logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Chuyển đổi số nhu cầu tất yếu đưa ngành y tế phát triển (19/05/2024)

Chuyển đổi số nhu cầu tất yếu đưa ngành y tế phát triển
- "Sự sống tái sinh" cho bệnh nhân suy thận tại ĐBSCL

Phẫu thuật, điều trị những dị tật ở trẻ nhỏ (18/5/2024)

Theo ước tính, tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở Việt Nam khoảng 3%, trung bình cứ 100 trẻ sinh ra sẽ có khoảng 3 trẻ bị dị tật. Một thông tin khác từ Cục Dân số, Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng hơn 40.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, tạo gánh nặng tâm lý và áp lực chi phí điều trị cho các gia đình. Nhằm tư vấn người dân biết cách phát hiện sớm và điều trị các dị tật bẩm sinh, bệnh lý thường gặp ở trẻ em và các di chứng sau phẫu thuật, sau chấn thương ở trẻ, trong chương trình hôm nay, chúng tôi mời đến phòng thu PGS.TS.BS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này.

Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh: Góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt (12/05/2024)

- Tăng cường phổ cập thông tin về bệnh tan máu bẩm sinh: Góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt.
- Bệnh viện E thăm khám miễn cho hàng trăm trường hợp bị khe hở môi, vòm miệng.
- Bếp ăn từ thiện ấm lòng bệnh nhân nghèo ở Đăk Lăk.

Ngộ độc thực phẩm liên tục xảy ra: Kiểm soát bằng cách nào? (11/5/2024)

Thời gian gần đây, một số địa phương trong cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn các đồ ăn, thức uống từ các hộ bán hàng nhỏ lẻ, bếp ăn đường phố hay hàng quán trước cổng trường học. Vì sao các vụ ngộ độc lại liên tục xảy ra với quy mô và số người mắc ngày càng gia tăng? Có cách thức nào có thể kiểm soát vấn đề an toàn thực phẩm, ngăn ngừa những vụ việc tương tự? Trong chương trình hôm nay, TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ bàn về nội dung này.

Phòng tránh viêm màng não và nhiều căn bệnh nguy hiểm với trẻ vào mùa hè (05/05/2024)

Thời tiết chuyển mùa Hè, nắng nóng ban ngày và chuyển mưa dông vào chiều tối là môi trường thuận lợi để các loại virus, vi khuẩn phát triển, xâm nhập cơ thể con người, gây bệnh. Dịch bệnh thời điểm này càng có nguy cơ bùng phát nhất là đối với trẻ em, đối tượng có hệ miễn dịch kém. Đặc biệt, thời điểm từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm là cao điểm gia tăng bệnh viêm màng não. Đây là căn bệnh nguy hiểm vì do nhiều loại virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và nguy cơ tử vong cao. Thêm vào đó, năm 2024 lại là năm nằm trong chu kỳ 2-4 năm tăng mạnh của một số bệnh truyền nhiễm. Vì vậy các chuyên gia khuyến cáo với các bệnh có vaccine dự phòng, trẻ cần được tiêm đầy đủ đúng lịch ngay.

Phòng chống đuối nước và ngộ độc thực phẩm ngày hè (4/5/2024)

Thời gian gần đây, các địa phương liên tục ghi nhận các ca tử vong (trong đó hầu hết là trẻ em) do tai nạn đuổi nước. Bên cạnh đó, tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể cũng gia tăng với số người mắc tăng cao. Gần đây nhất là vụ việc khoảng 470 người bị ngộ độc phải nhập viện tại Đồng Nai sau khi sử dụng bánh mỳ tại tiệm bán bánh nhỏ lẻ. Vậy có cách nào để phòng tránh đuối nước và ngộ độc thực phẩm trong ngày hè? Nội dung này sẽ được PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế tư vấn đến quý vị và các bạn trong chương trình này.

Lưu ý sức khỏe khi tham gia các giải chạy (27/4/2024)

Gần đây, các giải chạy bộ không chuyên marathon (hơn 42 km), bán marathon (hơn 21km) liên tục được tổ chức, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới hoạt động thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, có thực tế là các giải chạy hầu hết đều hướng đến ý nghĩa và số lượng người tham gia, chưa quan tâm đến sàng lọc các nguy cơ sức khỏe cho người tham gia nên hầu như mỗi năm lại có ca tử vong đáng tiếc xảy ra. Vậy người dân cần lưu ý gì khi tham gia các giải chạy nói riêng, các hoạt động thể dục thể thao nói chung? PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh; chuyên gia Y học thể thao, dinh dưỡng, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này.

Tránh tâm lý chủ quan với dịch cúm đầu hè (21/04/2024)

- Tránh tâm lý chủ quan với dịch cúm đầu hè
- Phòng ngừa và điều trị cúm A cho trẻ
- Sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế theo hướng có lợi cho người bệnh

Tác hại của thuốc lá điện tử với giới trẻ (20/4/2024)

Thuốc lá điện tử sử dụng một thiết bị mô phỏng có chứa chất lỏng bên trong và dùng điện để đốt cháy chất lỏng đó. Chất lỏng sau khi được đốt cháy sẽ biến thành một luồng khói có hương thơm và có chứa nicotine để người sử dụng hít vào. Nhiều người vẫn lầm tưởng thuốc lá điện tử không gây hại vì khi hút vào không tỏa ra khói hay có chứa mùi khó chịu như hút thuốc lá thông thường. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của sản phẩm này cũng tương đương thuốc lá điếu thông thường.

Rối loạn tâm thần- căn bệnh phổ biến ở xã hội hiện đại (14/04/2024)

- Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm.
- Tiền Giang: Nhiều người dân vùng dịch Cúm A còn chủ quan, lơ là.
- Rối loạn tâm thần- căn bệnh phổ biến ở xã hội hiện đại.

Những điều cần lưu ý về bệnh dịch mùa hè (13/4/2024)

Thời tiết bước vào mùa nắng nóng kéo theo việc gia tăng số bệnh nhân nhập viện vì mắc các bệnh lý về hô hấp, cảm sốt, bệnh mạn tính... Bên cạnh đó, cả nước ghi nhận hơn 10 nghìn ca mắc tay chân miệng, 15 nghìn ca sốt xuất huyết, các địa phương ghi nhận các ca sởi, ho gà. Đặc biệt, đầu tháng 4 đã ghi nhận 1 ca cúm A/H9N2 tại tỉnh Tiền Giang. Trước đó, một bệnh nhân nam đã từ vong do cúm A/H5N1 tại tỉnh Khánh Hòa. Các chuyên gia dự báo, dịch bệnh mùa hè còn diễn biến hết sức phức tạp. Để phòng ngừa các bệnh lý này, người dân cần lưu ý gì? Đây cũng là nội dung chúng tôi trao đổi với BS Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Các phương pháp hiện đại điều trị bệnh lý gan mật (6/4/2024)

Tỷ lệ mắc các bệnh lý về gan mật ở Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng, khi tình trạng lạm dụng rượu bia, tự ý dùng thuốc các loại, viêm gan virus B, C, thực phẩm bẩn, hóa chất gây tổn thương tế bào gan. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam có gần 8 triệu người mắc viêm gan B mạn tính, hơn 13 nghìn người bị xơ gan, gần 6 nghìn người bị ung thư tế bào gan và hơn 6.4 nghìn người tử vong mỗi năm do các bệnh lý về gan gây nên. Vậy đang có những phương pháp điều trị hiện đại nào dành cho bệnh nhân gan mật, để tìm hiểu về nội dung này, trong chương trình hôm nay, chúng tôi mời Thầy thuốc nhân dân, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức tư vấn đến quý vị và các bạn nội dung này. Mời quý vị và các bạn cùng nghe

Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H5N1 (31/03/2024)

- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H5N1.
- Hỗ trợ hành vi tích cực cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ.

Vì sao người mắc bệnh lý sỏi thận ngày càng tăng ? (30/3/2024)

Với ước tính khoảng 8 đến 11 triệu người mắc sỏi thận, Việt Nam là nước nằm trong vành đai sỏi của thế giới. Khi bị sỏi thận, người dân cần làm gì để sỏi không tái phát, gây biến chứng nguy hiểm?

Đẩy mạnh tuyên truyền đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội (24/03/2024)

- Đẩy mạnh tuyên truyền đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội
- Cần làm gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội
- Ba lĩnh vực cần ưu tiên để Việt Nam chấm dứt bệnh lao năm 2035

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h50-05h59 Quảng cáo
06h28-06h30 Quảng cáo
9h15-10h00 Đối thoại
11h05-11h10 Quảng cáo
11h50-11h59 Quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h00-13h30 CLB âm nhạc
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 A lô, VOV1
17h59-18h00 Báo giờ
18h57-19h00 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
23h30-24h00 Nhịp sống
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: