logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Ông Lula da Silva trở lại ghế Tổng thống Braxin sau hơn 1 thập niên (01/11/2022)

Theo kết quả kiểm phiếu chính thức trong cuộc đua vào ghế Tổng thống Bra-xin, cựu Tổng thống nước này, ông Lu-la đa Xin-va đã giành được 50,8% phiếu bầu, vượt qua Tổng thống đương nhiệm Bôn-sô-na-rô với số phiếu tương ứng là 49,2%. Với kết quả này, ông Lu-la đa Xin-va sẽ nhậm chức vào ngày 1/1 năm tới. Ông Lu-la đa Xin-va là gương mặt quen thuộc trên chính trường Bra-xin khi ông đã nắm giữ cương vị Tổng thống trong hai nhiệm kỳ từ năm 2003-2010 – giai đoạn mà ông được người dân tín nhiệm bởi những thành tựu kinh tế ấn tượng. Nhưng lần trở lại này sau hơn 10 năm, ông Lu-la đa Xin-va phải đối diện với tình hình rất khác, khi Bra-xin vừa trải qua 4 năm đầy biến động dưới thời của chính quyền cánh hữu cũng như tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội do dịch Covid-19 gây ra.

Thỏa thuận ngũ cốc giữa Nga và Ucraina liệu có chết yểu? (31/10/2022)

Nga vừa tuyên bố ngừng thực hiện thỏa thuận ngũ cốc giữa nước này với Ucraina. Thỏa thuận này đạt được hồi tháng 7 năm nay, với sự trung gian của Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, nhằm giải phóng xuất khẩu nông sản qua Biển Đen từ Nga và Ucraina, vốn bị ngưng trệ do cuộc xung đột giữa 2 bên. Vì sao Nga dừng thực thi thỏa thuận ngũ cốc và điều này sẽ dẫn tới những hệ lụy như thế nào? PV Anh Tú, thường trú tại Nga phân tích vấn đề này.

Cảnh báo về sự trở lại của IS (28/10/2022)

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vừa lên tiếng nhận trách nhiệm đã thực hiện cuộc tấn công nhằm vào một đền thờ Hồi giáo ở Iran hôm 26/10 khiến ít nhất 15 người thiệt mạng. Sau 4 năm kể từ ngày Mỹ tuyên bố chiến thắng trước IS, việc tổ chức khủng bố này nhận trách nhiệm thực hiện một vụ tấn công gây thương vong lớn đang khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ IS có thể quay trở lại sau một thời gian củng cố lực lượng.
Trên thực tế, trước khi IS nhận trách nhiệm về vụ tấn công tại Iran, Liên hợp quốc từng có báo cáo về việc IS đang từng bước mở rộng hoạt động tại hơn 20 quốc gia châu Phi, từ đó hình thành cứ điểm mới của một “Nhà nước Hồi giáo” trong tương lai mà IS đang hướng tới. Điều quan trọng mà Liên hợp quốc chỉ ra là các quốc gia dường như chưa quan tâm đầy đủ trong việc ứng phó với IS ngay từ khi tổ chức khủng bố này manh nha trở lại, trong khi các chuyên gia cảnh báo “mọi sự tự mãn luôn là thiếu khôn ngoan”. Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông và Châu Phi sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này.

EU tăng tốc hợp tác khu vực Trung Á cạnh tranh với Nga - Trung Quốc (27/10/2022)

Theo giới quan sát châu Âu, kể từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine, đang có những dấu hiệu cho thấy Liên minh châu Âu (EU) hướng sự quan tâm đặc biệt đến khu vực Trung Á. Theo đó, giới chức hàng đầu EU thời gian qua liên tục có các cuộc tiếp xúc, hội đàm và hiện cũng đang có chuyến công du đến các nước trong khu vực như Kazakhstan hay Uzbekistan. Vốn được coi là “sân sau” của Nga và đối tác hàng đầu trong Sáng kiến Vành đai-Con đường của Trung Quốc. Khu vực Trung Á đang ngày càng khẳng định vị thế địa chiến lược - đặc biệt khi cuộc khủng hoảng Ucraina đang tác động mạnh mẽ, làm thay đổi cục diện các mối quan hệ địa chính trị trên toàn cầu. Vì thế, cũng không khó hiểu khi châu Âu đang nỗ lực “xích lại gần hơn” với khu vực này.

Hungary cứng rắn với EU liên quan đến lệnh trừng phạt Nga (26/10/2022)

Trong một động thái mới nhất, chính phủ Hungary cho biết, nước này sẽ tiếp tục phủ quyết bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Liên minh châu Âu (EU) đối với khí đốt của Nga, nếu điều này ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt cho các công ty của Hungary. Hungary cho biết, nước này không ủng hộ các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga, vì chúng không góp phần giải quyết tình hình ở Ukraine và chỉ gây tổn hại cho chính các nước châu Âu.
- Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, cho đến nay, EU đã tiến hành 8 gói trừng phạt đối với Nga, bất chấp cuộc khủng hoảng năng lượng đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ châu Âu. Hiện, Hungary là thành viên chỉ trích mạnh mẽ nhất các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Chính phủ Hungary đang tính toán điều gì khi có những động thái cứng rắn này? Thế khó của Hungary trong mối quan hệ giữa EU và Nga là gì? Ngay bây giờ mời quý vị và các bạn cùng BTV Quỳnh Hoa và phóng viên Hải Đăng, thường trú Đài TNVN tại Séc, theo dõi khu vực Đông Âu phân tích câu chuyện này.

Những thách thức lớn chưa từng có với chính phủ mới của Anh (25/10/2022)

Như vậy là chỉ chưa đầy 2 tháng, nước Anh đã có thủ tướng thứ 3. Cựu Bộ trưởng tài chính Rishi Sunak đã nhận được sự ủng hộ của các nghị sĩ đảng Bảo thủ để trở thành tân Thủ tướng Anh, thay thế bà Lít Trút đã quyết định từ chức hôm 20-10 do những sai lầm trong chương trình kinh tế gây xáo trộn thị trường tài chính. Ông Rishi Sunak, 42 tuổi là cựu Bộ trưởng Tài chính Anh và từng là đối thủ chính của bà Liz Truss trong cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ hồi tháng 8 vừa qua. Là chính trị gia có quan điểm kinh tế và chính trị khác biệt so với 2 người tiền nhiệm là Liz Truss và ông Boris Johnson, ông Rishi Sunak sẽ dành những ưu tiên gì trong chương trình nghị sự để đưa nước Anh thoát khỏi những bất ổn về kinh tế và chính trị hiện nay?

Bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 tại Mỹ vào chặng nước rút (24/10/2022)

Chính trường Mỹ đang nóng lên khi chỉ còn hai tuần nữa là tới cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay. Ngoài cuộc đua vào lưỡng viện Quốc hội khóa 118, cuộc bầu cử còn bầu lại hàng loạt vị trí thống đốc tiểu bang và chính quyền địa phương. Trong tuần này, cử tri tại một số bang ở Mỹ có thể được bỏ phiếu sớm.
- Dù tên của Tổng thống Joe Biden không có trên bất kỳ lá phiếu nào, song cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ được coi như một cuộc trưng cầu ý dân toàn liên bang đối với kết quả điều hành chính phủ của ông Biden nói riêng, đảng Dân chủ nói chung, trong gần 2 năm qua. Kết quả bầu cử cũng sẽ phát đi tín hiệu về đường lối chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ trong ít nhất 2 năm tới. Vậy cử tri Mỹ chờ đợi gì ở cuộc đua gay cấn này và những kịch bản nào có thể xảy ra trên chính trường Mỹ? Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ phân tích vấn đề này.

Sóng gió trên chính trường Anh sau khi Thủ tướng Liz Truss tuyên bố từ chức (21/10/2022)

Sau nhiều ngày căng thẳng trên chính trường với nhiều áp lực, Thủ tướng Anh Liz Truss đã tuyên bố từ chức, chỉ sau 45 ngày đảm nhiệm chức vụ, trở thành vị Thủ tướng tại vị trong thời gian ngắn nhất trong lịch sử vương quốc Anh. Bà thừa nhận không thể thực hiện những lời hứa khi tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ và đã đánh mất sự tín nhiệm của đảng dành cho bà.
Chỉ trong sáu tuần, các chính sách kinh tế của bà Liz Truss đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính, khiến Ngân hàng Trung ương Anh phải lập tức can thiệp. Bên cạnh đó, nhiều kế hoạch trong chính sách này cũng đã bị đảo ngược. Chính trường Anh trong những ngày tới sẽ ra sao? Những ứng cử viên nào có thể được lựa chọn? PV Quang Dũng – thường trú Đài TNVN tại Pháp, theo dõi khu vực Tây Âu phân tích vấn đề này.

Ngỏ ý muốn gia nhập nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS, Saudi Arabia muốn gửi thông điệp gì đến Mỹ (20/10/2022)

Vừa trở về sau chuyến thăm Saudi Arabia, Tổng thống Nam Phi Ra-ma-phô-sa cho biết, Saudi Arabia bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (gọi tắt là BRICS) gồm 5 nước: Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây được cho là nằm trong lộ trình mở rộng liên minh kinh tế vốn thành lập từ năm 2009. Tuy nhiên, là đồng minh thân thiết của Mỹ, Saudi Arabia muốn gửi thông điệp gì khi ngỏ ý tham gia một cơ chế vốn là “sân chơi” của Nga và Trung Quốc? Động thái này liệu có khiến mối quan hệ Mỹ - Saudi Arabia rơi vào khủng hoảng, sau khi nước này và nhóm OPEC+ mới đây bất chấp lời kêu gọi của Mỹ đã cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu.

Phương Tây cứng rắn với Iran - Tương lai nào cho thỏa thuận hạt nhân Iran? (19/10/2022)

Liên minh châu Âu (EU) vừa áp đặt lệnh trừng phạt mới với 11 cá nhân và 4 thực thể Iran. Đáng chú ý trong số những thực thể thuộc diện trừng phạt có Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran và đơn vị an ninh mạng.
Trong khi đó, phía Iran cho rằng, đây là hành động “thiếu tính xây dựng và phi lý” của EU và nước này sẽ có phản ứng “ngay lập tức” đối với những quyết định và hành động của EU. Vậy những động thái cứng rắn của phương Tây đối với Iran thời gian qua, có ảnh hưởng ra sao tới cục diện đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận Iran mà dư luận đang mong chờ? Đại sứ Nguyễn Quang Khai, chuyên gia phân tích vấn đề quốc tế làm rõ hơn câu chuyện này.

Những đề xuất chiến lược mới tại Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 (17/10/2022)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khai mạc với sự tham dự của gần 2.300 đại biểu đại diện cho hơn 96 triệu đảng viên. Đây là sự kiện rất quan trọng nhằm xác định nhiệm vụ chiến lược của Trung Quốc trong 5 năm tới và xa hơn nữa, hướng tới mục tiêu “xây dựng toàn diện đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và phục hưng dân tộc”.
Giới phân tích cho rằng, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ nhắc lại triết lý quản lý lấy người dân làm trung tâm và sự cần thiết phải kiên định với chủ nghĩa xã hội đặc sắc của Trung Quốc, đồng thời nêu bật sự cần thiết phải phối hợp giữa hai yếu tố phát triển và an ninh trong bối cảnh mới, cải cách và mở cửa Trung Quốc trước những rủi ro và thách thức từ bên ngoài. Đại hội Đảng CS Trung Quốc cũng có thể chứng kiến sự thay đổi về giới lãnh đạo chủ chốt trong cơ cấu quyền lực của Trung Quốc với việc bổ nhiệm những nhân vật có tác động đến chính sách kinh tế, ngoại giao, an ninh và xã hội trong ít nhất 5 năm tiếp theo. Phóng viên Bích Thuận, thường trú Đài TNVN tại Bắc Kinh (Trung Quốc) phân tích nội dung này.

Nga, Trung Quốc được xác định như thế nào trong Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ? (14/10/2022)

Nhà Trắng (Mỹ) mới công bố Chiến lược an ninh quốc gia mới – tài liệu được cho là cung cấp cái nhìn sâu sắc nhất về thế giới quan của chính quyền Tổng thống Joe Biden cho đến nay. Bản chiến lược 48 trang này xác định một loạt thách thức mà nước Mỹ phải đối mặt cũng như hướng giải quyết các thách thức đó. Thông thường chiến lược an ninh quốc gia Mỹ là sự kết hợp của sự định hướng, báo hiệu ý định cho các đồng minh và đối thủ về chính sách của Mỹ. Một trong những nội dung nổi bật của Chiến lược an ninh vừa công bố nêu rõ rằng, “Mỹ sẽ cạnh tranh hiệu quả với Trung Quốc, đối thủ duy nhất có ý định và khả năng tái định hình trật tự quốc tế, đồng thời kiềm chế Nga”.

Vai trò trung gian hòa giải giữa Nga-Ucraina của Thổ Nhĩ Kỳ (13/10/2022)

Trong tuyên bố mới nhất, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định sẽ tiếp tục phát huy vai trò trung gian hòa giải trong xung đột Nga-Ucraina tại cuộc gặp với Tổng thống Nga Pu-tin, dự kiến diễn ra ngày hôm nay (13/10) tại A-xta-na, Kazakhstan. Và rằng, Tổng thống Tayyip Erdogann là nhà lãnh đạo duy nhất hiện nay có thể đưa ông Putin và Tổng thống Ucraina Zelensky ngồi vào bàn đàm phán.
Không phải đến bây giờ, Thổ Nhĩ Kỳ mới thúc đẩy vai trò trung gian hòa giải giữa Nga và Ucraina. Thực tế, An-ka-ra cùng Liên hợp quốc đã kết nối thành công giúp Nga và Ucraina đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ucraina qua biển Đen, góp phần giải quyết mối đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Với mối quan hệ tốt và cách tiếp cận khéo léo, liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp tục phát huy vai trò trung gian hòa giải, hướng tới “mục tiêu lớn hòa bình” khi tình hình thực địa vẫn chưa hạ nhiệt?

Biên giới Ucraina – Bê-la-rút leo thang căng thẳng, chiến sự ở Ucraina ngày càng phức tạp (12/10/2022)

Khu vực biên giới Ucraina-Belarut những ngày qua chứng kiến nhiều hoạt động quân sự làm gia tăng căng thẳng. Phía Belarut cáo buộc Ucraina lên kế hoạch thực hiện các cuộc tấn công trên lãnh thổ của nước này khi hầu hết các cây cầu biên giới đã bị phá huỷ, các tuyến đường sắt và đường ô tô bị cài mìn hoàn toàn.
Mặc dù Đại sứ Ucraina tại Bê-la-rút đã bị triệu tập đến Bộ Ngoại giao Bê-la-rút nhận công hàm phản đối chính thức, nhưng phía Ucraina cho biết, họ kiên quyết bác bỏ cáo buộc, đồng thời cho rằng, đây có thể là một phần trong kế hoạch của Nga nhằm khiêu khích và đổ lỗi cho Ucraina. Vậy đâu là nguyên nhân khiến khu vực biên giới giữa Ucraina và Bê-la-rút lại gia tăng căng thẳng như vậy? Những diễn biến này tác động ra sao tới xung đột Nga-Ucraina đang ngày càng phức tạp? Phóng viên Anh Tú, thường trú Đài TNVN tại Nga phân tích rõ hơn vấn đề này.

Mỹ - Taliban bất đồng về chống khủng bố (11/10/2022)

Các quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ vừa có cuộc gặp với phái đoàn Taliban tại thủ đô Doha, Cata. Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa hai bên sau hơn 2 tháng xảy ra vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ, tiêu diệt thủ lĩnh Anqueda trên lãnh thổ Afghanistan. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ và Phó Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA), còn dẫn đầu phái đoàn Taliban là người đứng đầu Cơ quan tình báo. Sự xuất hiện của các quan chức tình báo cấp cao của cả hai bên cho thấy mức độ quan trọng của vấn đề chống khủng bố - mối quan tâm chung nhưng lại có nhiều bất đồng giữa Mỹ và Taliban kể từ khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: