- Một năm bắt đầu bằng mùa xuân! Khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp – chính là “mùa xuân” mở đầu sự nghiệp kinh doanh của một, doanh nhân, doanh nghiệp. Trong không khí đón mừng Xuân mới, Chương trình Khởi nghiệp sẽ bàn chủ đề : “Khởi nghiệp xanh – Khơi nguồn trí lực doanh nhân Việt”.
- Khách mời tham gia chương trình là Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
và doanh nhân Trần Thị Yến Nga, người sáng lập thương hiệu 9foods.
Techfest Việt Nam thường niên là một trong những hoạt động nổi bật, được kỳ vọng tạo chuyển biến mạnh mẽ - cả ý thức lẫn hành động trong cộng đồng về đổi mới sáng tạo. Thực tế, hoạt động này đã đạt được hiệu quả-mục tiêu như thế nào và cần thay đổi những gì để đóng góp vào nỗ lực chung - thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo ngày càng tốt hơn? Các vị khách mời bàn luận nội dung này là: ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc ươm tạo BK-Holdings, Thành viên Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia; doanh nhân trẻ Đoàn Kiều My - Giám đốc tăng trưởng công ty Earable FRENZ và ông Lý Đình Quân – Trưởng Làng Du lịch và ẩm thực Techfest 2022 - từ đầu cầu Đà Nẵng.
Hiện nay, nguồn hàng hóa lương thực, thực phẩm sản xuất trong nước khá dồi dào, với chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, nhất là hàng hóa xuất khẩu. Vì thế, xu hướng mà các doanh nghiệp lựa chọn đó là tăng cường kết nối- rút ngắn chuỗi cung ứng- nâng giá trị hàng Việt. Đây cũng là nội dung chia sẻ từ các doanh nghiệp, những câu chuyện trong thực tế sản xuất, lựa chọn sản phẩm và tiêu thụ hàng Việt:
- Doanh nhân Nguyễn Ngọc Hoa, Phó Chủ tịch – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Âu Việt.
- Chị Trần Thị Hoài Thu, Giám đốc bán hàng nội địa, Công Ty TNHH Phát Triển Nông Nghiệp Và Tư Vấn Môi Trường (DACE).
Trước kia, nhắc đến cụm từ doanh nghiệp tạo tác động xã hội nhiều người nghĩ đến các công ty, doanh nghiệp có yếu tố từ thiện. Các doanh nhân-chủ doanh nghiệp diện này có những tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì doanh thu-lợi nhuận mà chủ yếu tạo việc làm cho nhóm lao động yếu thế, và dành phần lớn lớn nhuận cho các hoạt động xã hội. Ngày nay, doanh nghiệp tạo tác động xã hội ngày càng nhiều, và đã được cộng đồng hiểu theo nghĩa rộng hơn. Cụ thể, đó là nhóm doanh nghiệp diện nào và doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội thì có thể gặp những khó khăn, thuận lợi gì, cần được hỗ trợ-đồng hành như thế nào để phát triển bền vững? Hãy cùng chia sẻ thông tin với doanh nhân Vũ Việt Anh – Giám đốc Học viện Thành công, Trưởng làng Công nghệ Marketing, Techfest Việt Nam 2022 và bà Phạm Kiều Oanh - Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng (CSIP)
Kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp, các ý tưởng kinh doanh và cùng nhau hiện thực hóa các mục tiêu, đồng hành trên bước đường kinh doanh thông qua các câu lạc bộ, các chương trình khởi nghiệp... hoặc sự kết nối giữa các doanh nghiệp, cá nhân lại với nhau để cùng nhau chia sẻ rủi ro, hài hòa lợi ích, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đang là cách thức nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp và cá nhân kinh doanh lựa chọn. Cùng chia sẻ về chủ đề này:
- Anh Trần Tuấn Linh, Giám đốc sáng tạo tại Công ty cổ phần Thiết kế ADD Việt Nam (ADDesign).
- Th.s Phạm Văn Minh, chuyên gia Quản trị doanh nghiệp & Đào tạo Kỹ năng mềm, Trường Đại học Đại Nam.
“Trong kinh doanh, không doanh nhân, doanh nghiệp nào có thể giữ mãi vị thế Top đầu. Quan trọng là khi xã hội có những biến động, doanh nhân hay doanh nghiệp nào có thể thích ứng linh hoạt, để phát triển được. Doanh nhân trẻ hãy dám làm những việc chưa từng làm, để đạt được vị trí mình mong muốn: đừng sợ sai, chỉ sợ không biết mình đang sai”. Đó là tâm niệm của Nguyễn Huy Du – một trong 30 doanh nhân trẻ tiêu biểu 2022 mới được Hội Liên hiệp Thanh niên thành phố Hà Nội và Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội vinh danh nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10/2022. Chương trình hôm nay, mời quý vị gặp gỡ, chia sẻ cùng doanh nhân trẻ này hành trình khởi nghiệp-thất bại, rồi lại khởi nghiệp-thất bại. Điều thú vị là sau những va vấp đó, hiện tại anh đang có những thành công, được cộng đồng ghi nhận. Đồng hành cùng CEO Nguyễn Huy Du là ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc Ươm tạo BK Holdings, Thành viên Hội đồng cố vấn Khởi nghiệp sáng tạo của VCCI, Giám đốc Quỹ đầu tư BKFund
“Xây dựng thương hiệu” là đích đến của nhiều doanh nhân khởi nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh trên nền tảng công nghệ phát triển hiện nay. Vì thế, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các cá nhân kinh doanh luôn xác định hướng đi và mục đích trước khi khởi sự kinh doanh. Thành công sẽ đến với những ai biết hoạch định bài bản hướng đi, tầm nhìn và cách hiện thực hóa mục tiêu của mình. Tham gia bàn luận về chủ đề "Khởi nghiệp kinh doanh – đồng hành xây dựng thương hiệu Việt":
- Anh Đặng Quốc Dũng – Chủ tịch Công ty TNHH D.suit Việt Nam
- NTK Quang Huy – Giám đốc sáng tạo Công ty cổ phần QHMode
Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế số. Thương mại điện tử đang được coi là lĩnh vực tiên phong-tiềm năng nhất cho mục tiêu này. Không đơn thuần là những hoạt động nổi bật mua-bán trên môi trường trực tuyến, đó còn là rất nhiều công đoạn trung gian hình thành chuỗi giá trị, cung ứng sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng số. Chương trình hôm nay giới thiệu một trong những startup đang có những bước đi sáng tạo trong chuỗi giá trị giao thương online, đó là Atosa - StartUp marketing và quảng cáo tự động thương mại điện tử, vừa là chủ nhân Giải thưởng Sao khuê 2022. Tham gia chương trình là Lê Quỳnh Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Atosa Việt Nam, đại diện StartUp cùng ông Nguyễn Bình Minh – Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam.
Khách mời tham gia thảo luận, chia sẻ về chủ đề "Kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp trên nền tảng số": -
Nhà sáng lập mạng xã hội VIBOOK- Doanh nhân trẻ Nguyễn Nghĩa Vượng, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Tập đoàn công nghệ kỹ thuật số VIBOOK Việt. -
Thạc sỹ Trần Tú Hoa, Giảng viên Trường Đại học Thăng Long, Giám đốc Trung tâm Du học quốc tế INCOMAS.
Đổi mới sáng tạo có thể ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lĩnh vực nào, có thể bắt nguồn từ bất cứ ai. Đổi mới sáng tạo làm nên thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp, ngành hàng, làm nên thương hiệu quốc gia. Trong bối cảnh mới, đặc biệt trong nỗ lực hướng tới nền kinh tế số, đây càng là vấn đề then chốt. Đáng chú ý, muốn tận dụng tốt những tiến bộ khoa học công nghệ, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao lợi thế cạnh tranh ở cả tầm doanh nghiệp cho đến cấp vĩ mô, rất cần cơ chế thu hút nguồn lực – đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo. Một vấn đề tưởng rất vĩ mô, rất cần nhìn nhận từ cấp độ nhỏ hơn – quy mô doanh nghiệp, khởi sự doanh nghiệp. Hãy cùng chia sẻ dòng thông tin này với các vị khách mời: ông Nguyễn Hữu Lương - Phó Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội và ông Phạm Tuấn Hiệp - Giám đốc BKHoldings, Đại diện Quỹ đầu tư khởi nghiệp BKFund
Nền nông nghiệp Việt Nam đang phát triển mạnh, đóng vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Trong xu hướng khởi nghiệp đang diễn ra sôi nổi trên mọi lĩnh vực thì nông nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng này. Nắm bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên toàn thế giới, bằng trí tuệ và đam mê với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, nhiều startup trẻ đang tạo ra sự thay đổi về diện mạo mới cho nông thôn, góp phần hiện đại hóa các khâu trong sản xuất nông nghiệp hướng tới nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Trong khi đó, Chính phủ cũng đánh giá vai trò đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạọ, khi đưa ra hàng loạt văn bản, chỉ đạo liên quan đến vấn đề này, làm tiền đề quan trọng thúc đẩy khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và nông sản Việt trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trên con đường khởi nghiệp của các doanh nhân trẻ có rất nhiều chông gai, nhất là khi thị trường đang gặp muôn vàn khó khăn, thách thức như hiện nay. Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực này vượt qua khó khăn để tồn tại và phát triển, đưa nông sản Việt Nam ra thị trường thế giới hoặc không bị “thua trên sân nhà”?
Các khách mời tham gia chương trình: Doanh nhân trẻ Nguyễn Thị Thu - Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Sáng kiến tạo tác động Mevi và anh Nguyễn Hoàng Hải, Phó Tổng Giám đốc phụ trách truyền thông – Marketing Tập đoàn Minh Tiến, trao đổi về chủ đề "Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp số".
Xây dựng và quản trị thương hiệu đối với các doanh nhân, doanh nghiệp thực sự có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển và cạnh tranh hiện nay. Đây cũng là những nền tảng cơ bản để doanh nghiệp thực sự phát triển, với các tiêu chí, kế hoạch và chiến lược, đạt được các mục tiêu kinh doanh trên thương trường. Thực tế, việc xây dựng, định hình và quản trị thương hiệu doanh nghiệp rất khó, đòi hỏi kỹ năng quản trị bài bản, khoa học để xác định hướng đi, đích đến cho doanh nghiệp trong tương lai. Do vậy, vấn đề xây dựng thương hiệu, tạo ra một bản sắc riêng trong giai đoạn khởi nghiệp giúp định hình đường lối quản lý và văn hóa doanh nghiệp tốt hơn cần được chú trọng. Xuất phát từ thực tế này, Chương trình Khởi nghiệp hôm nay, chúng tôi bàn về chủ đề “Kinh nghiệm xây dựng và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp khởi nghiệp”. Khách mời tham gia chương trình:
1. Doanh nhân. Trần Tuấn Linh, Giám đốc sáng tạo tại Công ty cổ phần Thiết kế ADD Việt Nam (ADDesign)
2.Luật sư Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Hãng Luật Vũ Gia và Cộng sự.
Hiện nay, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam đã qua giai đoạn phát triển về số lượng, đang bước vào giai đoạn trọng yếu, cần nhiều sự đầu tư theo chiều sâu để có thể tạo ra các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có chất lượng cao và mang tầm quốc tế. Để làm được điều này, phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong những nền tảng quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao trong các ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Để giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tối đa các tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và tăng cường lợi thế cạnh tranh mới của nền kinh tế, Việt Nam cần đào tạo nâng cao và đào tạo lại nguồn nhân lực trong nước. “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo” là yêu cầu đang đặt ra cấp thiết để nâng cao chất lượng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hướng tới nền kinh tế số ở Việt Nam.
Cùng bàn luận về vấn đề này với 2 vị khách mời là ông Hồ Sỹ Thường, Trưởng phòng ươm tạo và Phát triển doanh nghiệp kiêm Giám đốc điều hành vườn ươm doanh nghiệp Hà Nội – Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội và doanh nhân trẻ Lê Dung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực Dgroup.
Từ Startup Salework và đại diện dự án là bạn Nguyễn Hữu Dũng, chương trình hy vọng góp thêm niềm tin xây dựng cuộc sống xanh hơn – bền vững hơn, trong tương lai - từ hoạt động khởi nghiệp hôm nay. Chương trình có sự tham gia, cố vấn của PGS.TS Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội