiện tốt vai trò trong gia đình mà còn tự tin, quyết tâm theo đuổi đam mê nghề nghiệp, tìm cách độc lập tài chính, tự chủ kinh tế. Theo thống kê của Liên đoàn thương mại cà công nghiệp Việt Nam, tỷ lệ nữ giữ vai trò điều hành doanh nghiệp nước ta hiện cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xấp xỉ 25%, tức là cứ 4 doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp do doanh nhân nữ làm chủ.
Tính cần cù, chịu khó; sự thấu hiểu và hy sinh, cùng khả năng quan sát nhạy bén, trực giác của phụ nữ là những điều vô cùng hữu ích khi triển khai các mô hình khởi sự kinh doanh. Tuy nhiên, đi kèm lợi thế là không ít khó khăn cần vượt qua để đi tới thành công. Chương trình khởi nghiệp với chủ đề “Khi phụ nữ khởi nghiệp”, chúng ta sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.
Khách mời tham gia chương trình là Doanh nhân Nguyễn Thị Khuyên, Giám đốc Công ty TNHH Nasaki Việt Nam, người được biết đến với hành trình “đưa ngói màu không nung chinh phục quốc tế” và doanh nhân Lê Dung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực Dgroup.

Doanh nhân trẻ khởi nghiệp sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số (13/10/2024)

Theo Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, kinh tế số đặt mục tiêu đạt 20% GDP đến năm 2025 và đạt 30% GDP đến năm 2030. Để hiện thực hóa kế hoạch này, chuyển đổi số trong doanh nghiệp được chuyên gia nhận diện là một trong những giải pháp then chốt. Theo đó, việc đổi mới sản xuất sang mô hình hiện đại bằng cách áp dụng công nghệ vào toàn bộ quy trình vận hành, thương mại đến phân phối sẽ giúp cải thiện năng suất lao động lẫn hiệu quả kinh doanh.
Khách mời tham gia chương trình là anh Nguyễn Xuân Lục, thường trực Đoàn chủ tịch CLB Đầu tư và khởi nghiệp Việt Nam, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Tập đoàn WATA, top 10 Doanh nhân trẻ Khởi nghiệp xuất sắc năm 2023 do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức bình chọn; anh Đặng Duy Trung Hiếu, Phó Chủ tịch Hội viên CLB Đầu tư và Khởi nghiệp Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ lữ hành chuyến đi Việt Nam - Vnexpress Tour, doanh nhân trẻ Khởi nghiệp xuất sắc năm 2024; anh An Ngọc Thao, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (Vinasa).

Chuyện khởi nghiệp của các đầu bếp (15/09/2024)

Thưa quý vị và các bạn. Nghề đầu bếp chỉ những người làm công việc nấu nướng (chef) hoặc phục vụ nấu nướng tại các nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh ăn uống. Người làm nghề đầu bếp là người nấu ăn chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản, có chứng chỉ hay bằng cấp về nấu ăn hoặc được truyền nghề từ các đầu bếp nổi tiếng và được công nhận dựa trên các tiêu chí đánh giá về nghề nghiệp, kinh nghiệm. Ngày nay, nghề đầu bếp đang có nhu cầu cao, với nhiều nghệ nhân có bàn tay vàng, gắn bó và phát triển với nghề. Đồng thời, mở rộng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ẩm thực đang rất phát triển. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Chuyện khởi nghiệp của các đầu bếp” chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với
- Anh Nguyễn Xuân Đoàn, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc Công ty TNHH chế biến suất ăn Tâm An và Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ ăn uống Xuân Trường
- Anh Trương Công Lệ- Bếp trưởng, nghệ nhân ẩm thực - Giám đốc trung tâm dạy nấu ăn Sao Mai.

Doanh nhân trẻ khởi nghiệp, định vị sản phẩm, xây dựng thương hiệu (08/09/2024)

Vừa qua, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã tổ chức Lễ trao danh hiệu Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2024 cho 86 doanh nhân tiêu biểu, trong đó có 10 ứng viên xuất sắc nhất lọp Top 10. 86 doanh nhân trẻ được trao giải năm nay đã tạo ra doanh thu năm 2023 đạt hơn 2.500 tỷ đồng, lợi nhuận hơn 102 tỷ đồng và tạo việc làm cho gần 7.000 lao động… Từ năm 2015 đến nay, qua 8 lần bình chọn, chương trình đã trao danh hiệu cho 643 doanh nhân trẻ tiêu biểu, tuổi không quá 35, khích lệ tinh thần sáng tạo và khởi nghiệp trong doanh nhân trẻ nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung.
Chương trình Khởi nghiệp bàn về chủ đề “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp, định vị sản phẩm, xây dựng thương hiệu”, với sự tham gia của hai vị khách mời là anh Nguyễn Văn Huỳnh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc HTX Huỳnh Phát, Phó Chủ tịch CLB Thanh niên Khởi nghiệp tỉnh Yên Bái, anh vừa được vinh danh Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2024 và anh Đỗ Ngọc Hòa - CEO công ty cổ phần Rain Coffee, Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc năm 2018.

Giải pháp công nghệ số và triển lãm quảng bá giới thiệu sản phẩm cho DN (25/08/2024)

Thưa quý vị và các bạn. Trong bối cảnh công nghệ phát triển hiện nay, các giải pháp quảng bá kết nối để giới thiệu sản phẩm có sử dụng công nghệ số giữ vai trò quan trọng đối với các DN khởi nghiệp. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lựa chọn tổ chức, tham gia triển lãm để tiếp cận với các doanh nghiệp, đối tác cùng tìm cách cung cấp các dịch vụ một cách chất lượng nhất tới tay khách hàng. Muốn vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần nắm bắt các kiến thức, kỹ năng quảng bá giới thiệu sản phẩm của minh sao cho phù hợp và áp dụng công nghệ như thế nào để tiết kiệm chi phí nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Giải pháp công nghệ số và triển lãm quảng bá giới thiệu sản phẩm cho DN khởi nghiệp” chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với:
- Chị Phạm Thị Xuân, Viện trưởng Viện phát triển bền vững và kinh tế số
Anh Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam.

Doanh nghiệp khởi nghiệp và vấn đề quản lý dòng tiền (4/8/2024)

Dòng tiền là một yếu tố quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ. Việc quản trị dòng tiền hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán, giảm thiểu rủi ro tài chính và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, khi nguồn tài chính còn eo hẹp, việc huy động vốn hạn chế, việc quản lý dòng tiền như thế nào để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh khủng hoảng để từng bước phát triển, là vấn đề đặt ra thường xuyên và liên tục. “Doanh nghiệp khởi nghiệp và vấn đề quản lý dòng tiền” - là chủ đề của chương trình khởi nghiệp hôm nay.
Các khách mời tham gia chương trình là Tiến sỹ Đào Thị Tuyết Nhung, Phó trưởng khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế-ĐHQG Hà Nội và doanh nhân Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch Quỹ đầu tư Việt Nam Singapore (VNS Capital), Phó chủ tịch CLB CEO 1983.

Bắc Ninh: Tổ chức đoàn đồng hành cùng thanh niên lập nghiệp

Tỉnh đoàn Bắc Ninh là một trong số ít đơn vị trong cả nước tham mưu Đề án Hỗ trợ thanh niên Bắc Ninh khởi nghiệp giai đoạn 2018 – 2025 và được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh phê duyệt. Theo đó, các hoạt động hỗ trợ được xác định khá toàn diện, phù hợp với nhu cầu thực tế của thanh niên trong quá trình khởi nghiệp

Phụ nữ khởi nghiệp, gắn với chuyển đổi số (14/07/2024)

Chủ động tham gia chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ ở khắp các vùng miền trên cả nước lập nghiệp. Nhất là đối với các chị em phụ nữ dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, thương mại điện tử giúp kết nối nhà sản xuất với người mua, thu hẹp khoảng cách vùng miền. Nếu như trước đây, nguồn hàng nông sản tại các tỉnh miền núi, vùng cao rất đa dạng, phong phú, nhưng việc tìm đầu ra cho sản phẩm luôn là thách thức, trở ngại lớn. Giờ đây, việc đưa sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử đã mở ra hướng đi mới trong khởi nghiệp, giảm nghèo bền vững.
Chương trình Khởi nghiệp bàn về chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, gắn với chuyển đổi số” với sự tham gia của hai khách mời là chị Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc công ty TNHH XNK Thảo dược Hằng Moon (tỉnh Nghệ An) và chị Khả Thị Hạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông và Thương mại dịch vụ Tây bắc TV (tỉnh Lai Châu).

Kỹ năng tiếp cận và mở rộng thị trường cho DN khởi nghiệp (07/07/2024)

Thưa quý vị và các bạn. Khách hàng luôn là “nhà đầu tư” lớn nhất của một công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng hiểu rõ về khách hàng của mình và thị trường để kinh doanh thành công. Sản phẩm mà doanh nghiệp khởi nghiệp đưa ra không phải lúc nào cũng được khách hàng và thị trường đón nhận. Vì vậy, việc lùi lại một bước để nghiên cứu kĩ về khách hàng, về thị trường để điều chỉnh lại mô hình kinh doanh tạo lợi nhuận là điều tất yếu phải làm nếu muốn khởi nghiệp thành công. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Kỹ năng tiếp cận và mở rộng thị trường cho DN khởi nghiệp” chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với:
- Chị Huỳnh Kim Hương, Cơ sở sản xuất Hảo Bích (chế biến thực phẩm, như thịt chua hạt đổi- thương hiệu có mặt 19 năm trên thị trường).
- Chị Phạm Thị Hạnh, Giám đốc HTX Long Cốc (chế biến các sản phẩm từ chè), ở Phú Thọ.
- TS. Phạm Văn Minh, Giảng viên, chuyên gia Quản trị DN và Đào tạo Kỹ năng mềm, Trường Đại học Đại Nam.

Bài toán nhân sự đối với công ty khởi nghiệp (30/6/2024)

Khởi nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào, thì con người cũng là yếu tố quan trọng. Để có một hành trình khởi nghiệp suôn sẻ và thuận lợi, ngoài tiềm lực kinh tế và trình độ, công nghệ sản xuất… các doanh nhân trẻ cần chuẩn bị cho mình hành trang kiến thức về quản trị nhân sự; tích lũy kinh nghiệm từ các tình huống thực tế cũng như biết vận dụng cách thức quản lý sao cho linh hoạt và hiệu quả.
Trong suốt hành trình xây dựng doanh nghiệp, người sáng lập doanh nghiệp phải tuyển dụng cộng sự, nhân viên đi cùng, vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Ngân sách tài chính thì hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, môi trường làm việc tùy thuộc vào hoàn cảnh... Vậy, làm sao để tuyển dụng đúng người, đúng việc và giữ họ ở lại với mình? Cùng bàn chủ đề “Bài toán nhân sự đối với công ty khởi nghiệp": -
Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Nhàn, Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Đối ngoại, Trường Đại học Thương mại. -
Doanh nhân trẻ Trần Ánh Phương, Giám đốc Công ty TNHH T’imex, thành viên CLB CEO 1983.

Phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo (02/06/2024)

Trong những năm qua, với cách làm sáng tạo, tinh thần quốc gia khởi nghiệp đã lan tỏa rộng khắp, thu hút đông đảo phụ nữ thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi ở rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề tham gia, từ đó khẳng định sự đam mê, khát khao đổi mới sáng tạo của phụ nữ Việt Nam. Khảo sát cho thấy, cứ 4 doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam sẽ có 1 doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo. Nữ giới đóng góp tới 40% của cải cho nền kinh tế Việt Nam.
Chương trình Khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo” với sự tham gia của khách mời là chị Trương Thị Bạch Thủy - Giám đốc Hợp tác xã mây tre đan Thủy Tuyết (tỉnh Sóc Trăng) và chị Nguyễn Thị Hoài Sen- Giám đốc HTX Nông nghiệp an toàn Tâm Sen (tỉnh Quảng Bình).

Doanh nghiệp khởi nghiệp hợp tác phát triển thị trường (26/05/2024)

Đẩy mạnh hợp tác, tìm kiếm đối tác để phát triển thị trường đối với các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng luôn là bài toán mà các doanh nghiệp cần có định hướng, tính toán kỹ lưỡng khi muốn phát triển mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Trong bối cảnh phát triển của công nghệ hiện nay, việc chia sẻ cơ hội hợp tác mở rộng thị trường, kinh doanh thành công, nhất là các DN trong lĩnh vực sản xuất thương mại và dịch vụ hàng hóa đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Doanh nghiệp khởi nghiệp hợp tác phát triển thị trường”, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với:
- Chị Đỗ Thị Như Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần SX Thương mại XNK Ngân Hà
- Th.s. Giảng viên chính Nguyễn Minh Đạo, Khoa Kinh tế và Quản trị DN, Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội, chuyên gia tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp- Bộ Công thương

Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam (5/5/2024)

Theo bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp các quốc gia năm 2023 do Startup Blink - Trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, Việt Nam xếp vị trí thứ 58 trên thế giới, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam đạt 634 triệu USD năm 2022 và đạt gần 500 triệu USD trong nửa đầu năm 2023. Hiện nay, làn sóng doanh nghiệp khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia ngày càng hoàn thiện và đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong thời gian tới.
Trong hệ sinh thái đó, vai trò của các trường Đại học là rất quan trọng. "Đại học khởi nghiệp" sẽ là đại học "thế hệ thứ ba" sau đại học chỉ chuyên cung cấp kiến thức (thế hệ thứ nhất) và đại học chuyên nghiên cứu thiên về hàn lâm (thế hệ thứ hai).
Cùng bàn luận về chủ đề: “Vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam” là các khách mời: Tiến sỹ Nguyễn Thị Hải Hà, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội; Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội; Doanh nhân trẻ Nguyễn Hữu Dũng, cựu sinh viên Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bài toán vốn và thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp (31/03/2024)

Trong các yếu tố liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp thì vốn và thị trường là 2 yếu tố có tính quyết định việc các doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực, quy mô và địa điểm để đầu tư sản xuất kinh doanh và phát triển thương hiệu. Khách mời bàn luận chủ đề “Bài toán vốn và thị trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp”:
- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc Viện Khởi nghiệp sáng tạo INIS
- Chị Phạm Thị Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quốc tế Moringa – chuyên sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ cây chùm ngây.

Phụ nữ khởi nghiệp gắn với chuyển đổi xanh, phát triển bền vững (24/03)

Chúng ta vẫn đang sống trong không khí của tháng Ba với ngày quốc tế Phụ nữ 8/3, tôn vinh “một nửa thế giới”, với rất nhiều phụ nữ thành đạt ở đa dạng các lĩnh vực, doanh nhân nữ thành công trên thương trường, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước. Nhiều phụ nữ đã và đang không ngừng tìm tòi, sáng tạo, khởi nghiệp trên cơ sở phát huy nguồn tài nguyên bản địa, áp dụng quy trình sản xuất xanh, sạch, công nghệ chế biến sâu để làm ra các sản phẩm chất lượng tốt, an toàn với môi trường và sức khỏe của ngưởi tiêu dùng. Chương trình hôm nay bàn về chủ đề: “Phụ nữ khởi nghiệp, gắn với chuyển đổi xanh, phát triển bền vững”, với sự tham gia của hai vị khách mời là bà Lê Thị Hồng Phương, Giám đốc công ty TNHH Đầu tư và phát triển trà UT(tỉnh Phú Thọ) và bà Đỗ Ngọc Khánh Trân-cán bộ phòng Marketing- Công ty sản xuất và thương mại Thảo Nguyên(tỉnh Quảng Ninh).

Xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) – Tiềm năng, thách thức với cộng đồng startup (17/3/2024)

Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp xu thế xanh, bền vững càng khó. Ở giai đoạn này, cộng đồng startup lại tiếp tục nhận được những tín hiệu tích cực về xu hướng phát triển trí thông minh nhân tạo (AI), trong bối cảnh tăng trưởng bền vững. Trên hầu hết các diễn đàn, nhiều doanh nhân ở nhiều lứa tuổi khác nhau đang bàn luận về tiềm năng, thách thức khởi nghiệp dựa trên các sản phẩm AI hoặc bằng chính sản phẩm AI. Mỗi người dân - có thể không phải là doanh nhân, startup, đều sẽ là đối tượng khách hàng tiềm năng, chịu tác động của các doanh nghiệp khởi nghiệp diện này. Vì vậy, sẽ hữu ích khi sớm nắm biết xu hướng phát triển của AI. Chương trình mang đến góc nhìn sát thực và mới mẻ về tiềm năng, thách thức khởi nghiệp lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, qua sự trao đổi của các chuyên gia, doanh nhân: ông Bùi Quý Phong – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Giám đốc Sale và Marketing Việt Nam; Chuyên gia AI Lê Công Thành – Chủ tịch Công ty cổ phần Công nghệ Chọn lọc Thông tin (InfoRe Technology)

Vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp (18/02/2024)

Thưa quý vị và các bạn. Vốn được hiểu là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, thì vốn luôn là bài toán đầu tiên, là yếu tố cấu thành không thể thiếu. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay rất phong phú và đa dạng, ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề và cách thức huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư. Vì khi có vốn, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh mới có cơ sở để triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh của mình và sinh lời. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp”, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với: - Anh Đàm Tiến Đức, Trưởng ban xúc tiến đầu tư, Hiệp hội Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP. Hà Nội. - Anh Hoàng Tiến Đạt – Giám đốc tài chính Công ty cổ phần xe điện Pega.

KHÁT VỌNG XANH (12/2/2024)

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Chính phủ phê duyệt đề ra mục tiêu tổng quát là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội. Cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP 26) cũng khẳng định quyết tâm phát triển một “nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển bền vững”. Phát triển kinh tế xanh cũng là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam, nhất là khi nhiều Hiệp định thương mại tự do mà nước ta tham gia có hiệu lực. Câu hỏi đặt ra là: Doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là doanh nhân trẻ cần làm gì để nắm bắt cơ hội khởi nghiệp xanh? Các bộ, ngành, địa ơphuowng cần làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia vào lĩnh vực này? ‘KHÁT VỌNG XANH” – cũng là chủ đề của chương trình Khởi nghiệp đặc biệt đầu Xuân mới.
- Khách mời của chương trình là ông Lưu Đức Khải, Trưởng Ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và doanh nhân trẻ Lê Xuân Tùng, người sáng lập và cũng là Chủ tịch Thương hiệu Thời trang Biluxury.

Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa (28/01/2024)

Thường được ví là “phái yếu” nhưng thực tế đã chứng minh phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Phát huy tài nguyên bản địa, nhiều phụ nữ đang mạnh dạn, tự tin mang khát vọng khởi nghiệp của mình vươn cao, vươn xa, lan tỏa và hòa chung vào làn sóng khởi nghiệp quốc gia. Chương trình Khởi nghiệp bàn về chủ đề: “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” với sự tham gia của khách mời là bà Hoàng Thị Tân, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Tâm Trà Thái (tỉnh Thái Nguyên) và bà Hoàng Thị Thùy Linh - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm DBFOOD (tỉnh Vĩnh Phúc).

Cơ hội, thách thức khởi nghiệp “xanh’, tuần hoàn - Chuyện của Egreen (14/01/2024)

Nhiều doanh nhân-doanh nghiệp uy tín đã và đang chuyển hướng hoàn toàn hoặc từng phần - phát triển kinh tế xanh. Trong cộng đồng startup, nhiều doanh nhân trẻ cũng đã sớm nhận thức vấn đề và nỗ lực xoay chuyển hoặc đổi mới sáng tạo sản phẩm. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế mới với nhiều biến động: dòng tiền bị siết chặt, chi phí vốn … đã tác động tâm lý - khiến các startup dè chừng, chưa mạnh dạn dấn thân chuyển đổi xanh, tuần hoàn. Cụ thể, đâu là thuận lợi, thách thức trong khởi nghiệp xanh-tuần hoàn? Các startup cần được hỗ trợ như thế nào trong vấn đề này? Chương trình hy vọng mang đến góc nhìn sát thực, mới mẻ về khởi nghiệp xanh qua hành trình sáng tạo và phát triển thương hiệu của CEO Phạm Đức Thọ với sản phẩm Egreen; cùng khuyến nghị của Tiến sỹ Lê Xuân Thịnh - Giám đốc Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Chuyển đổi số và yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp khởi nghiệp (24/12/2023)

Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tình hình chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến bất lợi, khó lường, gây ra rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Mặc dù vậy, “trong cái khó lại ló cái khôn”. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã không ngừng nỗ lực, chọn hướng đi phù hợp để vượt qua khó khăn thách thức. Xét ở một góc độ tích cực, chính dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và quy trình làm việc theo hướng mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa, ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn giai đoạn trước.
Trong giai đoạn phục hồi, doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, vừa tiết giảm chi phí, vừa tối ưu nguồn lực để bứt phá đi lên. “Chuyển đổi số và yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp khởi nghiệp” cũng là chủ đề của chương trình khởi nghiệp hôm nay.
Các khách mời tham gia chương trình:
- Tiến sỹ Hoàng Xuân Vinh, Viện nghiên cứu Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.

Triển vọng khởi nghiệp tiếp thị trực tuyến - Nhìn từ StartUp marketing và quảng cáo tự động Atosa (10/12/2023)

Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế số. Thương mại điện tử được coi là lĩnh vực tiên phong-tiềm năng nhất giúp hiện thực hóa mục tiêu này. Không đơn thuần là những hoạt động nổi bật mua-bán trên môi trường trực tuyến, đó còn là nhiều công đoạn trung gian hình thành chuỗi giá trị, cung ứng sản phẩm từ nhà sản xuất, đến tay người tiêu dùng số. Chương trình hôm nay cung cấp những thông tin thú vị khẳng định thực tiễn này. Khách mời: Lê Quỳnh Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Atosa Việt Nam, chủ nhân Giải thưởng Sao khuê 2022; Doanh nhân Bùi Quý Phong – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Giám đốc Sale và makerting Việt Nam

Tìm giải pháp tài chính và kết nối cung cầu thị trường BĐS (03/12/2023)

Thưa quý vị và các bạn. Khởi nghiệp trong lĩnh vực BĐS giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp chú trọng tới các giải pháp kết nối mua - bán trên thị trường. Đặc biệt chú trọng cung cấp các sản phẩm với giá cả và chất lượng phù hợp với nhu cầu của người sử dụng trên cơ sở chủ động chuẩn bị nguồn tài chính đảm bảo tính thanh khoản. Những câu chuyện từ thực tế “người trong cuộc” sẽ đưa ra những thông tin hữu ích, giúp các DN đi sau muốn tham gia thị trường. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Tìm giải pháp tài chính và kết nối cung – cầu trên thị trường BĐS”, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với:
- Anh Đoàn Đức Duy, Giám đốc Công ty cổ phần Nhà Đất Thái Nguyên, Chủ tịch CLB BĐS Thái Nguyên
- Anh Đỗ Quý Duy, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư BĐS NAC

Phân bón hữu cơ – an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường (05/11/2023)

Thưa quý vị và các bạn. Khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ đang được đánh giá là xu hướng “cùng nhà nông vun trồng thịnh vượng”. Nông nghiệp hữu cơ vừa kết hợp kỹ thuật truyền thống và tiến bộ khoa học làm lợi cho môi trường chung. Ngày nay, nông nghiệp hữu cơ trở thành xu hướng phát triển, tận dụng được nguồn phế thải từ chăn nuôi sang trồng trọt, vừa bảo vệ môi trường, giúp việc nuôi trồng của nhà nông tạo thành chuỗi khép kín tiết kiệm chi phí, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ chất đất, nguồn nước. Câu chuyện khởi nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ mặc dù rất gian truân nhưng đầy sức sống và có sự lan tỏa tới nhiều vùng, miền nông thôn với mô hình đầu tư sản xuất nông nghiệp rẻ, sạch và bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Phân bón hữu cơ – an toàn, hiệu quả và bảo vệ môi trường”, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với:
Chị Nguyễn Thị Thu Hường, Giám đốc HTX Nông nghiệp hữu cơ Thanh Vân
-Chị Hán Thị Hồng Ngân, Trưởng phòng chuyển giao tiến bộ Khoa học kỹ thuật, Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau quả, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Cơ hội, thách thức với startup trong hệ sinh thái bán dẫn (22/10/2023)

Làm thế nào để Việt Nam in dấu đậm hơn trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu? Làm thế nào để dấu ấn đó không chỉ dừng lại ở khâu đóng gói, hoàn thiện sản phẩm và ứng dụng sản phẩm, mà Việt Nam còn là nơi phát minh, sáng tạo và sản xuất các sản phẩm thuộc hệ sinh thái bán dẫn và được toàn cầu đón nhận? Cơ hội, thách thức nào với cộng đồng startup Việt Nam trong hệ sinh thái bán dẫn toàn cầu? Các vị khách mời góp phần lí giải những nội dung này là ông Nguyễn Tử Quảng – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn công nghệ BKAV và ông Nguyễn Vân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội, Giám đốc Học viện hướng nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Du lịch cộng đồng – kết nối thành công (08/10/2023)

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch có sự tham gia của cộng đồng địa phương trong chuỗi cung cấp dịch vụ, tổ chức khai thác, quản lý và nhận lại lợi ích. Vì mô hình du lịch cộng đồng giúp người dân và doanh nghiệp có được nguồn thu, tạo động lực để phát triển và đang ở giai đoạn phát triển ban đầu, nên sẽ có nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây cũng được xác định là xu hướng phát triển bền vững trong tương lai, phát huy các lợi thế từng vùng, miền và quan trọng là tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, từ đó mang lại lợi ích chung cho cộng đồng và có triển vọng phát triển bền vững. Tuy vậy, phát triển du lịch cộng đồng không thể một sớm một chiều mà là quá trình bền bỉ, dài lâu. Trong chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Du lịch cộng đồng – kết nối thành công”, sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về xu hướng phát triển này cùng những vị khách mời tham gia chương trình:
- TS Trần Thị Ngân Giang, Phó TGĐ Công ty Cổ phần chuyển giao ứng dụng công nghệ và phát triển du lịch cộng đồng bền vững (TTSC).
- Anh Nguyễn Hải Quân, Giám đốc điều hành Vietdaily Tour

Khởi nghiệp sáng tạo lĩnh vực du lịch – Cần tinh thần startup, cần chính sách hỗ trợ (24/9/2023)

Du lịch là một trong những lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề nhất vì đại dịch Covid19. Đến nay, toàn ngành đã và đang nỗ lực phục hồi, với nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, số doanh nghiệp mới gia nhập thị trường hay startup du lịch không nhiều như trước, cho thấy, ngành còn nhiều thách thức tăng trưởng. Các công ty, doanh nghiệp du lịch-lữ hành, đặc biệt cộng đồng khởi nghiệp nội ngành cần có tâm thế như thế nào để không chỉ hỗ trợ tiến trình phục hồi, mà thúc đẩy ngành công nghiệp “không khói” tăng trưởng và tăng trưởng xanh-bền vững? Vũ Thị Thái An – CEO Nền tảng công nghệ du lịch Tubudd và ông Đào Trọng Kiên – Phó Viện trưởng Viện Phát triển Du lịch Châu Á bàn luận, chia sẻ nội dung này

Người trẻ cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp? (17/9/2023)

Phong trào khởi nghiệp ở nước ta đang trở nên sôi động hơn trong những năm gần đây. Khởi nghiệp để không chỉ tạo được công việc cho bản thân mình, mà còn góp phần tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội, tham gia phát triển kinh tế đất nước. Nhiều người khởi nghiệp thành công, nhưng cũng có rất nhiều người đã không thể tiếp tục con đường, ước mơ của mình. Bên cạnh những yếu tố khách quan, nguyên nhân chính dẫn đến thất bại là bởi chính chất lượng, tính khả thi của các dự án, ý tưởng khởi nghiệp và hành động chưa phù hợp.
Vậy, cơ hội và thách thức nào đang đặt ra trong hoạt động khởi nghiệp? Người trẻ cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp? Cùng bàn luận chủ đề này là Tiến sỹ Đào Cẩm Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo quốc tế, Giảng viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh - Ủy viên BCH Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: