Đại dịch Covid-19 khiến xuất hiện rồi lây lan trên diện rộng trong suốt gần 2 năm qua đã khiến cho khoảng ba phần tư startup tại hầu khắp các quốc gia trong đó có Việt Nam phải tạm dừng, và không có hi vọng huy động được thêm vốn đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, nhiều startup Việt lại có hoạt động hiệu quả và tăng trưởng mạnh mẽ. Theo phân tích của các chuyên gia, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, sẽ có rất nhiều cơ hội mở ra đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam.
Cùng lắng nghe chia sẻ của doanh nhân Nguyễn Hữu Sơn, chủ tịch HĐQT Công ty WaveEX Việt Nam và ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Thị trường lao động đang có rất nhiều biến động. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn rất khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự phù hợp. Nhân sự phù hợp là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Người sáng lập công ty có thể bắt đầu doanh nghiệp một mình, nhưng không thể xây dựng và phát triển công ty một mình.
Trong suốt hành trình xây dựng doanh nghiệp, người sáng lập doanh nghiệp phải tuyển dụng cộng sự, nhân viên đi cùng, vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Ngân sách tài chính thì hạn hẹp, điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, môi trường làm việc tùy thuộc vào hoàn cảnh... Vậy, làm sao để tuyển dụng đúng người, đúng việc và giữ họ ở lại với mình?
“Giải bài toán nhân sự đối với doanh nghiệp khởi nghiệp” -Cùng bàn luận vấn đề này là Doanh nhân Lê Dung - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực Dgroup và ông Trần Văn Lê, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Cơ điện và Thương mại Phương Linh.
Ngành thống kê tính toán, trải qua gần 2 năm sóng gió vì đại dịch Covid19, cả nước có khoảng 200 nghìn doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, giải thể - Trung bình mỗi tháng hơn 10.000 doanh nghiệp rời khỏi thương trường, chủ yếu là doanh nghiệp quy mô dưới 5 tỷ đồng. Trước thực trạng này, chắc hẳn nhiều doanh nhân-doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang mong sớm có thể bắt tay triển khai dự án sẽ băn khoăn cho hành trình phía trước. Liệu có cách thức nào để các Startup vượt qua giai đoạn khó khăn này? Ai hay đơn vị, tổ chức nào có thể hỗ trợ cộng đồng Startup trong bối cảnh hiện tại? Chương trình KHỞI NGHIỆP, trên VOV1 mang tới những thông tin hữu ích cho quý vị và các bạn!
Trong điều kiện rất nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, nhất là hoạt động du lịch đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, thậm chí phải ngừng hoạt động trong thời gian dài. Các doanh nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp đã vượt qua thử thách này như thế nào? Các bước thích ứng và xây dựng kịch bản để hồi phục trở lại trong thời gian tới ra sao?
Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề “Doanh nghiệp du lịch vượt khó - câu chuyện từ thực tế” trên Kênh thời sự VOV1 cùng chung mong muốn kết nối và lan tỏa thông điệp từ các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch hay các doanh nhân khởi nghiệp, để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, để ngành du lịch sớm phục hồi và phát triển. Quý vị và các bạn quan tâm tới chủ đề này, hãy gọi tới số điện thoại: 02439341040 để trao đổi với khách mời của chương trình. Bây giời, xin giới thiệu khách mời của chương trình hôm nay:
Chị Dương Mai Lan – TGĐ Công ty Cổ phần lữ hành và sự kiện Thuận An (Asend Traval and Media). Chị Nguyễn Ngọc Hoàng Anh, GĐ Công ty Hana Group (Đà Lạt, Lâm Đồng)
Nguồn cung trên thị trường bất động sản hạn chế, do các dự án đã được cấp phép nhưng vẫn phải dừng hoạt động. Tiếp đó, lực lượng môi giới bất động sản phải nghỉ việc do giãn cách xã hội. Hay hàng nghìn sàn giao dịch chịu nhiều áp lực về lương, tiền thuế, tiền lãi vay... Thị trường nói chung chịu áp lực do lực cầu suy yếu, giá cả tăng bất hợp lý... Không nằm ngoài những khó khăn, bất lợi của thị trường mùa dịch, doanh nghiệp bất động sản nói chung, doanh nghiệp-doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực môi giới bất động sản nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn. TS. Nguyễn Văn Đính, Tổng thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam; Doanh nhân. Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch HĐQT BHS GROUP phân tích khó khăn, triển vọng thị trường, chia sẻ kinh nghiệm với các nhà khởi nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.
Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh hiệu quả, đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế cùng những giá trị vô hình cho đời sống-xã hội. Ở thời điểm hiện tại, đây là hoạt động nổi bật, là ví dụ dễ hiểu nhất khẳng định tiềm năng khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp dựa trên nền tảng số. Có nghĩa, không chỉ mua-bán, trao đổi hàng hoá, còn rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác có thể dựa trên nền tảng kết nối internet để tiếp cận khách hàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong Chương trình hôm nay với rất nhiều thông tin phân tích-chia sẻ, cùng lời khuyên từ các chuyên gia hoạt động khởi nghiệp như: ông Nguyễn Hoa Cương – Nguyên Giám đốc trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Hữu Lương - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội; ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech (cộng đồng khởi nghiệp vẫn quen gọi là Shark Bình)
Thương mại điện tử là phương thức kinh doanh hiệu quả, đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế cùng những giá trị vô hình cho đời sống-xã hội. Ở thời điểm hiện tại, đây là hoạt động nổi bật, là ví dụ dễ hiểu nhất khẳng định tiềm năng khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp dựa trên nền tảng số. Có nghĩa, không chỉ mua-bán, trao đổi hàng hoá, còn rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác có thể dựa trên nền tảng kết nối internet để tiếp cận khách hàng. Đó là gì? Các chuyên gia : ông Nguyễn Hoa Cương – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Hữu Lương -Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội; ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch Tập đoàn NextTech và đại diện 1 số trường Đại học – cái nôi ươm tạo Startup, sẽ hỗ trợ thông tin chi tiết:
- Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đang lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp khởi nghiệp vốn non trẻ. Tuy vậy, trong lúc khó khăn, cũng có rất nhiều doanh nghiệp biết cách để vượt qua. Những giải pháp sáng tạo và linh hoạt là yếu tố then chốt, quyết định đến việc thành hay bại của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp làm gì để tồn tại và phát triển trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19? Đây cũng là chủ đề của chương trình hôm nay.
- Tham gia chương trình là Doanh nhân trẻ Trần Thị Yến Nga, người sáng lập thương hiệu 9foods và anh Nguyễn Xuân Lộc, Giám đốc Công ty Nhất Nam VN - doanh nghiệp chuyên cung cấp phòng họp trực tuyến và thiết bị hội thảo.
Dịch Covid 19 xuất hiện, tới nay, đã 1 năm rưỡi, với tác động đa chiều. Làm thế nào để toàn nền kinh tế có thể nhận diện, phát huy những mặt tích cực-lợi thế và hạn chế được những ảnh hưởng theo chiều hướng xấu? Động lực nào cho cộng đồng StartUp, khi Covid 19 chưa có dấu hiệu dừng? Khởi nghiệp hôm nay, hy vọng các chuyên gia là những người bạn đồng hành của các Startup thời gian qua sẽ giúp quý vị nhìn nhận bao quát-sâu sắc hơn thực tế này, đó là ông Nguyễn Hữu Lương - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889 “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025”, và ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc Ươm tạo BKHoldings, mô hình doanh nghiệp trong trường học đầu tiên tại Việt Nam. Ông Hiệp cũng đồng thời là thành viên ban điều hành Techfest Việt Nam, đại diện Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo BKFund.
Theo bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp các quốc gia năm 2020 do Startup Blink - Trung tâm nghiên cứu và lập bản đồ hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, Việt Nam tăng 13 bậc, lên vị trí thứ 59 trên thế giới, hướng tới vị thế trung tâm khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
- Thực tế cho thấy, dù trong khó khăn của đại dịch Covid-19 nhưng tinh thần khởi nghiệp của Việt Nam vẫn được đẩy mạnh, minh chứng là con số doanh nghiệp khởi nghiệp ra đời vẫn tăng mạnh.
- Trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19 phức tạp và khó lường, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp khởi nghiệp cần tận dụng mọi nguồn lực để tồn tại và phát triển. Đây cũng là chủ đề của chương trình hôm nay.
- Cùng bàn luận vấn đề này với Doanh nhân trẻ Lê Xuân Tùng, người sáng lập nhãn hiệu thời trang nam Biluxury và
CEO Lê Dung, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đào tạo và phát triển nhân lực Dgroup.
Thời gian qua, dù đại dịch Covid 19 tác động mạnh mẽ, đa chiều, vẫn có những tín hiệu tích cực từ cộng đồng Startup Việt, đặc biệt là cộng đồng startup lĩnh vực khoa học công nghệ. Để tạo nên những điểm sáng đó, không thể không nhắc tới hoạt động hỗ trợ-thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của nhiều cá nhân, tổ chức - có thể từ nguồn quỹ tư nhân, có thể từ nguồn ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia. Một trong số đó phải kể đến các chương trình, hoạt động từ Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025” (gọi tắt là Đề án 4889). Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889, cung cấp tới quý vị và các bạn nội dung này.
Thưa quý vị và các bạn. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc đào tạo từ xa được coi là bước chuyển mình mạnh mẽ của hoạt động bồi dưỡng, trau dồi, lan tỏa kiến thức để phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả. Việc cập nhật kiến thức, công nghệ và các giải pháp mới để tiếp cận học tập và trang bị kiến thức thành công đã “chắp cánh” cho rất nhiều doanh nhân, doanh nghiệp khởi đầu sự nghiệp và mang lại thành công, cho doanh nghiệp
- Với việc cập nhật kiến thức “mọi lúc, mọi nơi” thông qua hình thức trực tuyến và có tính kế tiếp ở nhiều trường đại học hiện nay và nhiều trường hợp kết nối “xuyên biên giới” cũng là cách trang bị kiến thức kinh doanh nền tảng, giúp các doanh nhân định hướng chiến lược, lường trước rủi ro và có cách thức vượt qua thách thức đại dịch. Công nghệ đã kết nối các ý tưởng khởi nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp và dự án khởi nghiệp với nhau khá thành công. Chương trình Khởi nghiệp bàn chủ đề: “Đào tạo từ xa – kết nối doanh nhân khởi nghiệp lại gần”. Khách mời của chương trình là TS. Bùi Kiên Trung, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân; Doanh nhân Phan Quang Cường, Chủ tịch CTCP CF Group.
Có lẽ chưa bao giờ “startup - khởi nghiệp” lại được quan tâm nhiều như thời gian gần đây. Thú vị hơn khi hoạt động này sôi nổi trong giới học sinh, sinh viên, ở nhiều ngôi trường trên cả nước, đặc biệt tại Thủ đô. Để tạo được hiệu ứng tích cực này, bên cạnh vai trò hỗ trợ, thúc đẩy của nhiều cá nhân, tổ chức - có thể là nguồn quỹ tư nhân, có thể là ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia - không thể không nhắc đến vai trò “bà đỡ”, vai trò kết nối của chính các trường học. Chương trình hôm nay, chúng ta hãy cùng chia sẻ những thông tin này với các vị khách mời, đó là: PGS.TS Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và Tiến sĩ Phạm Hùng Tiến - Phó Giám đốc Quốc gia Viện Friedrich Naumann (Đức) đang có nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp.
Quản trị doanh nghiệp – kinh nghiệm quý, cách làm hay để vượt qua khó khăn do dịch bệnh sẽ là nội dung chúng ta cùng trao đổi hôm nay. Sau đợt dịch Covid 19 lan rộng, tác động tiêu cực tới các hoạt động kinh doanh, buôn bán, làm ăn, lao động sản xuất của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Hoạt động tại một số doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn.
Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đã không thể trụ được, phải cắt giảm lao động, thậm chí đóng cửa hoặc chuyển sang ngành nghề khác. Đối với một số doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thì đây là giai đoạn thử thách “sống còn” đối với sự nghiệp, công việc của các doanh nghiệp. Kinh nghiệm “vượt bão” đại dịch như thế nào? Chương trình Khởi nghiệp hôm nay, chúng tôi bàn chủ đề: “Quản trị doanh nghiệp – Vượt qua khó khăn do dịch covid19”.