logovov
BAN THỜI SỰ VOV1

Bạo lực Jerusalem thách thức chính phủ liên minh Israel (19/4/2022)

Trong bối cảnh các vụ đụng độ và bạo lực tại Jerusalem tiếp diễn khiến hàng trăm người thương vong, đảng Hồi giáo Ra-am tại Israel đã đổ lỗi và tuyên bố đình chỉ vai trò của đảng này trong chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Náp-ta-li Ben-nét. Động thái này đang đặt liên minh cầm quyền tại Israel trước nguy cơ rạn nứt. Những thách thức nào đang đặt ra với chính phủ liên hiệp tại israel? Những biến động trên chính trường Israel sẽ tác động như thế nào đến những xung đột hiện nay tại Jerusalem cũng như quan hệ giữa Israel và thế giới Ả-rập?

Căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên (18/4/2022)

Cuối tuần qua, bán đảo Triều Tiên nóng trở lại với các vụ bắn thử vật thể mà phía Hàn Quốc cho biết nhiều khả năng là tên lửa ra vùng biển phía Đông nước này. Vụ phóng được thực hiện vào dịp nhân kỷ niệm lần thứ 110 ngày sinh của Chủ tịch Kim Nhật Thành (ngày 15/4), và trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ đang chuẩn bị khởi động cuộc tập trận mùa Xuân thường niên từ ngày hôm nay (18/4). Phía Triều Tiên thường chỉ trích các cuộc tập trận này là một cuộc tập dượt cho chiến tranh xâm lược Triều Tiên.
Trong bối cảnh các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên bị đình trệ, các vụ phóng thử tên lửa gần đây của Triều Tiên cũng như việc Mỹ và Hàn Quốc khởi động cuộc tập trận mùa Xuân đang đẩy bán đảo Triều Tiên trước những làn ranh mới. Để có cái nhìn rõ hơn về tình trạng gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, phóng viên Bùi Hùng, thường trú Đài TNVN tại Nhật Bản, theo dõi khu vực Đông Bắc Á phân tích vấn đề này.

Tranh luận tại Phần Lan và Thụy Điển về việc gia nhập NATO (15/4/2022)

Thủ tướng Phần Lan và người đồng cấp Thụy Điển vừa có cuộc gặp quan trọng ở Stokhom để thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine đã thúc đẩy cả hai nước đánh giá lại quan điểm trung lập truyền thống kéo dài suốt Chiến tranh Lạnh để gia nhập NATO.
Mặc dù Thụy Điển và Phần Lan dự kiến thời gian khác nhau về kế hoạch nộp đơn xin gia nhập NATO, nhưng theo giới phân tích, việc 2 nước này trở thành thành viên của liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này đang dần trở thành hiện thực, do lo ngại kịch bản giống như Ucraina khi không có một cơ chế đảm bảo an ninh vững chắc. Tuy nhiên, bước đi này có thể khiến cấu trúc an ninh ở khu vực thêm phức tạp khi Nga tuyên bố sẽ tìm cách “tái cân bằng tình thế”. PV Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.

Srilanca tuyên bố vỡ nợ và tác động khu vực (14/4/2022)

Chính phủ Sri Lanka vừa thông báo tạm dừng thanh toán 51 tỷ USD nợ nước ngoài của nước này do không thể trả nợ. Nghĩa là quốc gia Nam Á này lâm vào tình cảnh vỡ nợ, kinh tế suy thoái trầm trọng và nguy cơ bất ổn cận kề. Trong một động thái mới nhất, chính phủ Srilanka đã phải xin Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Trung Quốc cứu trợ. Điều đáng nói là Srilanka, quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai Con đường, nổi lên như một điểm nóng địa chính trị mới ở Nam Á- nhờ nhận được rất nhiều các khoản tài trợ, nhưng rốt cuộc vẫn lâm vào tình cảnh này. Giới phân tích nhận định: suy thoái kinh tế và vỡ nợ không chỉ đẩy Srilanka đứng trước nguy cơ bất ổn chính trị mà còn có thể tác động xấu tới địa chính trị khu vực.

Các nguy cơ từ cuộc khủng hoảng chính trị Pakistan (13/4/2022)

Pakistan vừa có Thủ tướng mới là ông Shehbaz Sharif (lãnh đạo đảng đối lập) sau khi Thủ tướng Imran Khan bất ngờ bị bãi nhiệm. Đã có biểu tình phản đối và ủng hộ trước diễn biến chính trị “chóng vánh” tại Pakistan; cho thấy sự chia rẽ trong xã hội giữa lúc nền kinh tế nước này đang hỗn loạn, lạm phát tăng cao, đồng nội tệ liên tục mất giá trong nhiều tháng qua... Những căng thẳng chính trị ở Pakistan được cho vẫn chưa dừng lại, đặt ra nhiều thách thức với quốc gia Nam Á này. Bên cạnh đó, do Pakistan nằm ở vị trí chiến lược quan trọng giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Afghanistan, bất cứ sự thay đổi nào ở quốc gia này cũng thu hút sự quan tâm của các nước có ảnh hưởng ở khu vực, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại. Để tìm hiểu rõ hơn các nguy cơ từ cuộc khủng hoảng chính trị Pakistan.

Triển vọng tháo gỡ căng thẳng Mỹ và Ấn Độ liên quan thương vụ dầu Ấn - Nga (12/4/2022)

Mối quan hệ giữa hai đồng minh Mỹ - Ấn Độ thời gian qua đang vấp phải không ít mâu thuẫn, khi New Deli triển khai chính sách cân bằng, trung lập trong vấn đề Ucraina. Dù đã có một số điều chỉnh trong quan điểm về cuộc xung đột này, tuy nhiên, Ấn Độ vẫn không áp đặt các lệnh trừng phạt Nga, thậm chí “phớt lờ” sức ép của Mỹ để tiếp tục mua số lượng lớn dầu thô của Nga.
Trong bối cảnh như vậy, liệu cuộc điện đàm trực tuyến mới nhất giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Na-ren-đra Mô-đi có mang lại những tín hiệu tích cực nhằm tháo gỡ khúc mắc giữa hai bên trước thềm cuộc họp “Mỹ - Ấn 2+2” sắp tới? Phóng viên Phạm Huân - Thường trú tại Mỹ và Phan Tùng - Thường trú tại Ấn Độ làm rõ hơn vấn đề này.

Kết quả vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp (11/4/2022)

Dư luận quốc tế đang đổ dồn sự chú ý vào nước Pháp khi vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp vừa kết thúc vào tối muộn hôm qua (tức rạng sáng nay 11/4 theo giờ Việt Nam). Đáng chú ý là, dù Tổng thống đương nhiệm Macron đang dẫn đầu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm nay, nhưng ứng cử viên của phe cực hữu bà Le Pen đã rút ngắn khoảng cách, với tỷ lệ khá sít sao.
Việc ông Macron và bà Le Pen bước vào vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống năm nay đã tái hiện lại kịch bản cuộc bầu cử Tổng thống Pháp cách đây 5 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ đối với bà Le Pen trong chặng nước rút bất ngờ tăng lên nhanh chóng, dự báo ứng cử viên của đảng Cực hữu có thể sẽ là một ẩn số khó dự đoán trong vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp. Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích vấn đề này.

Bầu cử Tổng thống Pháp trước giờ G (8/4/2022)

Chỉ còn hai ngày nữa, gần 50 triệu cử tri Pháp sẽ tham gia cuộc bầu cử tổng thống ở nước này. Hội đồng Hiến pháp của Pháp đã xác nhận quyền ứng cử của 12 người, trong số đó có Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron; đại diện Đảng cực hữu “Tập hợp Quốc gia”, bà Marine Le Pen. Nếu không có ứng cử viên nào giành được đa số phiếu tuyệt đối trong vòng bầu cử đầu tiên vào ngày 10/4 tới, hai ứng cử viên nhận được số phiếu cao nhất sẽ tiếp tục tiến vào vòng bầu cử thứ hai diễn ra vào ngày 24/4.
Cho đến thời điểm này, công tác hậu cần chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Pháp cơ bản đã hoàn tất. Trước đó, Bộ Nội vụ Pháp đã công bố các quy định y tế tại các điểm bỏ phiếu nhằm tạo thuận lợi cho các cử tri tới các điểm bỏ phiếu. Theo kết quả của các cuộc thăm dò dư luận gần đây, Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron đang nhận được sự ủng hộ cao của người dân và hiện là ứng cử hàng đầu cho cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm nay. Tuy nhiên, khoảng cách giữa ứng cử viên Emmanuel Macron và bà Le Pen đang bị thu hẹp mạnh khi cuộc bầu cử ngày càng đến gần, báo trước một cuộc chạy đua quyết liệt có thể xảy ra giữa hai nhân vật này. Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay liệu sẽ có những bất ngờ và người dân Pháp kỳ vọng gì vào cuộc bầu cử lần này? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích rõ hơn vấn đề này.

Liên minh AUKUS hợp tác phát triển vũ khí siêu thanh làm "nóng" cuộc chạy đua vũ trang mới” (07/4/2022)

Nhiều nước phương Tây quyết định tăng ngân sách và chi tiêu quốc phòng, trong đó dành một phần không nhỏ cho việc hiện đại hóa các loại vũ khí tối tân. Vũ khí siêu thanh đang là trung tâm của cuộc cạnh tranh giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc. Nhiều nước tiên tiến khác cũng bắt đầu chạy đua nghiên cứu công nghệ này. Trong một bước đi mới nhất, Mỹ, Anh và Australia đã cam kết hợp tác phát triển tên lửa siêu thanh như một phần của hiệp ước an ninh giữa ba nước (còn gọi là AUKUS) được công bố vào năm ngoái. Bước đi này của cơ chế an ninh AUKUS được cho là sẽ “đốt nóng” cuộc chạy đua vũ trang mới và biến tên lửa siêu thanh trở thành một công cụ răn đe quan trọng giữa các cường quốc.

Châu Âu còn “lá bài kinh tế” nào với Nga? (6/4/2022)

Sau rất nhiều cuộc gặp của lãnh đạo, giới chức an ninh, quốc phòng, hôm qua, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính các nước Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục họp bàn các giải pháp xử lý mối quan hệ với Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ucraina.
Về nguyên tắc, châu Âu khá đồng thuận trong việc đưa ra quan điểm cứng rắn với Nga, liên tiếp đưa ra các gói trừng phạt kinh tế đối với quốc gia này. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, các biện pháp mà châu Âu đưa ra đến nay chưa đủ sức nặng khi châu Âu vẫn luôn né tránh một lĩnh vực quan trọng nhất là lĩnh vực năng lượng của Nga. Một khi chưa thể tìm được lời giải cho sự phụ thuộc năng lượng của Nga, liệu các Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế EU có thể tìm ra “lá bài kinh tế” phù hợp để gây sức ép với Nga? Phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích rõ hơn vấn đề này.

Nhiệm kỳ thứ tư và những thách thức của Thủ tướng Hungary (5/4/2022)

Theo kết quả kiểm đếm hơn 99% phiếu bầu, đảng Fidesz của Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra để bầu Quốc hội khóa mới. Kết quả này đồng nghĩa với việc ông Orban sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp kể từ năm 2010 đến nay. Điều gì đã làm nên chiến thắng áp đảo của Thủ tướng Orban, trong bối cảnh các cuộc thăm dò trước bầu cử đều cho thấy khoảng cách khá sít sao giữa các đảng? Nhiệm kỳ thứ 4 của nhà lãnh đạo kỳ cựu dự báo sẽ có những chính sách đối nội, đối ngoại nào nổi bật, đặc biệt là khi Hungary thời gian qua vẫn đang bị giằng co giữa một bên là Nga - một bên là phương Tây? Phóng viên Hải Đăng - Phóng viên thường trú Đài TNVN tại Cộng hòa Séc theo dõi khu vực Đông Âu phân tích rõ hơn vấn đề này.

Những nguy cơ an ninh đối với bán đảo Triều Tiên sau hàng loạt diễn biến “nóng” gần đây (04/4/2022)

Hôm qua 03/4, bà Kim Yo-jong - em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong nn đã lên tiếng chỉ trích bình luận mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook về năng lực của Seoul trong tấn công phủ đầu Bình Nhưỡng. Các cuộc khẩu chiến kiểu này khiến cho tình hình bán đảo Triều Tiên tăng nhiệt, nhất là trong bối cảnh các đòn trừng phạt nhằm vào Triều Tiên đang gia tăng và Mỹ- Hàn cũng rục rịch các cuộc tập trận chung vào tháng này.

Quan hệ với Nga phủ bóng thượng đỉnh EU - Trung Quốc (01/4/2022)

Sau một thời gian trì hoãn, dự kiến hôm nay (1/4), giới chức lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh theo hình thức trực tuyến. Diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc - EU đang rạn nứt vì một loạt mâu thuẫn về ngoại giao, địa chính trị và thương mại, hội nghị lần này được đánh giá là một “phép thử” nữa cho mối quan hệ hai bên, khi châu Âu không hài lòng và muốn gây sức ép buộc Bắc Kinh phải có quan điểm rõ ràng cho vấn đề Ucraina và quan hệ với Nga. Liệu Trung Quốc sẽ xử lý ra sao giữa một bên là Nga, một bên là Liên minh châu Âu - đều là các đối tác hàng đầu? Trong khi đó, những tính toán của giới chức châu Âu sẽ là gì để có thể khiến Bắc Kinh buộc phải “thuận chiều”?

Xung đột Nga- Ukraine: “Phép thử” với chính sách trung lập của Ấn Độ (31/3/2022)

Trong lúc nhiều nỗ lực ngoại giao đang được triển khai nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga – Ukraine, một điểm đến được đặc biệt chú ý trong thời gian gần đây là Ấn Độ. Trong tuần này, Ấn Độ liên tục tiếp đón các nhà ngoại giao, các cố vấn an ninh của nhiều nước. Dự kiến, Ngoại trưởng Anh và Phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ sẽ có mặt tại Delhi vào hôm nay và ngày mai sẽ là chuyến thăm của Ngoại trưởng Nga Sergey Viktorovich Lavrov. Trước đó, hàng loạt cuộc điện đàm của lãnh đạo các nước Mỹ, Nhật Bản với Ấn Độ cũng đã diễn ra và đều xoay quanh cuộc xung đột Nga – Ukraine hiện nay. Có ý kiến cho rằng, với lập trường trung lập như hiện nay, Ấn Độ đối mặt với một “sức nóng” ngoại giao. Quốc gia Nam Á này sẽ làm gì để giữ vững lập trường trung lập, không gây “mất lòng” với bất kỳ bên đối tác nào trong khi không ảnh hưởng đến lợi ích của New Dehli?

Thỏa thuận an ninh Trung Quốc – Solomon gây lo ngại trong khu vực (30/03/2022)

Sau một thời gian xuất hiện nhiều đồn đoán, Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare mới đây đã xác nhận quốc gia này đang đàm phán một thỏa thuận an ninh với Trung Quốc – thỏa thuận có thể cho phép Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở đảo quốc nam Thái Bình Dương này. Tuy nhiên, ông Sogavare không tiết lộ chi tiết nội dung của thỏa thuận.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

5h20-5h50 Mùa vàng
5h50-5h59 Quảng cáo
5h59-6h00 Báo giờ
06h28-6h30 Quảng cáo
08h35-8h40 Quảng cáo
9h35-9h40 Quảng cáo
9h55-10h00 Quảng cáo
10h00-10h05 Bản tin TS
10h05-10h10 Quảng cáo
10h25-10h30 Quảng cáo
11h05-11h10 Quảng cáo
11h54-11h59 quảng cáo
11h59-12h00 Báo giờ
12h57-13h00 Quảng cáo
13h20-13h25 Quảng cáo
13h05-13h20 Mùa vàng (PL)
13h40-13h45 Quảng cáo
14h00-14h05 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h55-16h00 Quảng cáo
17h50-17h59 Quảng cáo
17h55-17h59 Quảng cáo
18h57-19h00 Quảng cáo
19h05-19h10 Quảng cáo
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
22h00-23h00 Thức cùng VOV
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: