Dịch Covid 19 xuất hiện, tới nay, đã 1 năm rưỡi, với tác động đa chiều. Làm thế nào để toàn nền kinh tế có thể nhận diện, phát huy những mặt tích cực-lợi thế và hạn chế được những ảnh hưởng theo chiều hướng xấu? Động lực nào cho cộng đồng StartUp, khi Covid 19 chưa có dấu hiệu dừng? Ươm mầm khởi nghiệp hôm nay, hy vọng các chuyên gia là những người bạn đồng hành của các Startup thời gian qua sẽ giúp quý vị nhìn nhận bao quát-sâu sắc hơn thực tế này, đó là ông Nguyễn Hữu Lương - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889 “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2025”, và ông Phạm Tuấn Hiệp – Giám đốc Ươm tạo BKHoldings, mô hình doanh nghiệp trong trường học đầu tiên tại Việt Nam. Ông Hiệp cũng đồng thời là thành viên ban điều hành Techfest Việt Nam, đại diện Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo BKFund.
Thời gian qua, dù đại dịch Covid 19 tác động mạnh mẽ, đa chiều, vẫn có những tín hiệu tích cực từ cộng đồng Startup Việt, đặc biệt là cộng đồng startup lĩnh vực khoa học công nghệ. Để tạo nên những điểm sáng đó, không thể không nhắc tới hoạt động hỗ trợ-thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của nhiều cá nhân, tổ chức - có thể từ nguồn quỹ tư nhân, có thể từ nguồn ngân sách địa phương, ngân sách quốc gia. Một trong số đó phải kể đến các chương trình, hoạt động từ Đề án “Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025” (gọi tắt là Đề án 4889). Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Lương, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội – đại diện đơn vị triển khai Đề án 4889, cung cấp tới quý vị và các bạn nội dung này.
Chương trình có sự tham gia-trao đổi của ông Nguyễn Hoa Cương - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và doanh nhân Phạm Thanh Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn CenGroup (Shark Hưng).
Thưa quý vị! Ứng dụng mô hình đưa STEM vào thể thao giải trí (STEM Sport), Dự án thể thao giải trí và phối hợp Việt Nam Recsports.vn được thiết kế nhằm phát triển vận động thể chất cho nhóm đối tượng chính gồm trẻ mầm non và học sinh - sinh viên. Sau hơn 5 năm triển khai (từ 2016), Dự án bắt đầu mở rộng sang phục vụ cả những người trưởng thành, tạo dựng các cơ sở tập luyện trong các khu nghỉ dưỡng, trung tâm vật lý trị liệu, trung tâm thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí... trên toàn quốc. Định hướng phát triển dự án theo mô hình doanh nghiệp tạo tác động xã hội, Recsports đã và đang phải đối mặt với những thách thức gì để cân bằng mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế? Làm sao để lan tỏa dự án đến cộng đồng - tạo tác động xã hội? Những chia sẻ, phân tích của các chuyên gia và của người sáng lập dự án Recsports trong Ươm mầm khởi nghiệp hôm nay sẽ là những bài học kinh nghiệm để các dự án tác động xã hội khác có thể tham khảo và rút kinh nghiệm.
Thưa quý vị! Với tốc độ già hóa nhanh, với gần 12 triệu người cao tuổi và mỗi năm tăng thêm 670.000 người, thì việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi là một thách thức không hề nhỏ với Việt Nam. Chưa kể, người cao tuổi cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất khi đại dịch COVID-19 ập tới và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ra đời với mong muốn hỗ trợ nâng cao sức khỏe và tinh thâm cho người cao tuổi ngay tại nhà, HASU là ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam dành riêng cho người cao tuổi, được Ngô Thùy Anh – một nữ thạc sĩ trẻ xây dựng và phát triển. Tiên phong phát triển một sản phẩm hỗ trợ người cao tuổi- startup HASU đã và đang phải đối mặt với những thách thức gì? Những bài toán nào cần phải đi tìm lời giải để đưa ứng dụng đến gần hơn với người cao tuổi?. Hy vọng những chia sẻ của người sáng lập ứng dụng và những phân tích, tư vấn của chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp trong chương trình hôm nay sẽ ít nhiều cung cấp thêm thông tin và cũng là bài học kinh nghiệm cho các startup trong lĩnh vực y tế khác.
Làm sao để có thể mua được thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn? Giải quyết bài toán của xã hội, nắm bắt được nhu cầu và mong muốn mua được những sản phẩm thực phẩm an toàn cho bữa ăn hàng ngày trong mỗi gia đình, nhiều dự án khởi nghiệp nhằm cung cấp các sản phẩm thực phẩm sạch đã ra đời. Ươm mầm khởi nghiệp giới thiệu một dự án như vậy- đó là dự án khởi nghiệp “Sản phẩm hữu cơ Tifoods 24h”.
Thưa quý vị! Bio Nine- dự án khởi nghiệp phát triển các sản phẩm tiêu dùng sinh học, được Nguyễn Văn Linh và các cộng sự của mình cho ra đời sau nhiều năm ấp ủ, với tâm huyết mang đến cho người tiêu Việt Nam những sản phẩm sinh học chất lượng, giá thành hợp lý, đặc biệt là an toàn cho sức khỏe người sử dụng và bảo vệ môi trường. Ra nhập thị trường hồi đầu tháng 6/2020- cũng là thời điểm dịch COVID-19 ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, Bio Nine và những người sáng lập dự án đã phải đối mặt với những khó khăn gì? Phân khúc thị trường - liệu có sự cạnh tranh từ những đối thủ đi trước? Và startup này cần gì để phát triển? Hy vọng những thông tin đến từ các chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp có trong Ươm mầm khởi nghiệp hôm nay sẽ ít nhiều hữu ích với dự án khởi nghiệp còn khá mới này và với những dự án khởi nghiệp tương tự.
“Từng chồi non xanh mơn man"
"Từng hạt mưa long lanh rơi... mùa xuân…”
Xin chào quý vị thính giả. Đúng như những ca từ của bài hát "Thì thầm mùa xuân", Mùa xuân- mùa của đâm chồi nảy lộc và mùa xuân đã đến trên khắp mọi nẻo đường đất nước, không khí xuân tràn ngập nơi nơi. Thưa quý vị! “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, đời người khởi đầu từ tuổi trẻ”, và trong những ngày đầu xuân này, còn gì hợp hơn khi chúng ta cùng nói về chủ đề khởi nghiệp, về khát vọng đưa đất nước phát triển của những người trẻ hôm nay.
Khách mời: Lê Ngọc Anh - Co-founder của dự án Xưởng gỗ Kabi; Chuyên gia Bùi Thị Thanh Mai- đến từ Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo BestB.
Khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nói chung đã rất phổ biến, còn “Khởi nghiệp công nghệ số” chúng ta mới chỉ nghe nói nhiều 1,2 năm trở lại đây. Vậy cụ thể, khởi nghiệp công nghệ khác khởi nghiệp công nghệ số như thế nào và đâu là cơ hội cho cộng đồng startup Việt trong mảnh đất màu mỡ - công nghệ số? Ươm mầm khởi nghiệp hôm nay sẽ phần nào hé mở những thông tin này, qua câu chuyện thực tế của "Base.vn - Nền tảng số xuất sắc nhất Việt Nam 2020".
Khách mời: Nhà báo Nguyễn Thái Khang – Phó Trưởng Ban ICTnews, báo Vietnamnet; Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch VINASA, Chủ tịch CLB Nhà đầu tư khởi nghiệp công nghệ số; Anh Phạm Kim Hùng - CEO Base.vn (Nền tảng số xuất sắc nhất Việt Nam 2020)
Thưa quý vị! Năm cũ qua đi, năm mới đến, cũng là thời điểm chúng ta thường ngồi lại với nhau để xem trong một năm qua đã làm được những gì? Những mục tiêu đặt ra - thành công hay thất bại? Những cảm xúc vui- buồn, thành công- thất bại, hơn ai hết cộng đồng khởi nghiệp- các bạn trẻ là những người thấu hiểu rõ nhất. Và trong chương trình Ươm mầm khởi nghiệp hôm nay, chúng ta cùng gặp gỡ với một startup- dự án VIG Biopharm, để xem- sau một năm, hành trình khởi nghiệp có gì khó khăn, có gì thuận lợi? Các startup của chúng ta cần gì để tiếp tục phát triển và theo đuổi ước mơ?
Với chủ đề “Thích ứng – Chuyển đổi – Bứt phá”, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia- Techfest Việt Nam, sự kiện thường niên lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam, do Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với các bộ ngành tổ chức, đã thể hiện được tinh thần và nghị lực của cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong thời điểm bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Cũng tại Techfest, Cuộc thi Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp Quốc gia đã tìm ra được ngôi vị quán quân- Nền tảng livestream GoStudio thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ GoStream và startup này sẽ đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi Startup World Cup 2021, cuộc thi mà cách đây 2 năm, lần đầu tiên 1 startup của Việt Nam đã giành được giải Nhất- đó là startup ABIVIN. Và để tiếp bước “đàn anh đi trước”, ghi dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ khởi nghiệp thế giới thì GoStudio nói riêng và các startup Việt nói chung cần phải chuẩn bị những gì? Hành trình vươn ra quốc tế có gì thách thức?
Khách mời: Ông Nguyễn Đình Thắng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam; Ông Vũ Tuấn Nam – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và phát triển công nghệ FSI ; Anh Mai Quang Thịnh – CEO dự án “Xây dựng nền tảng truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ”.
Quý vị đã bao giờ thưởng thức 1 ly trà shan tuyết được chế biến từ những búp chè tươi của rừng chè shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi được trồng trên vùng núi cao hơn 1.300m Đông- Tây Bắc Việt Nam chưa ạ? Nếu đã từng thì hẳn khó mà quên được mùi thơm tinh túy của núi rừng, vị chan chát của nhựa kèm theo vị ngọt hậu đặc trưng. Và chương trình Ươm mầm khởi nghiệp hôm nay, chúng tôi mời quý vị cùng gặp gỡ chị Nguyễn Thị Thắm - Fouder Dự án khởi nghiệp Trà shan tuyết cổ thụ Việt Nam - với thương hiệu SHANAM.